Vietnamese Large Print

Đạo Luật Liên Bang về Quyền Hạn của Người
Lưu Trú
Ở CÁC CƠ SỞ ĐIỀU DƯỠNG CHUYÊN MÔN HAY CƠ SỞ
ĐIỀU DƯỠNG ĐÃ ĐƯỢC MEDICARE/MEDICAID CHỨNG
NHẬN
Mọi người lưu trú trong cơ sở chăm sóc dài hạn đều có
những quyền riêng được bảo đảm theo luật Liên Bang và
Tiểu Bang. Các quyền hạn này có trong luật Liên Bang và
áp dụng cho cư dân của những cơ sở đã được chứng
nhận theo chương trình Medicaid hoặc Medicare.
Không một cơ sở nào 1 được phép đòi hỏi người lưu trú
phải khước từ những quyền hạn này mới được thâu nhận
hoặc cho tiếp tục ngụ lại đây.
Quyền Hạn của Người Lưu Trú
Người lưu trú có quyền ngụ cư tử tế, tự quyết, giao tiếp
với người khác và sử dụng dịch vụ bên trong và bên ngoài
Trong tài liệu này, thuật ngữ “cơ sở” nhắc đến cơ sở
điều dưỡng chuyên môn hay cơ sở điều dưỡng đã được
chứng nhận.
1
ĐẠO LUẬT LIÊN BANG VỀ QUYỀN HẠN
cơ sở. Cơ sở phải bảo vệ và tôn vinh quyền hạn của mỗi
người lưu trú, kể cả từng mục sau đây:
Vận Dụng Quyền Hạn
1. Người lưu trú có quyền vận dụng quyền hạn của mình
trên tư cách cá nhân lưu ngụ ở cơ sở và công dân hoặc
cư dân của Hoa Kỳ.
2. Cơ sở không được phép can thiệp, cưỡng ép, kỳ thị và
trả đũa nếu người lưu trú vận dụng quyền hạn của bản
thân.
3. Nếu tòa án có đủ pháp quyền xét thấy người lưu trú
không đủ khả năng lấy quyết định, thì người được chỉ
định đại diện cho cư dân đó (theo luật tiểu bang) sẽ vận
dụng quyền hạn tương ứng.
4. Nếu không có phán xử từ tòa án tiểu bang là người lưu
trú bị mất khả năng quyết định, thì mọi đại diện hợp
pháp - được chỉ định đúng theo luật tiểu bang - đều có
thể vận dụng quyền hạn của người lưu trú trong chừng
mực được luật đó cho phép.
Xem Lại Hồ Sơ
1. Khi đã yêu cầu bằng lời nói hoặc văn bản thì người lưu
trú (hay đại diện hợp pháp của mình) có quyền lấy xem
mọi hồ sơ liên quan - kể cả hồ sơ y tế hiện hành - nội
2
ĐẠO LUẬT LIÊN BANG VỀ QUYỀN HẠN
trong 24 giờ (không kể những ngày cuối tuần và ngày
lễ); và
2. Sau khi nhận hồ sơ của mình để kiểm xét: họ (có
quyền) lấy bản sao hồ sơ - hoặc bất cứ phần nào trong
đó - với chi phí không vượt quá giá sao y tiêu chuẩn tại
cộng đồng, nếu yêu cầu và báo cho cơ sở biết trước (2
ngày làm việc).
Hiểu Biết về Tình Trạng Y Tế
1. Người lưu trú có quyền được thông báo đầy đủ (bằng
ngôn ngữ dễ hiểu) về tình hình sức khỏe tổng quát của
mình, kể cả - nhưng không giới hạn về - bệnh trạng.
2. Người lưu trú có quyền được thông báo đầy đủ từ trước
về công việc chăm sóc và chữa trị, và về bất cứ thay đổi
nào ở quá trình đó - nếu có thể ảnh hưởng đến sự sống
an lành của bản thân.
Từ Chối Chữa Trị
Người lưu trú có quyền: cự tuyệt trị liệu, từ chối tham gia
nghiên cứu thực nghiệm, và lập điều chỉ dẫn trước.
Thông Báo về Quyền Hạn và Xác Nhận
Cơ sở phải thông báo với người lưu trú - cả bằng lời nói
và văn bản, và dùng ngôn ngữ dễ hiểu - về quyền hạn
3
ĐẠO LUẬT LIÊN BANG VỀ QUYỀN HẠN
bệnh nhân, cùng với mọi quy tắc và quy định chi phối
hành vi và trách nhiệm của người đó suốt thời gian ngụ lại
trong khuôn viên. Phải thông báo điều này trước khi hoặc vào lúc - thâu nhận, và trong thời kỳ lưu trú. Phải xác
nhận họ đã có thông tin như thế - cùng với mọi tài liệu tu
chính tương ứng - bằng văn bản.
Thông Tin về Medicaid và Medicare
1. Đối với người lưu trú được hưởng quyền lợi Medicaid,
cơ sở điều dưỡng phải thông báo (bằng văn bản) vào
thời điểm thâu nhận, hoặc khi người đó hội đủ tiêu
chuẩn được Medicaid đối với:
A. Những hạng mục và dịch vụ gồm trong dịch vụ của
cơ sở điều dưỡng theo chương trình Medicaid tiểu
bang và sẽ không thu lệ phí từ người lưu trú;
B. Những hạng mục và dịch vụ khác được cơ sở chu
cấp nhưng có thu lệ phí từ người lưu trú, cùng với giá
biểu tương ứng; và
2. Thông báo với mỗi người lưu trú khi có thay đổi ở các
hạng mục và dịch vụ.
3. Cơ sở phải thông báo với mỗi người lưu trú trước khi
(hoặc vào lúc) thâu nhận - và định kỳ suốt thời gian cư
ngụ - về những dịch vụ sẵn có tại chỗ cùng với lệ phí
tương ứng, kể cả mọi lệ phí của dịch vụ nào không
4
ĐẠO LUẬT LIÊN BANG VỀ QUYỀN HẠN
được bao trả bởi Medicare hoặc theo giá biểu hàng
ngày của cơ sở.
Văn Bản Trình Bày Quyền Hạn Pháp Lý
1. Cơ sở phải trao văn bản trình bày quyền hạn pháp lý,
trong đó bao gồm:
A. Phần trình bày cách bảo vệ ngân quỹ cá nhân.
B. Bản trình bày các quy định và thủ tục thiết lập tiêu
chuẩn cứu xét Medicaid, kể cả quyền yêu cầu đánh
giá theo Đạo Luật An Sinh Xã Hội (Social Security
Act), đoạn 1924C, trong đó định rõ chừng mực tài
nguyên chẳng được miễn trừ của cặp vợ chồng vào
thời điểm nhập viện và quy về người hôn phối mạnh
khỏe phần tài nguyên hợp lý nào không thể xem như
sẵn có để trang trải chi phí chăm sóc y tế cho người
hôn phối đã nhập viện (trong tiến trình chi trả theo
mức hợp chuẩn Medicaid);
C.Phần đăng trình tên, địa chỉ và số điện thoại của mọi
tổ chức tiểu bang chuyên biện hộ khách hàng, chẳng
hạn như cơ quan khảo sát và chứng nhận, văn phòng
cấp giấy phép, chương trình thanh tra, hệ thống bảo
vệ và biện hộ, đơn vị chống gian lận Medicaid; và
D.Tài liệu cho biết người lưu trú có thể nộp đơn than
phiền - lên cơ quan khảo sát và chứng nhận cấp Tiểu
Bang - về trường hợp lạm dụng, bỏ lơ và biển thủ tài
5
ĐẠO LUẬT LIÊN BANG VỀ QUYỀN HẠN
sản khi lưu ngụ trong cơ sở, và không tuân hành
những điều chỉ dẫn trước.
2. Cơ sở phải yết thị văn bản thông tin ở nơi dễ thấy trong
cơ sở, phải cung cấp cho người lưu trú - và cả người
xin nhập viện - những thông tin (bằng lời nói và văn
bản) về cách đệ đơn và sử dụng quyền lợi Medicare và
Medicaid, và cách lấy tiền hoàn trả các khoản đã trang
trải nhưng nay được đài thọ theo quyền lợi.
Những Điều Chỉ Dẫn Trước
1. Người lưu trú có quyền lấy văn bản thông tin về những
điều chỉ dẫn trước, kể cả văn bản trình bày chánh sách
của cơ sở để thực thi chỉ dẫn đó cùng với luật tiểu bang
hiện dụng.
2. Người lưu trú có quyền lập điều chỉ dẫn trước.
Bác Sĩ Khám Bệnh
1. Người lưu trú có quyền chọn bác sĩ khám bệnh riêng.
2. Cơ sở phải thông báo cho mỗi người lưu trú biết họ tên,
chuyên khoa, và cách liên lạc với bác sĩ chăm sóc
đương nhiệm.
6
ĐẠO LUẬT LIÊN BANG VỀ QUYỀN HẠN
Thông Báo Thay Đổi
Cơ sở phải lập tức thông tin cho người lưu trú; hội ý với
bác sĩ của người đó; và nếu biết thì thông báo cho đại
diện hợp pháp của người lưu trú (hoặc thân quyến tương
quan) khi có:
A. Tai nạn liên can làm cho người lưu trú bị thương tích
và có thể phải nhờ đến bác sĩ;
B. Thay đổi đáng kể về tình trạng thể chất, tinh thần hay
tâm lý của người lưu trú;
C.Nhu cầu điều chỉnh đáng kể cách trị liệu; hoặc
D.Quyết định thuyên chuyển khỏi cơ sở hay cho người
lưu trú xuất viện.
Thay Đổi Phòng hoặc Bạn Cùng Phòng
Người lưu trú có quyền được thông báo trước khi đổi
phòng hoặc bạn chung phòng.
Ngân Quỹ Cá Nhân
1. Người lưu trú có quyền điều quản tài vụ của mình, và
cơ sở không được đòi hỏi họ phải ký thác tiền bạc cá
nhân.
7
ĐẠO LUẬT LIÊN BANG VỀ QUYỀN HẠN
2. Nếu có văn bản ủy nhiệm của người lưu trú thì cơ sở
phải cất giữ, bảo an, quản lý và ghi sổ phần ngân quỹ
cá nhân mà người đó đã ký thác cho cơ sở.
A. Cơ sở phải ký thác bất cứ món tiền riêng nào của
người lưu trú - nếu vượt quá $50 - vào (các) trương
mục sinh lời tách riêng khỏi mọi tài khoản kinh doanh
của mình, và phải gộp toàn bộ tiền lời có được từ
ngân quỹ của người đó vào trương mục như thế.
B. Cơ sở phải cất giữ món tiền riêng của người lưu trú nếu chẳng vượt quá $50 - trong trương mục không
sinh lời, trương mục sinh lời, hoặc ngân quỹ tiền mặt
tạp chi.
3. Đúng với các nguyên tắc kế toán đã được chấp nhận
rộng rãi, cơ sở phải thiết lập và duy trì một phương thức
bảo đảm quá trình kết toán tách riêng - nhưng trọn vẹn
và đầy đủ - về mọi ngân quỹ cá nhân đã giao phó trên
danh nghĩa người lưu trú.
A. Hệ thống như thế phải ngăn cản mọi trường hợp trộn
lẫn số tiền của người lưu trú này với ngân quỹ của cơ
sở hoặc với ngân khoản của bất cứ người nào chẳng
phải là người lưu trú khác.
B. Phải sẵn sàng cho người lưu trú - hoặc đại diện hợp
pháp của người đó - biết hồ sơ tài chánh cá nhân
thông qua bản kê khai mỗi tam cá nguyệt, nếu có yêu
cầu.
8
ĐẠO LUẬT LIÊN BANG VỀ QUYỀN HẠN
4. Nếu người lưu trú qua đời sau khi ký thác ngân quỹ cá
nhân, thì nội trong 30 ngày, cơ sở phải chuyển số tiền
này - cùng với bản kết toán trương mục tài chánh - cho
cơ quan pháp quyền nào (quản chế hay cá biệt) điều
quản tài sản của người lưu trú.
Thông Báo về Một Số Kết Toán Trương
Mục/Nguy Cơ Mất Trợ Cấp Medicaid
Cơ sở phải thông báo với người lưu trú nào được quyền
lợi Medicaid:
1. Khi số tiền trong trương mục của người lưu trú đang có
trị giá $200 ít hơn so với hạn mức tài nguyên SSI
(Supplemental Security Income, hay Tiền Phụ Cấp An
Sinh) cho một người, và
2. Rằng: nếu số tiền trong trương mục của người lưu trú
(cộng với giá trị tài nguyên chẳng được miễn trừ khác)
bằng với hạn mức tài lực SSI cho một cá nhân, thì
người đó bị mất tiêu chuẩn hưởng Medicaid hay SSI.
Bảo Đảm Yên Ổn Tài Chánh
Cơ sở phải mua trái phiếu bảo an, hoặc đệ trình cách bảo
lãnh thỏa đáng khác cho Bộ Trưởng Bộ Dịch Vụ Sức
Khỏe và Nhân Sinh (gọi tắt là Bộ Trưởng), để bảo chứng
9
ĐẠO LUẬT LIÊN BANG VỀ QUYỀN HẠN
tất cả những ngân quỹ cá nhân đã được người lưu trú ký
thác cho cơ sở.
Hạn Mức Tiền Thu trên Ngân Quỹ Cá Nhân
1. Cơ sở không được trích thu lệ phí của bất cứ hạng mục
hoặc dịch vụ nào từ ngân quỹ cá nhân của người lưu
trú, nếu mục đó được trang trải theo Medicaid hay
Medicare (ngoại trừ tiền khấu trừ và tiền đồng bảo hiểm
hiện dụng).
A. Lệ phí dịch vụ đã gộp sẵn trong chi trả theo Medicare
hay Medicaid. Trong tiến trình lưu ngụ được Medicare
hoặc Medicaid bao trả, cơ sở không được thu lệ phí
các dạng loại hạng mục và dịch vụ sau đây từ người
lưu trú:
a. Dịch vụ điều dưỡng
b. Dịch vụ ăn kiêng
c. Chương trình hoạt động
d. Dịch vụ bảo trì phòng/giường bệnh
e. Các hạng mục và dịch vụ vệ sinh cá nhân cần thiết
để đáp ứng nhu cầu của người lưu trú, kể cả nhưng không giới hạn ở:
• tiếp liệu chăm sóc tóc/lông/râu, lược, bàn chải
10
ĐẠO LUẬT LIÊN BANG VỀ QUYỀN HẠN
• xà-bông tắm, xà-bông khử trùng hay chất tẩy rửa
chuyên dụng, nếu chỉ định chữa trị bệnh da
chuyên biệt hoặc chống nhiễm trùng
• dao và kem cạo râu/lông/tóc
• bàn chải răng, kem đánh răng, chất gắn dính
răng giả, chất tẩy rửa răng giả, sợi chỉ cọ xỉa nha
khoa
• dầu dưỡng ẩm
• khăn thấm hút, cục bông gòn, gạc thấm có bông
gòn
• chất khử mùi
• vật dụng chăm sóc và tiếp liệu dùng cho bệnh
tiêu tiểu khó cầm, khăn giấy vệ sinh và tiếp liệu
liên quan
• khăn tắm, khăn lau mặt, áo choàng bệnh nhân
• thuốc mua tự do
• dịch vụ chăm sóc tóc/lông/râu và móng
• tắm rửa, và
• giặt giũ đồ dùng cá nhân thiết yếu
f. Dịch vụ xã hội trên phương diện y tế.
11
ĐẠO LUẬT LIÊN BANG VỀ QUYỀN HẠN
B. Những hạng mục và dịch vụ có thể trích thu từ ngân
quỹ của người lưu trú. Dưới đây là phần liệt kê các
dạng loại tổng quát và thí dụ về những hạng mục và
dịch vụ mà cơ sở có thể trích thu từ ngân quỹ của
người lưu trú nếu người đó yêu cầu, nếu cơ sở đã
thông báo sẽ thu lệ phí, và nếu không được Medicare
hay Medicaid bao trả:
• điện thoại
• tivi hay radio để sử dụng riêng
• đồ dùng lặt vặt cá nhân, kể cả chất liệu hút hít
thuốc lá, đồ may thêu và mặt hàng mới, và kẹo
mứt
• những hạng mục và dịch vụ làm đẹp và chải
chuốt thân thể - nếu vượt ngoài hạn mức được
chi trả theo Medicaid hay Medicare
• quần áo riêng
• sách báo đọc riêng
• quà tặng đã mua nhân danh người lưu trú
• hoa quả và cây cỏ
• giải trí và những sinh hoạt xã hội vượt ngoài
phạm vi chương trình hoạt động
12
ĐẠO LUẬT LIÊN BANG VỀ QUYỀN HẠN
• dịch vụ chăm sóc đặc biệt không được bao trả,
chẳng hạn như y tá hoặc trợ tá thuê riêng
• phòng riêng, trừ khi cần thiết cho trị liệu (lấy thí
dụ: cách ly để tránh lây nhiễm), và
• các món ẩm thực chế biến riêng - hoặc đồ ăn
theo yêu cầu - thay vì thực phẩm thường được
cơ sở nấu nướng.
2. Yêu cầu các vật phẩm và dịch vụ.
A. Cơ sở không được thu lệ phí bất cứ hạng mục hay
dịch vụ nào người lưu trú (hoặc đại diện tương ứng)
chẳng yêu cầu.
B. Cơ sở không được đòi hỏi người lưu trú (hoặc đại
diện tương ứng) phải yêu cầu hạng mục hay dịch vụ
bất kỳ thì mới thâu nhận hoặc cho tiếp tục ngụ lại.
C.Đối với hạng mục hay dịch vụ có thu tiền: cơ sở phải
thông báo với người lưu trú - hoặc đại diện tương
ứng nào yêu cầu mục đó - về lệ phí và giá biểu.
Vấn Đề Riêng Tư và Kín Đáo
1. Người lưu trú có quyền riêng tư và được giữ kín hồ sơ y
tế và cá nhân của mình. Dữ liệu riêng tư cá nhân bao
gồm phương tiện thích ứng, trị liệu y tế, văn bản thư tín
và giao tiếp qua điện thoại, chăm sóc cá nhân, những
13
ĐẠO LUẬT LIÊN BANG VỀ QUYỀN HẠN
lần thăm khám, họp mặt gia đình và tập thể lưu trú nhưng điều này không đòi hỏi cơ sở phải chu cấp
phòng riêng cho mỗi người.
2. Người lưu trú có thể chấp thuận hoặc từ chối tiết lộ hồ
sơ y tế và cá nhân cho bất cứ người nào bên ngoài cơ
sở, ngoại trừ những gì đã quy định ở đoạn văn 3 của
đoạn này.
3. Sẽ không áp dụng quyền từ chối cho tiết lộ hồ sơ y tế
và cá nhân khi:
A. Người lưu trú bị chuyển sang nơi chăm sóc sức khỏe
khác; hoặc
B. Luật pháp đòi hỏi tiết lộ hồ sơ.
Xem Xét Kết Quả Khảo Sát
Người lưu trú có quyền xem xét kết quả lần thăm dò mới
nhất của cơ sở - do nhóm khảo sát cấp Liên Bang hay
Tiểu Bang chu toàn - cùng với mọi hoạch định chỉnh sửa
đang thực hiện ở cơ sở. Cơ sở phải đặt sẵn kết quả tại
nơi người lưu trú thường ghé qua để họ dễ lấy xem, và
phải niêm yết thông báo về điều này.
14
ĐẠO LUẬT LIÊN BANG VỀ QUYỀN HẠN
Bên Biện Hộ Khách Hàng/Thân Chủ
Người lưu trú có quyền lấy thông tin từ cơ quan giữ vai trò
biện hộ, và được dành sẵn cơ hội liên lạc với những tổ
chức đó.
Việc Làm
Người lưu trú có quyền:
1. Từ chối thực hiện dịch vụ cho cơ sở.
2. Thực hiện dịch vụ cho cơ sở - nếu muốn - khi:
A. Cơ sở đã nêu rõ nhu cầu hoặc mong đợi về việc làm
trong chương trình chăm sóc;
B. Chương trình đã định rõ tánh chất của dịch vụ cần
thực hiện và cho biết đây là dịch vụ thiện nguyện hay
phải trả tiền;
C.Thù lao (theo dịch vụ có thu phí) bằng với hoặc cao
hơn giá biểu ưu dụng; và
D.Người lưu trú đồng ý với cách bố trí công việc đã mô
tả trong chương trình chăm sóc.
Thư Tín
Người lưu trú có quyền riêng tư trong văn bản giao tiếp,
kể cả quyền:
15
ĐẠO LUẬT LIÊN BANG VỀ QUYỀN HẠN
1. Gởi và mau chóng nhận được thư tín (chưa bị mở
xem).
2. Tự xuất tiền mua văn phòng phẩm, đồ dùng viết lách,
và trả bưu phí.
Quyền Gặp Mặt và Viếng Thăm
1. Người lưu trú có toàn quyền - và cơ sở phải lập tức cho
phép gặp mặt bất kỳ người đồng lưu nào - ở những
mục sau đây:
A. Bất cứ đại diện nào của Bộ Trưởng;
B. Bất cứ đại diện nào của tiểu bang;
C.Bác sĩ riêng của người lưu trú;
D.Thanh tra viên chăm sóc dài hạn của tiểu bang;
E. Các cơ quan đương nhiệm về phương thức bảo vệ
và biện hộ cho người bị chậm phát triển và bệnh tâm
thần;
F. Theo quyền bãi bỏ hoặc thu hồi thỏa thuận vào bất kỳ
lúc nào - đối với gia đình trực hệ hay thân quyến khác
của người lưu trú, và
G. theo những ước thúc hợp lý và quyền bãi bỏ hoặc
thu hồi thỏa thuận vào bất kỳ lúc nào - đối với khách
16
ĐẠO LUẬT LIÊN BANG VỀ QUYỀN HẠN
viếng khác theo thỏa thuận mà người lưu trú đã ký
kết.
2. Đối với mọi tổ chức hay cá nhân cung cấp dịch vụ sức
khỏe, xã hội, pháp lý hoặc dịch vụ khác, cơ sở phải cho
phép gặp mặt thỏa đáng bất cứ người lưu trú nào, và
theo quyền bãi bỏ hoặc thu hồi thỏa thuận vào bất kỳ
lúc nào.
Cho Thanh Tra Xem Hồ Sơ Y Tế
Cơ sở phải tạo điều kiện thuận lợi để các đại diện của
Phòng Thanh Tra Cấp Tiểu Bang dễ dàng xem xét hồ sơ
y tế về người lưu trú - nếu người này (hoặc đại diện hợp
pháp tương ứng) cho phép, và đúng theo luật tiểu bang.
Điện Thoại
Người lưu trú có quyền sử dụng điện thoại trong chừng
mực hợp lý, và có thể gọi mà không bị nghe lén.
Tài Sản Cá Nhân
Người lưu trú có quyền giữ và dùng đồ tư hữu - kể cả một
vài vật dụng nội thất và trang phục thích hợp, nếu có đủ
chỗ - trừ khi điều đó xâm phạm quyền hạn hoặc sức khỏe
và an toàn của những đồng lưu khác.
17
ĐẠO LUẬT LIÊN BANG VỀ QUYỀN HẠN
Các Cặp Vợ Chồng Kết Hôn
Người lưu trú có quyền dùng chung phòng với hôn phối
của mình nếu cặp đồng lưu này đã kết hôn, đang sống
chung ở một cơ sở, và cả hai đều đồng ý với cách bố trí
như thế.
Tự Điều Quản Thuốc Men
Người lưu trú có thể tự dùng thuốc nếu nhóm chuyên viên
đa khoa xét thấy lề lối thực hành này an toàn.
Từ Chối Một Số Dạng Thuyên Chuyển
1. Bệnh nhân có quyền từ chối chuyển sang phòng khác
nội trong nơi đó, nếu mục đích là đổi đi do:
A. Người lưu trú tại SNF (Skilled Nursing Facility, hay
Cơ Sở Điều Dưỡng Chuyên Môn) từ phân ban khu
biệt vốn là SNF sang chuyên ban không là SNF, hoặc
B. Người lưu trú tại NF (Nursing Facility, hay Cơ Sở
Điều Dưỡng), từ phân ban khu biệt vốn là NF sang
chuyên ban khu biệt vốn là SNF.
2. Khi người lưu trú có quyền từ chối chuyển đi trong
những hoàn cảnh này thì vẫn không ảnh hưởng tới tiêu
chuẩn cứu xét hoặc quyền được hưởng Medicare
hay Medicaid.
18
ĐẠO LUẬT LIÊN BANG VỀ QUYỀN HẠN
Thâu Nhận, Thuyên Chuyển và Xuất Viện
1. Cơ sở phải cho phép mọi thành viên lưu ngụ lại và
không thuyên chuyển hoặc ký thuận xuất viện, trừ khi:
A. Thuyên chuyển hay xuất viện là điều cần thiết để giữ
an sinh cho người lưu trú, và cơ sở không thể đáp
ứng nhu cầu của người đó;
B. Thuyên chuyển hay xuất viện là điều thích hợp, vì
sức khỏe của người lưu trú đủ tốt để không còn cần
dùng những dịch vụ do cơ sở cung cấp;
C.Những người ở trong cơ sở đang lâm nguy vì mất an
toàn;
D.Sức khỏe của những người ở trong cơ sở đang bị đe
dọa/gặp nguy hiểm;
E. Tuy đã được thông báo trong chừng mực hợp lý và
thích hợp, người lưu trú vẫn chưa trang trải xong
(hoặc không được bao trả theo Medicare hay
Medicaid) để ngụ lại tại cơ sở. Đối với người nào hội
đủ điều kiện hưởng Medicaid sau khi được nhận vào,
cơ sở điều dưỡng chỉ có thể thu những lệ phí hợp
chuẩn theo Medicaid, hoặc
F. Cơ sở ngưng hoạt động.
2. Trước khi thuyên chuyển hoặc cho người lưu trú xuất
viện, cơ sở phải:
19
ĐẠO LUẬT LIÊN BANG VỀ QUYỀN HẠN
A. Thông báo với người lưu trú (và nếu biết thì cả người
trong gia đình hoặc đại diện hợp pháp) về việc thuyên
chuyển hay xuất viện - cùng với lý do của điều đó - ở
dạng văn bản và dùng ngôn ngữ và cách diễn giải dễ
hiểu.
B. Ghi lý do vào hồ sơ y tế về người lưu trú.
3. Văn bản thông báo phải gồm những điều sau đây:
A. Lý do thuyên chuyển hoặc xuất viện;
B. Ngày bắt đầu thuyên chuyển hay xuất viện;
C.Địa điểm xuất viện hoặc chuyển người lưu trú đến;
D.Tài liệu cho biết người lưu trú có quyền khiếu nại
hành động này lên Tiểu Bang;
E. Họ tên, địa chỉ và số điện thoại của thanh tra viên
chăm sóc dài hạn cấp tiểu bang;
F. Đối với người lưu trú bị bệnh chậm phát triển ở cơ sở
điều dưỡng: địa chỉ thư tín và số điện thoại của cơ
quan có trách nhiệm bảo vệ và biện hộ cho người
chậm phát triển; và
G. Đối với người lưu trú bị bệnh tâm thần ở cơ sở điều
dưỡng: địa chỉ thư tín và số điện thoại của cơ quan có
trách nhiệm bảo vệ và biện hộ cho bệnh nhân tâm
thần.
20
ĐẠO LUẬT LIÊN BANG VỀ QUYỀN HẠN
4. Thời điểm thông báo.
A. Cơ sở phải thông báo với người lưu trú ít nhất 30
ngày trước khi thuyên chuyển hoặc xuất viện.
B. Có thể thông báo càng sớm càng tốt (trong chừng
mực hợp lý) trước khi thuyên chuyển hay xuất viện
trong những hoàn cảnh đã phác thảo ở 1 (A-F) và khi
bệnh nhân không lưu trú trong cơ sở suốt 30 ngày.
C.Cơ sở phải lo liệu chuẩn bị và định hướng đầy đủ cho
người lưu trú để bảo đảm sẽ thuyên chuyển hoặc
xuất viện một cách an toàn và có trật tự.
Thông Báo về Chánh Sách Giữ Giường Bệnh
và Thâu Nhận Lại
1. Trước khi chuyển người lưu trú tới bệnh viện hoặc cho
rời đi để trị liệu, cơ sở điều dưỡng phải trao văn bản
thông tin cho người này - và cả người trong gia đình
hay đại diện hợp pháp - trong đó nêu rõ:
A. Thời hạn của chánh sách giữ giường bệnh theo
chương trình tiểu bang (nếu có), trong đó bệnh nhân
được phép trở về để tiếp tục lưu trú tại cơ sở điều
dưỡng; và
B. Chánh sách của cơ sở điều dưỡng về thời kỳ giữ
giường để người lưu trú trở lại.
21
ĐẠO LUẬT LIÊN BANG VỀ QUYỀN HẠN
2. Vào thời điểm chuyển người lưu trú tới bệnh viện hoặc
cho rời đi để trị liệu, cơ sở điều dưỡng phải trao văn
bản thông báo cho người này - và cả người trong gia
đình hay đại diện hợp pháp - trong đó nêu rõ thời hạn
của chánh sách giữ giường.
3. Cơ sở điều dưỡng phải thiết lập và tuân hành văn bản
chánh sách, theo đó người nào có thời gian lưu trú tại
bệnh viện - hoặc rời đi để trị liệu - vượt quá thời kỳ giữ
giường (theo chương trình tiểu bang) sẽ được thâu
nhận vào cơ sở ngay khi có chỗ ở phòng ngăn đôi, nếu
người đó:
A. Cần sử dụng những dịch vụ do cơ sở cung cấp; và
B. Hội đủ tiêu chuẩn hưởng dịch vụ Medicaid tại cơ sở
điều dưỡng.
Sử Dụng Bình Đẳng Dịch Vụ Chăm Sóc
Phẩm Chất Cao
Cơ sở phải thiết lập và duy trì chánh sách và lề lối hành
nghề đồng nhất - về việc thuyên chuyển, xuất viện và
cung cấp dịch vụ cho mọi người - theo chương trình tiểu
bang, bất kể nguồn chi trả.
22
ĐẠO LUẬT LIÊN BANG VỀ QUYỀN HẠN
Những Điều Ước Thúc
Người lưu trú có quyền không gánh chịu bất cứ hình thức
cột giữ hay ước thúc hóa học nào bị áp đặt vì lý do kỷ luật
hoặc để tiện lợi, và không bị bắt buộc phải chữa trị triệu
chứng y tế của mình.
Ngược Đãi
Người lưu trú có quyền tự do và không bị: xúc phạm bằng
lời nói, lạm dụng tình dục, ngược đãi thể chất và tinh thần,
trừng phạt thân xác, và cô lập không theo ý nguyện.
Phẩm Chất Cuộc Sống
Cơ sở phải chăm sóc người lưu trú theo cung cách và
trong môi trường nào đốc thúc duy trì hoặc củng cố phẩm
chất cuộc sống của mỗi người.
Phẩm Cách
Cơ sở phải đốc thúc chăm sóc cho người lưu trú theo
cung cách và trong môi trường nào duy trì hoặc củng cố
phẩm hạnh, đồng thời cũng tôn trọng và nhìn nhận toàn
bộ bản sắc của mỗi người.
23
ĐẠO LUẬT LIÊN BANG VỀ QUYỀN HẠN
Tự Quyết và Tham Gia
Người lưu trú có quyền:
1. Chọn những hoạt động, thời biểu và dịch vụ chăm sóc
sức khỏe phù hợp với lợi ích, kết quả lượng định và
chương trình chăm sóc của mình;
2. Giao tiếp với các thành viên của cộng đồng cả ở bên
trong và bên ngoài cơ sở; và
3. Lấy quyết định về những khía cạnh cuộc sống nào có ý
nghĩa đáng kể đối với bản thân ở cơ sở.
Gia Nhập Đoàn Thể Những Người Lưu Trú
và Gia Đình
Cư dân có quyền thành lập và tham gia đoàn thể những
người lưu trú trong cơ sở.
Tham Gia Những Hoạt Động Khác
Người lưu trú có quyền tham gia các hoạt động xã hội, tôn
giáo và cộng đồng nào không gây trở ngại cho quyền hạn
của những cư dân khác trong cơ sở.
24
ĐẠO LUẬT LIÊN BANG VỀ QUYỀN HẠN
Thích Ứng Nhu Cầu
Người lưu trú có quyền cư ngụ và sử dụng dịch vụ trong
cơ sở với mức thích ứng hợp lý tùy theo nhu cầu và sở
thích riêng, trừ khi điều đó gây nguy hiểm cho sức khỏe
hoặc sự an toàn của bản thân hay cư dân khác.
Ngược Đãi
Người lưu trú có quyền tự do và không bị: xúc phạm bằng
lời nói, lạm dụng tình dục, ngược đãi thể chất và tinh thần,
trừng phạt thân xác, và cô lập không theo ý nguyện.
Than Phiền
1. Người lưu trú có quyền lên tiếng than phiền mà không
bị kỳ thị hoặc trả đũa. Than phiền như thế bao gồm
những gì liên quan đến chữa trị đã thực hiện và cả
những gì chưa được thực hiện; và
2. Cơ sở sẽ cố gắng giải quyết nhanh chóng những than
phiền của người lưu trú, kể cả vụ việc liên quan đến
hành vi ứng xử của cư dân khác.
25
ĐẠO LUẬT LIÊN BANG VỀ QUYỀN HẠN
TÀI NGUYÊN THAM KHẢO
(VĂN PHÒNG ĐẢM NHIỆM NHỮNG THAN PHIỀN VỀ
CƠ SỞ SỨC KHỎE)
OFFICE OF HEALTH FACILITY COMPLAINTS
PO Box 64970
St. Paul, MN 55164-0970
(800) 369-7994 hay (651) 201-4200 (nội đô)
(THANH TRA CHĂM SÓC DÀI HẠN)
OMBUDSMAN FOR LONG-TERM CARE
PO Box 64971
St. Paul, MN 55164-0971
(800) 657-3591 hay (651) 431-2555 (nội đô)
(BAN SỨC KHỎE MINNESOTA)
MINNESOTA DEPARTMENT OF HEALTH
(Phân Ban Điều Quy Sức Khỏe)
Health Regulation Division
PO Box 64900
St. Paul, MN 55164-0900
(651) 201-4101
(DỰ ÁN BIỆN HỘ CHO NGƯỜI BỊ CHẬM PHÁT TRIỂN)
THE DEVELOPMENTALLY DISABLED ADVOCACY
PROJECT
(Dự Án Luật Sức Khỏe Tâm Thần)
The Mental Health Law Project
430 First Avenue North, Suite 300
Minneapolis, MN 55401-1780
(800) 292-4150 hay (612) 332-1441 (nội đô)
26
ĐẠO LUẬT LIÊN BANG VỀ QUYỀN HẠN
(DỊCH VỤ GIÁM SÁT & DUYỆT XÉT MỨC ĐỘ CHÍNH
TRỰC)
SURVEILLANCE & INTEGRITY REVIEW SERVICES
(Gian Lận và Lạm Dụng Medicaid - các vấn đề chi trả)
(Medicaid Fraud and Abuse - payment issues)
(Ban Dịch Vụ Nhân Sinh Minnesota)
Minnesota Department of Human Services
PO Box 64982
St. Paul, MN 55164-0982
(800) 657-3750 hay (651) 431-2650 (nội đô)
(Ban Sức Khỏe Minnesota)
Minnesota Department of
Health
(Phân Ban Cấp Giấy Phép và
Chứng Nhận)
Licensing and Certification
PO Box 64900, St. Paul, MN
55164
651-201-4101
[email protected]
www.health.mn.us
27
NGÀY: 4 tháng Chạp, 2015
Gọi số sau đây để lấy thông tin
này ở dạng thức khác:
651 201-4101