TÌM HIỂU NGHỆ THUẬT TRONG CÁC TÁC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG
-----XW -----
BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU NGHỆ THUẬT TRONG CÁC TÁC
PHẨM CỦA YOSHIMOTO BANANA
吉本ばななの作品の中の芸術についての研究
NGUYỄN THỊ HƯỜNG
BIÊN HÒA, THÁNG 12/2009
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG
-----XW -----
BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU NGHỆ THUẬT TRONG CÁC TÁC
PHẨM CỦA YOSHIMOTO BANANA
吉本ばななの作品の中の芸術についての研究
GVHD: TS. LÊ TÂY
CN. ĐỒNG THỊ THU HÀ
SVTH: NGUYỄN THỊ HƯỜNG
MSSV: D05601050
NIÊN KHÓA: 2005-2010
BIÊN HÒA, THÁNG 12/2009
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt ngiệp này không chỉ là công sức của riêng bản
thân em, mà em còn được sự giúp đỡ rất nhiều từ gia đình, thầy cô, bạn bè.
Trước hết con xin cảm ơn cha mẹ đã nuôi con khôn lớn, dạy bảo con những
điều hay lẽ phải trong cuộc sống, cho con được học hành, được lớn lên trong
vòng tay ấm áp của mẹ cha. Mặc dù gia đình ở xa, nhưng những lúc khó khăn,
cha mẹ và các anh chị luôn là những người đầu tiên động viên, an ủi, giúp con
vững tin và vượt qua tất cả.
Em xin chân thành cảm ơn thầy, cô hướng dẫn luận văn – Tiến Sĩ Lê Tây,
cô Đồng Thị Thu Hà đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá
trình làm luận văn. Mặc dù bận rộn, song thầy cô vẫn dành những khoảng thời
gian quý báu chỉ cho em từng lỗi sai, sửa bài một cách nhiệt tình, truyền đạt cho
em những kinh nghiệm quý báu, giúp em học hỏi được rất nhiều điều từ khóa
luận này.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy Hiệu trưởng, quý thầy cô khoa Đông
Phương trường Đại học Lạc Hồng đã tạo điều kiện cho em được học tập và rèn
luyện trong suốt bốn năm Đại học. Các thầy cô không những truyền đạt cho em
những tri thức, mà còn cung cấp cho em những hiểu biết về cuộc sống, giúp em
ngày càng hoàn thiện bản thân hơn.
Nhân đây em cũng muốn nói lời cảm ơn tới tất cả các bạn bè đã động viên,
giúp đỡ em trong những năm học Đại học và hoàn thành khóa luận này.
Một lần nữa cho em được nói lời cảm ơn tất cả mọi người. Những tình cảm
của cha mẹ, thầy cô, bạn bè, em nguyện sẽ ghi nhớ trong lòng và sẽ cố gắng tiếp
tục học tốt trên con đường phía trước.
Biên Hòa, tháng 12 năm 2009
Sinh viên Nguyễn Thị Hường
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài. ......................................................................................2
3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài....................................................................................3
4. Đóng góp của luận văn...........................................................................................3
5. Những dự kiến nghiên cứu tiếp tục về đề tài. ........................................................4
6. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu.....................................................................4
7. Kết cấu của đề tài ...................................................................................................4
CHƯƠNG I: CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA
YOSHIMOTO BANANA
1.1. Cuộc đời ..............................................................................................................6
1.2. Sự nghiệp sáng tác ..............................................................................................8
1.3. Các tác phẩm đã xuất bản..................................................................................13
CHƯƠNG II: NGHỆ THUẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA YOSHIMOTO
BANANA
2.1. Các chủ đề .........................................................................................................19
2.1.1. Bi kịch - cái chết ............................................................................................19
2.1.2. Tình yêu .........................................................................................................28
2.2. Cách xây dựng nhân vật....................................................................................33
2.2.1. Nhân vật đời thường.......................................................................................33
2.2.2. Nhân vật tự sự ................................................................................................36
2.2.3. Nhân vật kỳ ảo ...............................................................................................39
2.3. Những đặc trưng nghệ thuật khác .....................................................................42
2.3.1. Không gian nghệ thuật ...................................................................................42
2.3.2. Thời gian nghệ thuật ......................................................................................46
2.3.3. Ngôn ngữ........................................................................................................47
2.3.4. Giọng điệu......................................................................................................52
CHƯƠNG III: MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH VỀ CÁC TÁC PHẨM CỦA
YOSHIMOTO BANANA
3.1. Một vài nhận xét về tác phẩm của Yoshimoto Banana.....................................57
3.2. Ý nghĩa nhân văn ..............................................................................................58
3.3. Tác phẩm của Yoshimoto Banana mang tính huyền thọai ...............................63
3.4. Tính chất Manga trong các tác phẩm của Yoshimoto Banana..........................66
3.5. Chất truyền thống và hiện đại trong các tác phẩm của Yoshimoto Banana .....68
3.6. So sánh Murakami Haruki và Yoshimoto Banana............................................72
KẾT LUẬN .............................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................81
PHỤ LỤC ................................................................................................................85
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những thập niên gần đây, nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh
chóng, trở thành một cường quốc kinh tế đứng thứ hai sau Mỹ. Từ sự phát triển
kinh tế toàn cầu, nền văn hóa Nhật Bản đã lan truyền rộng khắp các nước. Nhắc
tới Nhật Bản là người ta nhắc tới khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, đất nước của
xứ hoa anh đào, cũng như những lễ hội truyền thống đậm sắc dân tộc. Bên cạnh
đó còn phải kể đến văn học Nhật Bản. Văn học Nhật Bản đã góp phần làm phong
phú thêm cho văn học thế giới với những tài năng văn học nổi tiếng. Hai nhà văn
lớn Kawabata Yasunari và Oe Kenzaburo được giải thưởng Nobel văn học. Và
những tài năng lớn khác như Murasaki Shikibu, Akutagawa Ryunosuke,
Mishima Yukio. Trong những năm gần đây, tiếp tục nổi lên các cây viết hiện đại
đã nhanh chóng gây được ấn tượng với các độc giả các nước. Trong đó nổi lên bộ
ba: Murakami Haruki, Murakami Ryu và Yoshimoto Banana. Gần đây cây bút nữ
duy nhất trong bộ ba – Yoshimoto Banana - đồng thời là hiện tượng nổi bật trên
văn đàn Nhật Bản trong vòng 20 năm trở lại đây, một cây bút nữ mà danh tiếng
và sức ảnh hưởng không những ở trong nước mà còn lan rộng tới các nước trên
thế giới. Đã có những tác phẩm dịch ra tiếng Việt và được các bạn trẻ Việt Nam
yêu thích.
Yoshimoto Banana được coi là một nữ tác giả chuyên viết về thế giới nội
tâm, về những con người mà ta bắt gặp đâu đây ngay trong cuộc sống đời thường,
trong thế giới hiện đại. Với những cảm xúc vui, buồn, bi ai cùng với lối nói giản
dị, gần gũi trong cuộc sống hiện tại, Yoshimoto Banana đã góp phần làm nên sự
khởi sắc mới của văn học Nhật Bản hiện đại, đồng thời cũng góp phần làm thay
đổi bộ mặt văn học hiện đại Nhật Bản. Vậy thì những sáng tác của cô có sự khác
biệt gì với các nhà văn khác? Các tác phẩm của cô có gì đặc sắc? Đó cũng là lý
do khiến tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu nghệ thuật trong các tác phẩm của Yoshimoto
Banana” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
Là một người vốn yêu thích văn học, trong đó có văn học Nhật Bản, tôi hy
vọng rằng luận văn của mình sẽ là một trong những công trình nghiên cứu
1
nghiêm túc về hiện tượng Banana ở Việt Nam. Người viết sẽ cố gắng góp phần
bé nhỏ của mình làm chiếc cầu nối phổ biến các tác phẩm của Yoshimoto Banana
với bạn đọc Việt Nam. Hy vọng công trình nghiên cứu này sẽ đến tay các bạn
đọc yêu thích Yoshimoto Banana và có thể trở thành tài liệu tham khảo cho sinh
viên ngành Nhật Bản học các khóa sau.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Nền văn học Nhật Bản là một nền văn học lớn, có nhiều đóng góp cho kho
tàng văn học nhân loại. Do vậy mà từ lâu, văn học Nhật Bản đã được nhiều nước
nghiên cứu và học tập. Tiêu biểu như một số tựa sách nổi tiếng như “Dawn to the
West: Japannese Literature in the Modern Era” của tác giả Donald Keen, công
trình (Henry Holt and com. New York, 1984, New York in Cotemporary
Japannese Culture – A reading của Murakami Haruki, Yoshimoto Banana,
Yoshimoto Takaaki and Karatani Kojin “of Murakami Fuminobu” (Routledge,
the USA and Canada, 2005)… Ở Việt Nam kể từ thập niên 1990 nhiều công trình
nghiên cứu, và những bài viết về văn học Nhật Bản lần lượt ra đời như “Văn học
Nhật Bản từ khởi thủy đến 1986”, “Nhật Bản trong chiếc gương soi”, “Thơ ca
Nhật Bản” của tác giả Nhật Chiêu, nhưng tiếc rằng trong các công trình của
Yoshimoto Banana không được đề cập đến.
Ngoài ra cũng có một lượng lớn các bài bình luận về tác giả - tác phẩm và
các lời tựa tác phẩm được đăng tải trên các tạp chí văn học nước ngoài, văn học
nghệ thuật và các Website. Các tựa sách của Murakami Haruki và Yoshomoto
Banana trong những năm gần đây đã xuất hiện trên thị trường sách ở Việt Nam,
gây sự chú ý, quan tâm của nhiều độc giả. Và cái tên Yoshimoto Banana đã tạo
được những ấn tượng và danh tiếng nhất định. Tuy nhiên trên thực tế đây là một
cái tên khá mới mẻ với đa số độc giả Việt Nam. Những công trình nghiên cứu về
các tác phẩm của Yoshimoto Banana vẫn còn hết sức khiêm tốn. Có những lời
nhận xét, đánh giá về các tác phẩm của cô như: Tạp chí người đưa tin Unesco
12/1990, những lời bình của Hoàng Lan, Lương Việt Dzũng… Hiện nay cô đã có
tới 12 tiểu thuyết, 7 tập tiểu luận với 6 triệu bản in được dịch ra nhiều thứ tiếng
trên thế giới. Ở Việt Nam, nhờ vào các hoạt động chuyển nhượng bản quyền tích
2
cực của công ty văn hóa và truyền thông Nhã Nam, một số tác phẩm của cô được
dịch ra tiếng Việt, tiêu biểu như: “Kitchen”, “N.P”, “ Vĩnh biệt Tugumi”,
“ Amrita”. Ngoài ra cũng có khá nhiều bài nghiên cứu ngắn của các nhà nghiên
cứu người Việt cũng như những lời nhận xét, những bài dịch được đưa lên báo và
trên mạng Internet. Chỉ qua một vài tiểu thuyết, truyện ngắn tiêu biểu cũng đủ để
bạn đọc Việt Nam cảm thấy ấn tượng và bị thuyết phục bởi “ Bananamia” – hiện
tượng Banana của văn hóa và văn học hiện đại Nhật Bản. Hiện nay các tác phẩm
của Yoshimoto Banana dần thu hút sự quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu của nhiều
người.
Chính vì vậy, tôi muốn nghiên cứu những nét độc đáo riêng biệt về nghệ
thuật trong các sáng tác của cô, với mong muốn hiểu rõ hơn về nữ tác giả này,
đặc biệt là những đặc trưng nghệ thuật nổi bật thông qua một số tác phẩm văn
học làm nên tên tuổi của cô.
3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Văn học luôn mang tinh thần thời đại, do vậy tìm hiểu về văn học Nhật Bản
cũng như là tìm hiểu về con người và xã hội Nhật Bản. Văn học Nhật Bản hiện
đại thể hiện những con người trong đời sống đương đại. Và xã hội Nhật Bản hiện
đại cũng tác động rất nhiều đến các tác phẩm văn học hiện đại. Ở đó không chỉ
chứa đựng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, mà còn chứa đựng đời sống tinh thần
của mỗi con người. Những sáng tác của Yoshimoto Banana đã nhận được những
giải thưởng lớn trong lĩnh vực văn học Nhật Bản, do vậy việc tìm hiểu nghệ thuật
thông qua những tác phẩm của nhà văn mang ý nghĩa khoa học rất lớn để hiểu
được văn học hiện đại Nhật Bản.
Hơn nữa mỗi sáng tác của Yoshomoto Banana mang lại cho người đọc nhận
thức đổi mới về những điều đã quá quen thuộc đó là gia đình, tình yêu, tình bạn,
tình cảm giữa con người với con người. Với luận văn này tôi hy vọng sẽ có một
cách tiếp cận mới về văn học hiện đại Nhật Bản.
4. Đóng góp của luận văn
3
Nghiên cứu về nghệ thuật trong các tác phẩm của Yoshimoto Banana,
nghiên cứu về những nét độc đáo, riêng biệt trong các sáng tác của cô, để có thể
hiểu được sự phản ánh tâm lý xã hội, phản ánh cuộc sống của những con người
trẻ tuổi trong cuộc sống hiện đại; đồng thời giới thiệu đến bạn đọc Việt Nam một
tác giả lớn, một cây bút trẻ tuổi, một tài năng văn học đã góp phần làm đổi mới
cho nền văn học hiện đại Nhật Bản. Danh tiếng và sức ảnh hưởng của cô đã vượt
ra ngoài nước Nhật để vươn lên tầm thế giới, được phổ biến rộng rãi ở nhiều
nước Châu Á như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam…
5. Những dự kiến nghiên cứu tiếp tục về đề tài
Từ việc nghiên cứu nghệ thuật qua những sáng tác của Yoshimoto Banana,
người viết nếu có điều kiện sẽ cố gắng tìm hiểu về các tác giả khác như Haruki
Murakami, Ryu Murakami, Yamada Amy… để có thể có được một cái nhìn khái
quát và chính xác hơn về diện mạo văn học hiện đại Nhật Bản.
6. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu
Về phương pháp nghiên cứu, người viết sử dụng phương pháp phân tích,
tổng hợp, so sánh, quy nạp, diễn dịch để trình bày một cách có hệ thống các vấn
đề mà khóa luận đã đặt ra. Hai phương pháp được người viết chú ý là phương
pháp so sánh và phương pháp phân tích.
Người viết sẽ sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Đó là các nguồn tư
liệu từ sách báo, các tạp chí nghiên cứu khoa học, các tác phẩm của Yoshimoto
Banana, cũng như những tư liệu trên Internet để tiến hành việc nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu là tìm hiểu nghệ thuật được thể hiện qua các tác phẩm
của Yoshimoto Banana.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Yoshimoto Banana.
Đây là chương giới thiệu về thân thế, sự nghiệp sáng tác, tóm tắt nội dung
một số tác phẩm của Yoshimoto Banana.
4
Chương 2: Nghệ thuật trong sáng tác của Yoshimoto Banana
Đây là chương tập trung làm nổi bật nghệ thuật trong các tác phẩm của
Yoshimoto Banana từ các khía cạnh như: chủ đề, cách xây dựng nhân vật, ngôn
ngữ, giọng điệu...
Chương 3: Một vài nhận định về các tác phẩm của Yoshimoto Banana
Đây là chương đưa ra những nhận xét của các nhà phê bình, tạp chí, độc giả
về các tác phẩm của Yoshimoto Bannana; so sánh Banana với tác giả Murakami
Haruki.
5
CHƯƠNG I
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA
YOSHIMOTO BANANA.
1.1 Cuộc đời
Nữ tác giả Yoshimoto Banana (吉本ばなな) tên thật là Mahoko Yoshimoto
(本名:吉本真秀子), sinh ngày 24/07/1964 tại Tokyo trong một gia đình trí thức
danh tiếng có truyền thống văn nghệ. Cô sinh ra trong một gia đình theo phái tả,
gia đình cô là một gia đình tự do nên cô được hưởng cuộc sống “thoáng” hơn rất
nhiều thanh niên cùng lứa tuổi. Cha cô – Yoshimoto Takaai ( 吉本隆明) hay
Yoshimoto Ryumei, là thi sĩ, triết gia, nhà lí luận, phê bình văn học có thế lực,
nổi tiếng và có ảnh hưởng lớn tới xã hội Nhật Bản những năm sáu mươi. Chị gái
cô – Haruno Yoiko (ハルノ宵子) là họa sĩ vẽ tranh, họa sĩ phim hoạt hình nổi
tiếng cũng được rất nhiều người biết đến. Từ bé, Banana đã được tiếp xúc với
nhiều sách báo khác nhau bởi ảnh hưởng của bố mình. Có lẽ chính vì vậy mà cô
sớm được tiếp thu nền giáo dục vững chắc qua việc đọc sách, xác định được
những nhận thức độc lập. Gia đình chính là nguồn mạch đầu tiên khơi dậy trong
cô nguồn cảm hứng sáng tác.
Khi còn nhỏ, về thị lực Banana bị yếu mắt trái, qua trị liệu cô phải nhìn chủ
yếu bằng mắt phải. Cũng có thời kỳ Banana bị rơi vào tình trạng mắt hầu như
không nhìn rõ. Những trải nghiệm trong thời gian này cũng ảnh hưởng đến tác
phẩm của cô sau này.
Ý hướng trở thành nhà văn đã đến với Yoshimoto Banana từ rất sớm, ngay
từ khi còn bé, khoảng 5 tuổi cô đã viết văn. Cũng có thời kỳ cô muốn trở thành
người vẽ tranh do chịu ảnh hưởng bởi người chị là nhà họa sĩ Haruno, thế nhưng
cô nghĩ rằng chắc là không thể thắng nổi chị mình - người vẽ tranh rất giỏi. Cô đã
tìm lĩnh vực riêng cho mình, và cô bắt đầu viết văn. Cô cảm thấy việc trở thành
nhà văn giống như là định mệnh của mình, như là một đặc ân mà trời ban cho cô.
Banana tốt nghiệp ngành văn, khoa nghệ thuật tại trường Đại học Nihon
năm cô 22 tuổi, nhưng sự nghiệp văn chương của cô chỉ thực sự bắt đầu từ năm
6
kế đó. Tại nơi đây cô đã lấy bút danh là “Banana” (nghĩa gốc trong tiếng Anh là
chuối), một cái tên mà theo cô là rất “chúa” và “lưỡng tính”. Với cái tên đầy hấp
dẫn và thú vị này, đã bước đầu tạo được ấn tượng tốt đối với độc giả. Đồng thời
qua đó cũng hé mở cho chúng ta thấy một con người khá táo bạo và đầy cá tính.
Cũng có lúc cô giải thích việc cô lấy bút danh ấy đơn giản là vì cô thích hoa
chuối. Đối với người nước ngoài họ cũng thích cái bút danh này của cô, vì cái tên
ấy gợi cho họ cảm giác gần gũi và thân mật.
Sau khi tốt nghiệp Đại học, Yoshimoto Banana đã làm bồi bàn tại một nhà
hàng trong câu lạc bộ đánh golf, kiếm được khoảng 480 đô la một tháng. Cô chỉ
có thể lén lút viết tiểu thuyết của mình trong thời gian làm việc trên những chiếc
bàn trong quán cà phê. Trong những ngày tháng uể oải và nhàm chán ấy (theo lời
kể của Banana) cô đã hoàn thành tác phẩm đầu tay “Kitchen” (Nhà bếp) –1987
và ngay lập tức trở nên nổi tiếng.
Bắt đầu sự nghiệp văn chương ở tuổi 23, Yoshimoto Banana đã tự nói lên
tiếng nói của chính thế hệ mình chứ không phải hồi tưởng, hoài niệm về thời
thanh xuân. Cái nhìn có thể có mặt hạn chế, chưa sâu nhưng lại mang vẻ tự nhiên,
vô tư, dễ gần gũi, thiết thực và nhận được sự đồng cảm nơi độc giả trẻ tuổi. Cho
nên tác phẩm của cô nhanh chóng được độc giả các nước đón nhận.
Ngoài việc gắn liền với văn chương, Yoshimoto Banana cũng có sở thích
khác là phim và âm nhạc. Khi nói tới nhà văn thường thì người ta nghĩ đến một
khung cảnh đầy ấn tượng đó là sự im lặng trong một biệt thự yên tĩnh, nơi không
gian dành riêng cho việc sáng tác, thế nhưng Yoshimoto Banana lại khác, cô có
sự quan tâm, say mê âm nhạc đến mức vừa nghe nhạc, vừa viết tiểu thuyết. Điều
đó càng chứng tỏ cá tính độc đáo của cô.
Mặc dù đã nổi tiếng như thế, cô vẫn tỏ ra là một con người có tính chất bí
ẩn vượt ra ngoài tự nhiên. Một người phụ nữ trầm tĩnh, kín đáo, ăn mặc giản dị, ít
trang điểm, luôn lúng túng khi nói về mình, ít ai ngờ rằng cô lại là cây viết nổi
tiếng trong số các nhà văn đương đại Nhật Bản đáng chú ý nhất. Một cây bút nữ
tinh tế, táo bạo luôn mơ ước đoạt giải Nobel văn học. Yoshimoto Banana thậm
7
chí còn được so sánh ngầm với Kawabata Yasunari, bậc tiền bối đã từng đoạt giải
Nobel văn học.
Khác với sự nghiệp văn chương thành công rực rỡ của mình, hiện tại
Yoshimoto Banana đang sống một cuộc sống khá bình dị ở Tokyo với chồng và
một con trai nhỏ (sinh năm 2003). Cô rấi ít tiết lộ về đời sống riêng tư của mình,
thường khi xuất hiện trước công chúng, cô hay tập trung nói về “những đứa con
tinh thần” của mình.
Là một nhà văn trẻ, khá năng động và linh hoạt, Banana đã chủ trì một
Website riêng của mình để thường xuyên trao đổi thông tin về tác phẩm, cũng
như trả lời các câu hỏi của độc giả. Đồng thời cô còn chủ trì một tờ báo điện tử
on - line cho độc giả nói tiếng Anh. Cô còn chấp nhận cho đăng tải các tác phẩm
của mình trên cả các tạp chí thời trang và làm đẹp nhằm phổ biến rộng rãi tác
phẩm đến với bạn đọc. Do vậy mà độc giả có thể truy cập vào các trang Web để
đọc và tìm kiếm các thông tin về tác phẩm của cô. Như thế không chỉ độc giả
trong nước mà các độc giả nước ngoài cũng có thể thường xuyên truy cập. Cũng
có những nhận định cho rằng cô muốn đại chúng hóa tác phẩm như nhạc Pop,
truyện tranh, thời trang. Cô viết mỗi ngày ít nhất khoảng một tiếng rưỡi trên máy
vi tính. Như vậy sáng tác văn chương nghệ thuật chính là mạch sống, là công
việc chính của cô.
Ngày nay danh tiếng của cô càng được lan rộng, được độc giả trẻ tuổi say
mê, ngợi ca và sách của cô cũng được bán chạy trên khắp các thị trường sách thế
giới.
1.2. Sự nghiệp sáng tác
Yoshimoto Banana viết nhiều tác phẩm, nổi tiếng với các thể loại tiểu
thuyết, truyện ngắn, truyện vừa. Cô viết văn từ rất sớm, từ lúc 5 tuổi, nhưng sự
nghiệp văn chương của cô chỉ thực sự bắt đầu với tác phẩm đầu tay mang tên
“Kitchen” (tựa tiếng Việt là “Nhà bếp”) ra đời vào năm 1987. Tác phẩm đã làm
nên tên tuổi của cô trong giới văn học hiện đại Nhật Bản. “Kitchen”– một câu
chuyện về tình cảm của con người xoay quanh việc tìm kiếm sự yên bình, tình
yêu, tình bạn và một gia đình của một cô gái trẻ, với vẻ đẹp riêng hiếm có, vừa
8
quẩn quanh lại vừa mênh mang, đã mang tên tuổi Yoshimoto Banana đến khắp
thế giới. “Kitchen” là câu chuyện xúc động về tình cảm gia đình, về tình bạn lớn
dần thành tình yêu, và điều quan trọng hơn nữa đó là cảm giác được nương tựa,
che chở và sưởi ấm giữa những con người cô độc khi lâm vào cảnh bi kịch trước
cái chết của người thân. Chuyện kể về một cô gái yêu bếp hơn hết thảy mọi thứ.
Đang chìm đắm trong sự lẻ loi, tuyệt vọng sau cái chết của bà, Sakurai Mikage
được một chàng trai không quen biết là Yuichi Tanabe mời về sống cùng hai mẹ
con cậu trong ngôi nhà ấm cúng tràn đầy hạnh phúc mà người mẹ lại chính là
người cha cải giới thành. Căn bếp xinh xắn gọn ghẽ, thái độ thân thiện, cởi mở
của người mẹ và sự trầm tĩnh dịu dàng của người con trai đã giúp Mikage cảm
thấy vui lên, bóng tối của sự cô đơn dần xua tan. Thế nhưng, cuộc sống bình yên
kéo dài không lâu, tai nạn bất ngờ đã cướp đi người mẹ của Yuichi. Một lần nữa,
hai con người trẻ tuổi lại lâm vào cảnh cô đơn. Trong nỗi đau mất mát, Sakurai
và Yuichi nhận ra rằng họ cần có nhau để đi tiếp con đường đời quá cô độc và
nhiều bất trắc. Nhưng liệu rằng tình yêu của họ sẽ ra sao, đó là một cái kết mở để
người đọc phỏng đoán và suy tưởng. Một câu chuyện đơn giản nhưng đầy hấp
dẫn thú vị làm lôi kéo bao người đọc. Cũng nằm trong “Kitchen” – truyện ngắn
“Bóng trăng” là một câu chuyện xúc động kể về Satsuki hoàn toàn suy sụp sau
cái chết của người bạn trai tên Hitoshi và chỉ biết tìm cách quên đi nỗi buồn trong
việc chạy bộ. Trong một buổi sáng tại chiếc cầu kỷ niệm, cô bất ngờ gặp cô gái
kỳ lạ tên Urara. Urara nói với cô một điều hết sức đặc biệt mà cô sẽ nhìn thấy. Và
rồi điều đặc biệt ấy đã đến với cô, giúp cô trở nên vững vàng và can đảm đối mặt
với đường đời. Bên cạnh sự đau buồn của Satsuki còn là sự đau buồn của Hiiragi,
em trai Hitoshi khi cậu ta mất đi cùng lúc cả anh trai và cô bạn gái trong một tai
nạn thảm khốc. Khác với Satsuki tìm sự thanh thản qua việc chạy bộ, Hiiragi lại
tìm thấy sự thanh thản khi mặc đồng phục của cô bạn gái. Hai con người đau khổ
cùng nhau vượt qua những ngày tháng trước mắt.
Có thể nói sự “hóa thân” của Yoshimoto Banana đã bắt đầu từ “Kitchen”.
Ngay sau khi “Kitchen” ra đời, tác phẩm đã trở thành một hiện tượng lớn với hơn
2,5 triệu bản sách được tiêu thụ, và đã tái bản trên sáu mươi lần tại Nhật Bản.
Báo chí gọi hiện tượng này là “Bananamia” (Hội chứng Banana). Đây không đơn
9
giản là danh xưng dành cho loại văn chương thành công mang tính chất thương
mại mà còn mang một chiều sâu ý tưởng đầy ý nghĩa. Điều gì đã giúp cô thành
công và chinh phục được nhiều độc giả đến vậy? Trước hết là ở bút danh hết sức
độc đáo và mới lạ - “Banana”. Trên thị trường sách nước ngoài thì đó quả là một
cái tên đặc biệt và dễ nhớ. Hơn nữa tác phẩm ra đời trong thời đại công nghệ
thông tin, cho nên các phương tiện phục vụ cho việc xuất bản, dịch thuật cũng
thuận tiện hơn. Các ấn bản bằng tiếng Anh, tiếng Ý… ra đời đem đến cho độc giả
Phương Tây một cách tiếp cận mới về nữ văn sĩ Nhật Bản. Banana không chỉ là
gương mặt nổi bật của Nhật Bản mà còn là đại diện cho cả Châu Á. Cũng chính
nhờ vậy mà sáng tác của Yoshimoto đã mở ra cánh cửa tâm hồn Nhật Bản đến
với thế giới bên ngoài qua một lăng kính mới. “Kitchen” đã giúp Yoshimoto
Banana đạt các giải thưởng văn học lớn như giải Kaien lần thứ VI cho các tác giả
trẻ trong lĩnh vực tiểu thuyết, giải Umitsubame năm 1987 cho tác phẩm đầu tay,
giải Izumi Kyoka lần thứ 16 vào năm 1988, giải thưởng tôn vinh nghệ sĩ mới
xuất sắc lần thứ 39 do Bộ giáo dục Nhật trao tặng. Tại giải thưởng Kaien lần thứ
VI, dưới góc nhìn của giám khảo Tomioka Taeko thì đây thực sự là một tác
phẩm đã bất chấp sự giáo dưỡng của văn học truyền thống, miêu tả một cách
phóng khoáng những cảm giác và tư tưởng cá nhân con người. Dưới góc độ của
quan niệm văn chương từ trước đến nay thì độc giả có thể cảm nhận được đó là
một thứ văn chương mới mẻ không nằm trong khuôn khổ của văn học cũ.
Ngoài việc in ấn, tác phẩm còn được chuyển thể thành phim truyền hình lần
đầu tiên ở Nhật Bản, và lần thứ hai tại Hongkong do đạo diễn Hongkong Yimho
thực hiện. Năm 1993, tại hội nghị thượng đỉnh G7, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã
tặng các bản sách Kitchen cho các đoàn đại biểu người nước ngoài. Năm 1991
“Kitchen” được xuất bản tại Ý, sau đó còn được xuất bản trên 20 quốc gia khác.
Như vậy với tác phẩm đầu tay, vị trí và tên tuổi của Yoshimoto Banana đã được
khẳng định.
Không chỉ dừng lại ở đó, Yoshimoto Banana vẫn tiếp tục khẳng định tên
tuổi của mình qua một loạt các tác phẩm khác như: N.P, Thằn lằn, Vĩnh biệt
Tugumi, Amrita…
10
Tháng 3 năm 1989, “Vĩnh biệt Tugumi” nhận được giải thưởng văn học
Yamamoto Shogoro lần thứ 2, sau đó cũng được dựng thành phim năm 1990.
Câu chuyện trong phim giống như nguyên tác, nhưng thêm chi tiết là nhân vật
Tugumi còn gắn thêm râu giả và đi bộ trên phố, làm cho tính cách táo bạo của
nhân vật đầy hài hước và mạnh mẽ. “Vĩnh biệt Tugumi” là một câu chuyện nhẹ
nhàng, đầy suy tư, là những hồi ức của Shirakawa Maria về mùa hè cuối cùng tại
vùng quê ven biển, nơi cô đã gắn bó và trải qua thời thơ ấu với những người thân,
bạn bè, trong đó có Tugumi – cô em họ táo bạo và ngỗ ngược. Thế nhưng cũng
chính Tugumi giúp Maria cảm nhận được vẻ đẹp diệu kỳ của tình yêu và sự sống.
Tugumi là một cô gái khá đặc biệt, ngay từ khi sinh ra đã có vẻ yếu ớt và có nguy
cơ đoản mệnh. Vì thế cô sống trong tâm trạng thấp thỏm, lo sợ về cái chết kề bên.
Mặc dù được sự nâng niu của cả gia đình, song cô vẫn tỏ ra là một cô bé ngang
ngược, tính tình thất thường. Tugumi thường có ý nghĩ kỳ lạ, luôn hành động
theo ý mình một cách bất ngờ, tinh quái. Ẩn sâu bên trong con người Tugumi lại
là một khát vọng sống mãnh liệt vượt lên trên cả bệnh tật. Cuối cùng Maria trở
lại Tokyo, Tugumi thoát khỏi cơn bệnh nguy kịch. Câu chuyện khép lại khi các
nhân vật bước sang ngưỡng cửa khác của cuộc đời, nhưng ấn tượng về một
Tugumi vẫn còn đọng lại. Với lời văn tươi mới, câu chuyện đã lôi cuốn người
đọc vào thế giới của tuổi hoa niên về một mùa hè đầy ấn tượng và đẹp đẽ.
Tiếp đó năm 1993, Yoshimoto Banana nhận giải Scanno về văn học tại Ý
cho tác phẩm “N.P”. “N.P” là tên một bản nhạc xưa, rồi thành tên tập truyện của
cố nhà văn Takase Sarao - tập truyện đã kết nối các nhân vật chính trong những
mối liên hệ kỳ lạ. Họ là ba chị em cùng cha khác mẹ nhà Takase: Saki, Otohiko,
Sui và Kazami - bạn gái của Shoji, một dịch giả đã tự tử khi đang dịch tập truyện
của Takase Sarao. Từ câu chuyện số 98, từ những cuộc gặp gỡ vô tình, những
giấc mơ và cả linh cảm, Kazami trở thành bạn thân của chị em nhà Takase và dần
phát hiện ra bí mật về Sui, cô em út cùng cha khác mẹ của Saki và Otohiko, đồng
thời là người tình của cha mình - nhà văn Takase, rồi sau đó là người tình của
anh mình - Otohiko. Từ đó các nhân vật trong “N.P” luôn sống trong nỗi ám ảnh
của sự giằng xé, ân hận. Nhưng nhờ Kazami lời nguyền của câu chuyện 98 được
hóa giải, ánh sáng của sự sống được mở ra. Kết thúc chuyện mở ra con đường
11
khác cho các nhân vật: Sui không tìm đến cái chết mà có một tình yêu mới,
Otohiko cũng tìm được tình yêu đích thực. Tác phẩm nói đến tình yêu cùng huyết
thống, nhưng không gây cảm giác ghê sợ mà chứa đựng niềm cảm thông sâu sắc.
Năm1994 cuốn tiểu thuyết dài đầu tiên của cô “Nước thánh” – (Amrita) đạt
giải thưởng Murasaki – Shikibu lần thứ V, giải thưởng này được đặt theo tên tác
giả của “Câu chuyện sự thật” – “Story of Genji”. “Amrita” là cuốn tiểu thuyết dài
nhất của Banana, cho dù nó không được chia thành chương hồi, nhưng đây có lẽ
là chủ ý của cô. Toàn bộ cuốn sách miêu tả chi tiết hành trình của Sakumi và
những người giúp đỡ cô trong suốt khoảng thời gian đó. Bản thân Sakumi bị ngã
chấn thương sọ não, phải phẫu thuật và rối loạn trí nhớ, em trai cô có khả năng
đặc biệt đoán trước những chuyện sẽ xảy ra, người mẹ trải qua hai đời chồng và
đang có người tình mới. Sakumi xuất hiện trong một trạng thái uể oải ngay từ
trang sách đầu tiên. Công việc của cô hết sức bình thường: nhân viên phục vụ
trong quán ăn, nhân viên của hiệu sách. Câu chuyện được tiếp tục với một người
mẹ sẵn sàng bỏ bẵng con cái để đi theo tiếng gọi của tình yêu, đứa em trai thì
đang quay cuồng trong đầu với những dự báo chẳng lành, một chàng nhà văn trẻ
cứ vùi đầu trên những chuyến đi vô định, một người phụ nữ hát ru cho những
linh hồn trên biển… Mỗi nhân vật hiện diện đều mang một cảm xúc riêng, có
một vẻ khác biệt giúp người ta dễ nhớ. Cuốn tiểu thuyết dài đầu tiên của Banana
ngập tràn những dòng ý thức đi qua nỗi đau, qua bóng tối, qua giấc mơ dẫn đến
một cái đích sáng ngời của cuộc sống.
Tháng 10 năm 2000, “Furin to Nanbei” được giải văn học Bunkamura Duet
Magot lần thứ 10. Nữ tác giả này còn phát biểu rằng tham vọng lớn nhất của
mình là đoạt giải Nobel văn học.
Các tác phẩm của Yoshimoto Banana thường là bi kịch về sự đổ vỡ, trắc trở
và cái chết, nhưng ẩn chứa trong đó vẫn là niềm lạc quan, hy vọng về tình bạn,
ước mơ, tình anh em, gia đình. Các độc giả trẻ tuổi say mê và hết lời ca ngợi
những tác phẩm của cô. Họ tìm thấy ở đó những khung cảnh quen thuộc và
những nỗi ưu tư, trăn trở của chính mình qua từng số phận, mảnh đời của nhân
vật. Nhân vật trong tác phẩm của Banana phần lớn là các nhân vật nữ, họ đều
12
phải gánh chịu “những vết thương tinh thần” không thể nguôi ngoai. Song ẩn
chứa trong mỗi số phận của nhân vật là tiếng nói đồng cảm mà Banana dành cho
nhân vật của mình. Mô típ thường gặp trong truyện của Banana đó là nhân vật
nào đó phải sống trong bóng tối của sự cô độc thì sau đó sẽ có người khác xuất
hiện giúp họ vượt qua bóng tối ấy, hoặc chính bản thân nhân vật tự mình vươn
lên bằng nghị lực của bản thân để bước ra ngoài ánh sáng. Cuối các câu chuyện
các nhân vật đều được chữa lành bằng “liều thuốc tinh thần”. Banana còn thừa
nhận mình ngưỡng mộ và thường tìm cảm hứng từ các tác phẩm không thuộc thể
loại kinh dị của nhà văn Mỹ Stephen King. Yoshimoto Banana ngưỡng mộ sự
nhất quán gìn giữ nhân tính trong các tác phẩm của Stephen King. Trên những tờ
báo lớn và các mục điểm sách của các nhà xuất bản Mỹ, Châu Âu… cũng có
những lời khen ngợi dành cho Yoshimoto Banana. Các tác phẩm của Banana
không những được độc giả trong nước mến mộ mà còn được sự công nhận, đánh
giá cao từ phía độc giả nước ngoài. Có thể nói tên tuổi nữ văn sĩ xứ sở hoa anh
đào này đã được hâm mộ ở mức độ toàn cầu.
Hiện nay, cô có tới 12 tiểu thuyết, 7 tập tiểu luận với 6 triệu bản in được
dịch ra hơn 20 tiếng, xuất bản ở Anh, Pháp, Mỹ, Hà Lan, Tây Ban Nha, Đan
Mạch, Ý, Hy Lạp, Nga, Brazil, Trung Quốc, Đài Loan, Hongkong, Việt Nam…
Đặc biệt là ở Ý, 15 đầu sách của Banana đã được phát hành, trung bình mỗi năm
một cuốn, mỗi cuốn tiêu thụ khoảng 300000 - 4000000 bản. Với số lượng sách
lớn được xuất bản tại Ý, cô đã đạt giải thưởng văn học Italy, gồm cả giải
Fendissime danh tiếng. Trong danh sách “Những người Nhật bản đương đại”
được sắp xếp theo mức độ nổi tiếng và phổ biến ở Ý, Yoshimoto Banana xếp thứ
hai, ngay sau cầu thủ Nakata Hidetoshi.
1.3. Các tác phẩm đã xuất bản
13
STT
TIẾNG NHẬT
1
Muunraito Shadou ( ム ー
TIẾNG ANH
TIẾNG VIỆT
ン ラ イ ト ・ シ ャ ド ),
Nxb.Asahi tái bản (朝日出
版社), 2003
2
Moonlight
Kitchin ( キ ッ チ ン ), Kitchen,
Nxb. Fukutake Shoten( 福
武書店), 1988
Bóng trăng
Shadow
Megan Kitchen,
Backus, First US Việt Dzũng dịch,
edition,
Grove Nxb.Hội Nhà Văn -
Press, New York, Cty Nhã Nam, Hà
1993
3
Lương
Nội, 2006
Utakata/Sankuchuari (うた
かた
サンクチュアリ )
Sanctuary
Nxb.Fukutakeshote( 福 武
Phù
du/nơi
tôn
nghiêm
書店), 1989
4
Kanashii yokan (哀しい予
感
),
Dự
Nxb.Kadokawa
buồn
Shoten (角川書店), 1988
5
Tugumi
cảm
( つ ぐ み ), Goodbuy
Vĩnh biệt Tugumi,
Hoa
dịch,
Nxb.Chuo kouronsha ( 中 Tsugumi, Michael Vũ
Emmerich, Grove Nxb.Đà Nẵng - Cty
央公論社), 1989
Nhã Nam, Hà Nội,
Press, 2002
2007
14
6
Shirakawa yofune (白河夜 Asleep,
Michael
船 ) Nxb.Fukutake Shoten Emmerich, First
US
(福武書店), 1989
Ngủ mơ
edition,
Grove Press
7
Nxb.Kadokawa N.P, Ann Sherif, N.P, Lương Việt
N.P,
Shoten (角川書店), 1990 First US edition, Dzũng
Grove
dịch,
Press, Nxb.Đà Nẵng - Cty
New York, 1994
Nhã Nam, Hà Nội,
2006
8
Tokage
( と か げ ), Lizard,
Megan Thằn lằn, Nguyễn
Chi,
Nxb.Shinchosha (新潮社), Backus, First US Phương
edition,
Grove Nxb.Văn học - Cty
1993
Press, New York, Nhã Nam, Hà Nội,
1995
9
10
2008
Amurita ( ア ム リ タ ) Amrita,
Russell Amrita, Trần Quang
Nxb.Fukutake Shoten ( 福 F.
Grove
武書店), 1994
1997
Wasden, Huy, Nxb.Hội Nhà
Press, Văn-Cty Nhã Nam,
Hà Nội, 2008
Marika no nagai yoru/ bari
mu nikki ( マリカの永い
Giấc mộng dài của
夜 バリ夢日記)
Maria/Nhật kí Bali
Nxb.Gentosha ( 幻 冬 舎 ),
1994
11
SLY
世 界 の 旅
2,
Chuyến đi khắp thế
Nxb.Gentosha ( 幻 冬 舎 ),
giới
1996
15
12
Hachikou
no
saigo
no
koibito ( ハチ公の最後の
恋人), Nxb.chuokoronsha
Hachiko of last Người yêu cuối của
lover
Hachiko
(央公論社), 1994
13
Hanemuun ( ハネムーン ),
Nxb.choukoronsha(中央公 Honeymoon
Tuần trăng mật
論社), 1997
14
Haadoboirudo/
&
Haadorakku ( ハードボイ Hardboiled
Luck,
ル ド ハ ー ド ラ ッ ク ), Hard
Nxb.Rockin’ on (ロッキン
グ・オン), 1999
15
Cứng rắn
Emmerich, Grove
Press, 2005
Fuhen to nanbei (不倫と南
米 ), Nxb.Gentosha ( 幻 冬
舎), 2000
16
Michael
Adultery
and Loạn luân và Nam
South America
Mỹ
Karada ha zenbu shitteiru
( 体 は 全 部 知 っ て い る ),
Mọi điều về cơ thể
Nxb.Bungeishunjuu ( 文藝
春秋), 2000
17
Hinagiku no jinsei (ひな菊
の人生 ), Nxb.Rockin’ on Chrysanthemum
Cuộc đời người là
( ロ ッ キ ン グ ・ オ ン ), of human life
cánh cúc vàng
2000
16
18
Niji ( 虹 ), Nxb.Gentosha
Rainbow
(幻冬舎), 2002
19
Ookoku
sono
Cầu vồng
1
andoromeda haitsu ( 王 国
その 1 アンドロメダ・ハ
イ ツ ), Nxb.Shinchosha
Andromeda
Height
Vương
quốc
của
Andromeda (truyện
Hy Lạp – phần 1)
(新潮社), 2002
20
Aruzenchin babaa
( アルゼンチンババア ),
Argentine
Nxb.Rockin’ on (ロッキン
Bà lão Achentina
グ・オン), 2002
21
Deddoindo no omoide( デ
ッドエンドの思い出 ), Dead
end
Nxb.Bungeishunjuu ( 文藝 memories
of Những ký ức về ngõ
cụt
春秋), 2003
22
Ookoku
sono
2
itami,
ushinawaretamonokage,
Nỗi đau buồn của
soshitemahou ( 王国 その Kingdom of sore, Vương quốc; Hình
2 痛み、失われたものの Shadow
and bóng của những cái
影 、 そ し て 魔 法 ), magic
đã bị đánh mất và
Nxb.shinchosha ( 新潮社 ),
ma thuật
2004
23
Sea of lid
Umi no futa( 海 の ふ
17
Nắp biển
た)Nxb.Rockin’ on (ロッ
キング・オン), 2004
24
High and dry ( は つ 恋 ),
Nxb. Bungeishunjuu (文藝
春秋), 2004
25
High and dry
Mối tình đầu
Nankurunai ( なんくるな
い ), Nxb.shinchosha ( 新
潮社), 2004
26
Ookoku
sono
3
himitsunohanazono( 王 国
そ の 3 ひ み つ の花 園 ), Kingdom flower Bí mật của Vương
Nxb.shinchosha (新潮社), garden
quốc (phần 3)
2005
27
Mizuumi ( み ず う み ),
Nxb.Foil ( フ ォ イ ル ),
Lake
Hồ
Dolphin
Cá heo
2005
28 Iruka( イ ル カ ), Nxb.
Bungeishunjuu ( 文 藝 春
秋), 2006
[24] + [42]
CHƯƠNG II
18
NGHỆ THUẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA
YOSHIMOTO BANANA
Có nhiều loại hình nghệ thuật như nghệ thuật điêu khắc, hội họa… trong đó
văn học cũng là một loại hình nghệ thuật. Các loại hình nghệ thuật đều xây dựng
lên những hình tượng đặc trưng cho từng loại. Đối với văn học thì đó là hình
tượng văn học, được xây dựng bằng ngôn ngữ. Một tác phẩm văn học bao giờ
cũng có mặt hình thức và nội dung. Hình thức bao gồm nhiều yếu tố như: ngôn
từ, kết cấu, nhân vật, các phương tiện miêu tả… Nội dung và hình thức nghệ
thuật gắn bó chặt chẽ với nhau, hình thức chính là chất liệu góp phần xây dựng
nội dung tác phẩm. Nét độc đáo về mặt nghệ thuật trong tác phẩm thể hiện ở hình
thức và nội dung thông qua việc lựa chọn một phong cách riêng của nhà văn với
các tuyến nhân vật, ngôn ngữ, kết cấu, tư tưởng, chủ đề. Mỗi nhà văn thể hiện ý
tưởng của mình bằng lối miêu tả, chất giọng riêng. Có những nhà văn sử dụng
nhiều thủ pháp nghệ thuật để miêu tả thế giới truyện, cũng có nhà văn dùng lối
viết ngắn gọn, giản dị nhưng vẫn có sức hấp dẫn lớn. Yoshimoto Banana là
trường hợp như vậy, nữ tác giả chuyên viết về thế giới nội tâm, về những tâm tư,
tình cảm của con người rất đơn giản song lại có những đổi mới nhất định về mặt
nghệ thuật, làm cho nền văn học Nhật Bản có những yếu tố hấp dẫn. Banana có
những quan niệm mới mẻ về cá nhân con người, về thế giới cuộc sống, những
điều đó được thể hiện ở cách miêu tả của nhà văn trong thế giới truyện của mình.
2.1. Các chủ đề
2.1.1. Bi kịch – cái chết
Hầu như trong các tác phẩm văn học Nhật, ngay cả trong Manga, loại
truyện tranh giải trí phổ biến ở Nhật, cũng luôn có cái chết ám ảnh. Phải chăng
do ảnh hưởng từ tinh thần “chết vinh hơn sống nhục” từ các võ sĩ Samurai thời
xưa mà cái chết đối với người Nhật mang những giá trị nhất định. Đối với họ, nói
đến cái chết không phải nói đến sự sợ hãi mà là nói đến một thách thức mỹ lệ.
Chạm đến cái chết là chạm đến cái tận cùng, cái không ai vượt qua được. Người
xưa quan niệm, tạo hóa sinh ra con người và đưa con người vào vòng tròn của vũ
trụ “sinh - lão - bệnh - tử”.
19
Con người thấu hiểu sinh - tử là lẽ thường của mọi sự sống, là quy luật của
sự phát triển. Con người trong văn học cũng vậy, cũng phải gánh chịu cái chết,
sự mất mát và cách thức để vượt qua. Độc giả dễ nhận ra rằng các truyện của các
nhà văn Nhật Bản có quá nhiều sự tự sát. Trong nền tảng cuộc sống thường ngày,
người Nhật luôn ý thức rõ cái chết. Lý tưởng cái chết của Nhật Bản rất rõ ràng và
đơn giản. Làm giàu cho nghệ thuật Nhật Bản không phải là cái chết nghiệt ngã và
man rợ, mà ẩn chứa đằng sau những cái chết ấy là một mạch nguồn tinh khiết
đem lại những ý nghĩa nhất định. Trong các tác phẩm của Yoshimoto Banana
“cái chết” cũng luôn bao vây, gây ra cho con người nỗi đau và những vết thương
lòng mạnh mẽ. “Tình yêu”, “cái chết”, “sự sống”, “huyền hoặc” – bốn từ khóa đó
thường thấy trong các sáng tác của Yoshimoto Banana, trong đó “cái chết” được
tác giả quan tâm nhất. Yoshimoto Banana đã từng thú nhận rằng:“よしもとば
ななは、自分がほとんど病的に親しい人やペットの死を恐れているとこ
ろがあると告白したことがある。”1 [44]. (Cần lưu ý là ngay từ nhỏ Banana đã
nuôi nhiều động vật cưng trong nhà, nên cô rất yêu động vật). Nếu như quãng
thời gian phải chứng kiến cái chết đó tới, thì chắc chắn bản thân Banana cũng sẽ
thấy đau buồn. Mặc dù biết là sẽ đem lại
1
Tạm dịch: Ngay cả bản thân cũng sợ cái chết của người thân vì bệnh tật hay một lý do
nào đó, thậm chí sợ cả các con vật mà mình yêu quý nhất chết đi.
20
nỗi đau, nhưng tại sao Banana cứ phải đưa những điều đó vào tác phẩm? Banana
nhấn mạnh:“それは死がどうしても避けられない身近なことであり、残さ
れた者がそれをどう乗り越えていくのかに興味があるからだという。”1
[44]
Yoshimoto Banana còn nói:「死っていうのは死んだ人間の問題ではな
くて生きている人間の問題だ」とよしもとばななは言う。2 [44]. Trong tác
phẩm của cô mang một đặc trưng về cái chết: đó là chết tai nạn và tự sát nhiều
hơn là chết vì bệnh tật. Chết một cách đột ngột như vậy sẽ làm tăng thêm nỗi đau
cho những người thân, họ không được chuẩn bị sẵn tâm hồn để gánh chịu nỗi đau
đó. Yoshimoto Banana cho rằng không cần thiết phải miêu tả bối cảnh của cái
chết và quá trình của cái chết vào trong đề tài. Trong “Kitchen”, diễn tả cái chết
của người bà chỉ bằng hai câu văn ngắn gọn: “Mấy ngày trước, bà tôi mất. Tôi
bàng hoàng” [2; 2006: 14]. Một cái chết đơn giản, nhẹ nhàng đến mức không ngờ.
Từ chỗ đó lấy nỗi đau của những người còn ở lại làm trung tâm, câu chuyện được
tiến hành. “Tôi nghĩ rằng nơi tôi yêu thích nhất trên thế gian này là bếp. Chỉ cần
nó là bếp, chỉ cần nó là nơi nấu ăn, thì dù ở đâu, như thế nào, tôi cũng cảm thấy
không còn buồn bã.” [2; 2006: 13]. Những câu văn mở đầu đơn giản nhưng có sức
hấp dẫn kỳ lạ. Nhân vật chính trong truyện là Mikage Sakurai, một cô gái trẻ có
cá tính. Nỗi đau mà cô phải gánh chịu, đó là sự ra đi liên tiếp của những người
thân trong gia đình: bố mẹ, ông, rồi cả người bà đã chăm sóc cô từ tấm bé. Từ
sau cái chết của người bà cũng là người thân duy nhất còn lại trên cõi đời này,
Mikage luôn cảm thấy cô đơn, lẻ loi, nhiều khi trống vắng. Cô chỉ cảm thấy dễ
chịu và phần nào an tâm khi sống trong
1
Tạm dịch: Đưa những cái đó vào là tại vì cái chết dù thế nào đi nữa cũng là điều mà
con người khó tránh khỏi, và tại vì cô có hứng với việc xem những người còn ở lại sẽ
vượt qua nỗi đau như thế nào?
2
Tạm dịch: Nói đến cái chết không phải là vấn đề của người đã chết mà là vấn đề của
người đang sống.
bếp. Bếp là tình yêu, là sự gắn bó thiêng liêng và sâu sắc đối với cô. Giọng văn
21
mượt mà, súc tích, ngắn gọn nhưng mang một nỗi buồn bất tận của Yoshimoto
Banana đã cuốn hút người đọc ngay từ những dòng đầu tiên. Cô chọn không gian
bếp để xua tan nỗi buồn đang đè nặng lên cô. Mikage đang cô đơn lạc lõng, lại
nhận được lời đề nghị của người bạn Yuichi đến sống cùng căn hộ với anh ta và
mẹ Eriko - người bố chuyển giới vì không muốn yêu người đàn bà nào khác sau
khi mẹ Yuichi mất… Kể từ đó cô bắt đầu cuộc sống mới với gia đình nhà Tanabe.
Chính ngôi nhà đó, nơi cô quạnh chỉ có hai mẹ con Yuichi sống với nhau bằng
tình cảm ấm áp, với sự bình dị giản đơn và mái ấm gia đình, nơi mà cô vẫn hằng
ao ước, đã khiến Mikage yêu nó ngay từ lần đầu tiên gặp. Với Mikage, mái ấm
gia đình là tất cả, là niềm hạnh phúc lớn lao vô bờ bến, là điều không gì sánh nổi.
Yoshimoto đã diễn tả quãng thời gian hạnh phúc êm đềm khi Mikage đến ở
nhà Tanabe một cách tài tình. Người đọc cảm nhận cuộc sống của những con
người trong gia đình ấy sao mà giản dị, ấm áp, hạnh phúc đến thế, nhưng có một
điều gì đó thoáng u buồn, trào dâng cảm xúc bất tận. Cái “gia đình” kỳ lạ ấy đã
gắn kết những người cô độc lại với nhau. Mikage yêu chiếc ghế dài êm ái mà cô
vẫn ngủ trên đó hằng đêm, yêu những khi hiếm hoi mà cả ba người có thể ở bên
nhau, cùng cười đùa và ăn một bữa ăn đúng nghĩa của nó, và yêu cả căn bếp xinh
xắn của họ. Có điều gì đó thật giản đơn và hạnh phúc trong ngôi nhà kia, với
những con người luôn suy tư và bị ám ảnh với những nỗi đau xảy ra trong quá
khứ.
Sợi dây vô hình nào đã gắn kết họ? Niềm vui, hạnh phúc đích thực đang
thắp sáng trong con người họ. Nhưng đột nhiên: “Cô Eriko (mẹ của Yuichi) chết
vào một ngày cuối thu. Cô bị một gã mất trí theo đuổi và giết chết.” Cuộc sống
êm đềm đó giờ đây lại bị phá tan. Những con người trẻ tuổi ấy lại bắt đầu bước đi
trong cô đơn, lặng lẽ. Cảm giác như bóng tối không thể tan ra trong cuộc sống
của họ - cuộc sống mà cái chết hiện diện song tồn, dai dẳng trong kí ức, trong nỗi
đau mất mát không thể nguôi ngoai. Sự thật “mình chỉ còn lại một mình” trở nên
quá sức chịu đựng với hai người trẻ. Với họ hạnh phúc được định nghĩa là “một
cuộc đời không bao giờ phải cảm thấy rằng thật ra ta chỉ có một mình.” [2; 2006:
100]. Nhưng giờ đây họ phải chấp nhận cảnh đời nghiệt ngã ấy. Mikage đã thốt ra
“Dường như xung quanh chúng mình lúc nào cũng đầy ắp cái chết phải không.
22
Bố mẹ mình, ông mình, bà mình… người mẹ đã sinh ra Yuichi, và cô Eriko, thật
quá sức tưởng tượng. Vũ trụ rộng lớn thế, nhưng làm gì có ai như hai kẻ chúng
ta phải không? Nếu coi việc chúng mình làm bạn với nhau là ngẫu nhiên, thì
thật là khủng khiếp…Ôi, mọi người sẽ chết mất, chết hết mất thôi.” [2; 2006: 87]
Yuichi đáp lại: “Ừ, chúng mình phải đề nghị những người muốn chết sống
bên cạnh, biết đâu lại chả thành một việc ra tiền. Chỉ có điều là một công việc
tiêu cực thôi phải không?...” [2;2006: 87]
Không khí u buồn, ảm đạm như bao trùm lên những trang sách. “Vẫn thế,
màn đêm buông xuống căn phòng, và bóng đen của đám cây cối bên bậu cứa sổ
đang thả ánh nhìn của chúng xuống khu phố trong đêm.” [2; 2006: 92]. Người đọc
như lặng yên, như nghẹt thở hòa vào tâm trạng cùng với hai con người trẻ. Eriko
chết đi, chỉ để lại những hoài niệm, những nỗi buồn u uất cứ day dứt mãi không
thôi. Trong nỗi đau tưởng chừng không thể xóa nhòa đó, hai con người cùng cảm
thông với nhau, cùng an ủi nhau trong sự đồng cảm và lưu luyến, và có lẽ tình
yêu bắt đầu nảy sinh từ đây.
“Chúng ta chỉ lặng lẽ ở bên nhau mà không hề nói gì tới cái chết của cô
Eriko dù có mặt cả hai người, và mặc cho sự mơ hồ về thời gian và không gian
đang tăng lên. Không gì khác, không cả những chuyện trước mắt, tôi cảm thấy
một không gian yên lành và ấm cúng.” [2; 2006: 105]
Kể từ đây hình ảnh hai con người trẻ cô đơn sẽ tìm được sự nương tựa, dìu
dắt nhau trên bước đường đời. Cách viết của Banana đơn giản nhưng người đọc
có thể nhận ra thông điệp mà Banana nhắn gửi: Một thông điệp về sự cô đơn đã
trở thành như một định mệnh của con người, về nỗi nhớ nhà, nỗi nhớ “bếp” ăn
sâu vào trong tâm trí họ và cả về cách linh hồn con người dìu dắt nhau qua bóng
tối của cái chết và lãng quên. Nỗi cô đơn trong “Kitchen” đơn giản và xúc động
đến nao lòng. Cảnh cô đơn ấy bất kì ai cũng có thể gặp, nó gần gũi, quen thuộc,
cũng giống như số mệnh, là điều mà con người đành phải chấp nhận. Không mấy
ai sống trên đời, trong một lúc nào đó lại không chợt giật mình thầm nghĩ: Liệu
rằng ngày mai mình có còn được ở bên những người mình yêu quý? Cũng giống
như Mikage đã biết thế nào là thấp thỏm trong hạnh phúc gia đình khi mà chỉ có
23
một người bà đã già yếu và bản thân thì còn non nớt, câu hỏi đó cuốn vào lòng ta
như một cơn gió lạnh giữa ngày mùa xuân. Giọng cô gái Mikage, “tôi”, nhỏ nhẹ,
dịu dàng, không quá chua xót, nhưng vẫn thấy được sự bình thản thẳm sâu trong
lòng một người quá trẻ và phải chịu đựng quá nhiều đắng cay của cuộc đời.
“Kitchen” như một bước khởi đầu đưa người đọc vào thế giới của bi kịch,
cái chết, nỗi đau và sự chữa lành cứ lặp đi lặp lại trong các sáng tác của
Yoshimoto Banana.
Trong “Bóng trăng” (cũng rút từ tập “Kitchen”), nhân vật chính là một cô
gái trẻ tên Satsuki bị mất đi người bạn trai đã quen nhau bốn năm, còn cậu học
sinh trung học Hiiragi đã cùng lúc mất đi cả người anh trai và cô bạn gái do một
tai nạn xe hơi thảm khốc. Họ còn quá trẻ nhưng phải hứng chịu sự mất mát về
tình cảm quá lớn. “Việc mất đi người yêu là trải nghiệm đầu tiên, nó khiến tôi
đau đớn tưởng chừng như hơi thở của chính mình cũng đang tắt lịm.” [2; 2006:
184]. Satsuki hoàn toàn suy sụp, chỉ còn cách tìm quên trong việc chạy bộ vào
buổi sáng và dừng chân bên chiếc cầu kỷ niệm bất kể thời tiết có xấu như thế nào.
Còn cậu em trai Hiiragi thì luôn mặc bộ váy áo kiểu lính thủy của người bạn gái,
mặc kệ những ánh mắt đầy tò mò dành cho mình. Truyện mang màu sắc bí ẩn,
như một dòng hồi ức huyền ảo về những người thân yêu, mong muốn được gặp
lại họ trong nỗi đau tuyệt vọng. Chính trên chiếc cầu nối hai bờ sông kỷ niệm,
nơi hẹn hò của Satuski và Hitoshi, cô đã gặp một người con gái kì lạ tên Urara
nói với cô những điều kỳ lạ mà cô sắp chứng kiến. Hai con người đau khổ cùng
dựa vào nhau vượt qua những ngày trước mắt. Và chỉ được giải thoát khi điều kỳ
lạ mà Urara nói xảy đến. Cuối cùng, nhờ cô gái kỳ lạ đó, Satsuki lại được nhìn
thấy chính người yêu đã khuất của mình. Cũng nhờ vào đó, cô đã cố gắng vượt
qua nỗi đau để sống có ý chí hơn. Tác giả đã khéo léo xây dựng những chi tiết rất
cảm động, xoay quanh tâm trạng, cảm nhận và suy nghĩ của các nhân vật. Câu
chuyện như hòa thanh vào âm nhạc, ngân vang, kéo dài rồi tĩnh lặng với một
không khí u buồn, nhẹ nhàng.
Nếu như “Kitchen” khắc họa sự cô đơn trong cái chết của người thân, thì
“N.P” lại đưa ta vào nỗi buồn đau đầy nghiệt ngã khác. Trong lời giới thiệu
24
“N.P”, dịch giả Lương Việt Dzũng có viết: “Một cuốn sách buồn, đau nhói, nơi
những thương tổn tinh thần của nhân vật khiến ta mệt mỏi, thậm chí bị sốc,
nhưng tuổi trẻ, mùa hạ, những gắng gượng để được sống, được an lành giúp ta
thoát khỏi tuyệt vọng.” [29]
“N.P” là từ viết tắt của “North Point” (Điểm Bắc) – tên của một bài hát cổ,
là tên một bản nhạc xưa rồi thành tên tập truyện của cố nhà văn Takase Sarao
được nhắc đến ngay đầu tác phẩm. Lấy điểm xuất phát từ tập truyện này, các
nhân vật được kết nối thành những mối liên hệ kỳ lạ. Từ câu chuyện số 98, từ
những cuộc gặp gỡ vô tình, các nhân vật chính đã xích lại gần nhau. Họ là ba chị
em cùng cha khác mẹ nhà Takase: Saki, Otohiko, Sui, và Kazami - bạn gái của
Shoji, một dịch giả đã tự tử khi đang dịch tập truyện của Takase Sarao. Câu
chuyện được bắt đầu với cách kể giản dị của nhân vật chính Kano Kazami, khi cô
được tiếp cận với thiên truyện huyền thoại - “N.P”. Hai cái chết tỏa bóng ở đây,
của một nhà văn người Nhật sống ở Mỹ, đã tự sát và của một dịch giả ở Nhật,
cũng đã tự sát mà nguyên nhân là do việc dịch tác phẩm của nhà văn Takase. Câu
chuyện có chút huyền bí, mơ hồ, khó hiểu như một lời nguyền ám ảnh không rời
các nhân vật. Nhân vật Kazami, từ cuộc gặp gỡ vô tình đã trở thành bạn thân của
chị em nhà Takase và dần phát hiện ra bí mật về Sui. Sui là em cùng cha khác mẹ
của Saki và Otohiko, đồng thời là người tình của cha mình – nhà văn Takase, rồi
sau đó là người tình của anh mình – Otohiko. Sự giằng xé giữa tình yêu, đam mê
và giới hạn đạo đức, giữa quá khứ tổn thương với thực tại chông chênh đã khiến
cuộc sống của các nhân vật trở nên nặng nề, thậm chí luôn chấp chới giữa hai bờ
sống chết. Trái tim loạn nhịp sẽ chỉ có thể dẫn họ cùng nhau lao thẳng tới đáy
vực sâu của ân hận giằng xé.
Dù được đánh giá là có lối viết nhẹ nhàng, giàu nữ tính, nhưng “N.P” không
phải là một tác phẩm dễ đọc, đặc biệt với những ai quen tiếp nhận văn học từ góc
độ đạo đức. Nhân vật chính - Kazami từ vai trò một người ngoài cuộc, thông qua
mối tình với dịch giả cuối cùng của “N.P”- đã bước vào vị trí trung tâm. Những
cái chết kia tỏa bóng lên cô, lên những đứa con của nhà văn quá cố bí ẩn. Những
khái niệm mơ hồ, những quan hệ oan trái bị ghét bỏ, sự chán chường và cả tín
hiệu cầu cứu mong manh cứ choáng ngợp trong tâm trí họ. Từng bước, cái mơ hồ
25
giữa sự sống và cái chết cứ như đan chéo, lồng dần vào trong tim họ. Có đôi lúc
người đọc như nín thở bởi không khí u ám, bởi một cái gì đó đen nghịt, giống
như là một điềm báo đang dần đè lên các nhân vật. Những con người rơi vào tấn
bi kịch ấy gặp nhau rồi bị nhau cuốn hút một cách bất thường, tạo nên những mối
quan hệ không rõ nghĩa. Nhưng có một cái gì đó khó mà diễn đạt được trong cái
vắng lặng sâu thẳm, trong chính những ngôi nhà, bóng dáng của những con
người chập chờn bước đi trong thế giới của quá khứ.
Sui là một cô gái có số phận bất hạnh nhưng tính tình mạnh mẽ, lạc quan,
sống và yêu hết mình. Từ nhỏ cô đã không biết mặt cha mình, bị cha bỏ rơi, lại bị
người mẹ nghiện rượu thường xuyên đánh đập và bỏ rơi thêm một lần nữa. Cô đã
phải tự học lấy cách sống cho riêng mình, phải sống tự lập và vất vả ngay từ khi
còn rất trẻ tuổi. Chính vì lẽ đó Sui hiện lên như một thân phận đáng thương hơn
là một cô gái bị ghét bỏ. Cả Sui và Otohiko đều luôn sống trong sự dày vò, đau
đớn, đầy ám ảnh, mặc cảm tội lỗi tưởng chừng như không thể giải thoát. Mối
quan hệ giữa Sui, Otohiko, Saki là tình cảm gia đình, tình yêu, sự đam mê, là
khát khao tìm thấy hình bóng người cha trong nhau, nhưng cũng là sự day dứt
không thể giũ bỏ. Họ tồn tại giữa những xúc cảm đối lập ấy, vừa né tránh vừa
bao bọc nhau, vừa không hiểu điều gì đang xảy ra, vừa chẳng biết ngày mai sẽ ra
sao và điều gì đang đợi mình ở phía trước. Yoshimoto Banana khiến người đọc
cảm thấy các nhân vật của cô đang sống chậm, nặng nề đầy ám ảnh. Trong cuộc
gặp gỡ cuối cùng Sui hiện lên với sự suy sụp và tan vỡ hoàn toàn: “Sui đứng
trong góc ban công, sắc mặt xanh xao, mắt nhắm nghiền, từ con người Sui toát
ra thứ màu sắc của sự thảm bại. Thứ màu sắc của sự buông xuôi, ở một con
người bị thúc ép và rệu rã.” [3; 2007: 188].
Tưởng chừng như Sui sẽ tìm đến cái chết, nhưng không ngờ sự gặp gỡ định
mệnh với Kazami như một sự cứu rỗi ảo ảnh đã níu giữ Sui lại với cuộc đời. Cái
chết được nhìn nhận như là một thế lực đen tối bên ngoài, nó có thể là bóng đen
mù mịt, luôn rình rập và chực vồ lấy ta vào một đêm mưa: “Một bóng đen u uất
len lỏi trong đêm đen, tỏa ra khắp bầu không khí như thủy triều, trườn tới, lạnh
lẽo dõi nhìn sự vùng vẫy trong từng thớ thịt của chúng ta…” [3; 2007: 208].
26
Lời nguyền đã được phá giải, bóng đen u tối đã bị phá vỡ, mọi thứ trở lại
bình thường, họ vẫn sống.
“Càng về khuya, tiếng sóng đang vây lấy sự trầm mặc, dường như mỗi lúc
một rõ ràng và biểu cảm hơn. Khung cảnh bao la trước mắt đã xua tan đi tất cả
những nỗi niềm u uất và làn không khí mát lành đang xâm chiếm tâm hồn tôi.
Nhưng có cái gì đó đang tỏa sáng, mãi mãi không bao giờ tàn lụi. Tĩnh lặng.
Đêm. Trong lành. Vĩnh hằng. Như ngày tận thế.” [3; 2007: 247].
Yoshimoto Banana miêu tả tình yêu đồng tính, đồng huyết một cách u hoài
nhưng cực kỳ nhẹ nhõm. Bên dưới lớp vỏ bọc câu chuyện ấy còn là những suy
tưởng cùng ý nghĩa sự tác động của văn chương lên cuộc đời thực.
“Vĩnh biệt Tugumi” là một câu chuyện buồn nhưng không bi lụy. Câu
chuyện là những hồi ức của Maria về mùa hè cuối cùng ở biển, với nhiều kỷ
niệm cùng bè bạn và những người thân trong đó có Tugumi. Tugumi là một cô
gái nhiều bệnh tật, cảm giác về cái chết luôn kề bên cùng với sự nâng niu của cả
gia đình đã tạo cho cô bé một cá tính đặc biệt “… thất thường, ngang ngược,
Tugumi là đứa tâm địa xấu xa, thô tục, độc mồm độc miệng, thích làm mọi thứ
theo ý mình, vòi vĩnh và tinh quái.” [4; 2007: 9]. Không có nỗi ám ảnh nặng nề của
cái chết và nỗi đau xuất hiện ngay đầu tác phẩm như “N.P” hay “Kitchen”, “Vĩnh
biệt Tugumi” như một cuốn nhật ký nhỏ ghi lại một ngày hè cuối cùng của
Maria trên phố biển. Khi thách thức là cái chết, song dường như Tugumi muốn
phá bỏ cái trật tự như thể sẵn sàng đưa mình vào cõi chết ấy. Chính niềm tin vào
cuộc sống, trái tim đầy sinh lực đã đẩy lùi những ám ảnh về cái chết của cô gái
yếu ớt, bệnh tật này. Banana đã nói về cái kết của câu chuyện: “Phần kết của
cuốn truyện này là sự bắt đầu một cuộc sống mới của Tugumi, nghĩa là “cái
chết” của một Tugumi từ trước cho tới thời điểm đó. Tất nhiên, việc đọc và hiểu
như thế nào là tùy thuộc ở độc giả nhưng tôi định vậy. Từ bây giờ, Tugumi sẽ lần
đầu tiên bắt đầu cuộc sống thực sự”… [26]
Theo lý luận về bi kịch của Aristote thì bi kịch không hẳn là những sự kiện
ghê gớm, “kinh thiên động địa” mà là khi ta thấy được nỗi bất hạnh của chính
những con người bình thường như chúng ta có thể gặp phải. Cho nên những chủ
27
đề về bi kịch, cái chết, nỗi đau mà ta bắt gặp trong tác phẩm của Yoshimoto
Banana không hẳn đã hoàn toàn là sản phẩm của hư cấu, óc sáng tạo của nhà văn
mà bắt rễ từ hiện thực. Điều này giúp ta lý giải và thấu hiểu vì sao những câu
chuyện có vẻ ảm đạm quá mức về bi kịch gia đình và nhân sinh như thế vẫn có
thể đi vào lòng người đọc và khơi gợi niềm đồng cảm sâu xa.
2.1.2. Tình yêu
“Tình Yêu” là đề tài muôn thưở thường thấy trong các tác phẩm văn học.
Tình yêu muôn màu sắc, đủ mọi cung bậc được tạo hóa xe nên sợi dây liên kết.
Con người sinh ra có trái tim biết yêu thương, để yêu thương. Trong âm nhạc có
nốt trầm, nốt bổng, trong tình yêu cũng có những cung bậc, xúc cảm nhất định.
Trong tình yêu ai cũng muốn mình hạnh phúc, nhưng dòng đời nổi trôi, tình yêu
có khi đẹp, có khi buồn, có khi nhẹ nhàng, có khi mãnh liệt. Bạn đọc khi bước
vào thế giới truyện của Yoshimoto Banana sẽ nhận ra tình yêu là đề tài chủ đạo
và nổi bật trong các sáng tác của cô. Tình yêu của các nhân vật trong truyện
Banana có những màu sắc riêng, nhưng nét nổi bật chính là tình yêu của giới trẻ
trong thời hiện đại.
Các cặp tình nhân trong truyện của Banana đều có nét tương đồng về hoàn
cảnh hay xúc cảm nào đó. Theo E.Fromm, con người muốn thoát khỏi cô đơn
không còn cách nào khác là phải hợp nhất với người khác. Và con đường hữu
hiệu nhất đó là tình yêu. Với E.Fromm “Tình yêu là một quyền năng chủ động
trong con người; quyền năng chọc thủng những bức tường ngăn cách người với
người, hợp nhất mình với kẻ khác, tình yêu khiến mình vượt qua được ý vị cô lập
và li cách nhưng nó cho phép mình là mình, giữ lại sự toàn vẹn của mình.” [31].
Triết gia hiện sinh Kierkegaard cũng đã viết: “Nơi nào có tình yêu, nơi đó hết cô
đơn.” [31]. Trường hợp của Mikage và Yuichi trong “Kitchen” là một minh
chứng cho tình yêu xuất phát từ sự cô đơn và tìm đến sự đồng điệu trong hai tâm
hồn. Cô gái trẻ Mikage mất đi người bà là người thân duy nhất còn lại trên cõi
đời, Yuichi thì vừa mất mẹ - người cha cải giới thành. Tình yêu của họ có lẽ bắt
đầu từ hai cảnh ngộ giống nhau, từ sự cô đơn cần có nhau để nương tựa. Mikage
nghĩ rằng “Có Yuichi mình chẳng cần gì hết”. Chứng tỏ Yuichi dần có vị trí quan
28
trọng đối với Mikage. Tình yêu của Mikage và Yuichi không biểu hiện rõ bằng
lời, nhưng được thể hiện qua sự quan tâm, che chở cho nhau.
“…Yuichi ơi, lạnh quá, lạnh quá. Rồi tôi bám chặt lấy cánh tay Yuichi mà
dụi mặt mình vào đó. Áo len tỏa ra thứ mùi của lá khô, thật ấm áp.
- Yuichi nói vậy, rồi như một phản xạ tự nhiên, ôm lấy đầu tôi bằng cánh
tay còn lại của mình.” [2; 2006: 132]
Một cảnh tượng, một khung cảnh đẹp của một mối tình đầy ấm áp hiện lên
trước mắt người đọc. Họ đang cố gắng thắp sáng trong nhau một tình yêu với thứ
màu sắc tươi mới. Có chút gì đó hơi khác với mối tình bình thường, hai con
người này còn thể hiện tình yêu chính qua những bữa ăn được ăn cùng nhau…
“Biết bao đêm và ngày, chúng tôi đã từng ăn cơm với nhau”. Có lần Yuichi hỏi.
- Sao cứ ăn bất kì thứ gì cùng với Mikage cũng đều thấy ngon vậy nhỉ?
Mikage chỉ cười: “Không phải vì cơn đói lòng và cơn đói tình cùng một lúc
được thỏa mãn hay sao.” [2; 2006: 170-171]
Người ta thường nói “lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”, hai con người một
nam, một nữ cùng sống chung dưới một mái nhà, thì sao lại không nảy sinh tình
cảm được. Bởi họ cũng là con người bằng xương bằng thịt, chứ không phải đá gỗ,
họ cũng có trái tim biết rung động và biết yêu thương. Yoshimoto Banana đã
khéo léo khi để các nhân vật vào sự tương đồng về cảnh ngộ, đang trong lúc cô
đơn, họ thực sự cần nhau. Từ mối tình này, cũng không ít người đọc thấy khó
hiểu, không khỏi băn khoăn về sự mập mờ giữa tình yêu nam nữ và tình anh em
của Yuichi và Mikage. Họ đã cùng nhau vượt qua những nỗi buồn đau, vượt qua
mức bạn bè, có sự gắn bó bao tình thương mến dưới một mái nhà “Khi hai con
người cùng nhau trải qua chiều dài của năm tháng, vào những khoảnh khắc ấy,
giữa họ sẽ xuất hiện một mối cảm thông sâu sắc, giống hệt như một thứ thần giao
cách cảm vậy.” [2; 2006: 109]
Đỉnh cao của sự thể hiện tình yêu đó là hình ảnh Mikage lặn lội đường xa,
vượt qua hàng ngàn cây số giữa đêm khuya lạnh lẽo để đem món Katsudon tuyệt
ngon đến nhà trọ cho Yuichi. Giữa đêm khuya không hề sợ sệt, Mikage muốn
29
đem niềm vui đến cho Yuichi. Mikage không chỉ đơn thuần là mong Yuichi
thưởng thức món ngon mà còn ẩn sâu trong đó là tấm chân tình của người con
gái với người con trai. Mikage đã đi theo “tiếng gọi của tình yêu”, mà nếu không
làm ngay lúc này thì cơ hội sẽ vụt mất trong tầm tay, mà đó lại là một điều hết
sức quan trọng. Trên con đường khuya mà Mikage đi còn có ánh trăng soi đường,
hay chính là ánh sáng dẫn cô tới con đường tình, con đường hạnh phúc. Banana
để cho nhân vật hành động theo ý muốn một cách táo bạo, cũng có nghĩa là nhân
vật của cô dám hy sinh và làm tất cả vì người mình yêu. Nếu Mikage không hành
động ngay thì cái điều quan trọng ấy có thể sẽ vụt biến . “Đó chính là lúc tình
cảm của hai đứa chúng tôi vừa hòa vào nhau ở một khúc cua thoai thoải, trong
bóng tối mà cái chết đang vây quanh. Thế nhưng, nếu vượt ra khỏi khúc cua ấy
rồi, chúng tôi sẽ lại bắt đầu rẽ sang những ngả đường hoàn toàn khác. Lúc này
đây, nếu bỏ qua khúc cua ấy, chúng tôi sẽ vĩnh viễn chỉ là hai người bạn.” [2;
2006: 154]. Bầu không khí ấm cúng, hạnh phúc đến với Mikage và Yuichi khi mà
Yuichi ăn ngon lành món Katsudon cũng chính là đón nhận tình cảm của Mikage.
Lúc này đây Mikage nhận ra một điều đó là “không muốn mất Yuichi”. Như một
bức tranh toàn cảnh vẽ lên khung cảnh ấm áp trong niềm vui, hạnh phúc có nhau
của hai con người trẻ tuổi giữa cõi đời mênh mông. Tình yêu của họ sẽ đi đến
đâu, đó là một câu hỏi cho một kết thúc bỏ ngỏ của Banana. Banana để cho người
đọc tự suy ngẫm, song không ít người thầm nghĩ về mảng kết của câu chuyện sẽ
là hai người trẻ tuổi sống hạnh phúc bên nhau trong một thế giới không còn bóng
tối vây quanh, sẽ là quãng thời gian bù đắp lại những tháng ngày đau khổ của họ.
Các nhân vật trong truyện Banana “cuốn hút vào nhau như một định mệnh
thật mãnh liệt”, để rồi tình yêu nảy sinh cũng thật mạnh mẽ. Tình yêu của cô gái
Tugumi - một cô gái yếu ớt, thường xuyên bệnh tật nhưng “linh hồn sâu thẳm
hơn bất kì ai và mạnh mẽ như thể bốc cháy đến tận vũ trụ” là một ví dụ. Tình yêu
đến với Tugumi nhanh chóng ngay khoảnh khắc cô cảm nhận điều ẩn chứa trong
tâm hồn với người con trai Kyoichi. Tình yêu giữa Tugumi và Kyoichi có dự
cảm mơ hồ, bấp bênh. Tugumi cũng nhận ra điều đó: “Tình yêu là cái mà khi ta
nhận ra thì ta đã chót làm rồi, dù là ở tuổi nào cũng thế. Nhưng nó được phân
chia rõ ràng thành loại có thể nhìn thấy và loại không nhìn thấy được kết cục,
30
điều đó thì bản thân mình chắc chắn hiểu rõ nhất” [4; 2007: 123]. Tugumi lường
trước hơn ai hết giới hạn chẳng lành song cô vẫn hào hứng đón nhận tình yêu.
Tình yêu cho Tugumi sức mạnh và niềm tin vào cuộc sống. Người đọc cũng nhận
thấy mơ hồ về tình yêu của tuổi hoa niên, nhưng sẽ ấn tượng về một mối tình
ngây thơ, trong sáng với một cô gái xinh đẹp và hay cáu gắt.
Yêu nhưng không có nghĩa là chỉ biết chìm đắm trong tình yêu mà yêu còn
là sự chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong tâm hồn. Bản thân tình yêu trong cách nhìn
của Yoshimoto Banana chính là liều thuốc hữu hiệu để chữa vết thương lòng cho
những con người cô đơn, lạc lõng. Khi yêu nhau, lại được ở bên nhau con người
sẽ được tiếp thêm niềm tin và sức mạnh để vượt qua mọi sóng gió của cuộc đời.
Đôi khi tình yêu chỉ được định nghĩa đơn giản: “…khi thật tình muốn chạm
vào người, muốn hôn lên môi, muốn ôm vào lòng, muốn dìu đi, bức xúc đến
không chịu nổi; đơn phương cũng chẳng sao, muốn đến ứa nước mắt, ngay lúc
này đây, chỉ người này thôi, không phải người này là không được. Tôi nghĩ ra rồi.
Đấy là tình yêu” [1; 2006: 37]. Song tình yêu không phải lúc nào cũng đơn giản
như thế mà còn có những mối tình phức tạp, trái ngang, lắm khổ đau. Những
chuyện tình trong các sáng tác của Banana phần lớn đều “bất thường”, nào là tình
yêu cùng huyết thống, các vụ ngoại tình, đồng tính nữ… Những câu chuyện bất
thường của Banana không hề gợi lên cảm giác ghê tởm, không bày tỏ thái độ
khuyến khích hay thứ tha. Yoshimoto chỉ đơn giản nhìn nhận những điều không
bình thường ấy bằng con mắt điềm tĩnh của người quan sát và thái độ xót thương
cho thân phận con người phải đương đầu với những nỗi đau.
“N.P” là câu chuyện buồn về mối tình “loạn luân” đầy oan trái của nhân vật
Sui với cha và anh mình. Đầu tiên là mối tình của Sui với cha mình, gặp nhau
trong một hoàn cảnh nghiệt ngã: Chính cha cô đã tình cờ gặp gỡ và ngủ với cô,
tưởng chỉ là cô gái đồng hương đang chật vật ở đất nước xa lạ, ai ngờ rằng cô gái
đó chính là con gái mình. Dù số phận éo le nhưng Sui không một lời oán trách
khi biết người đó là cha ruột của mình, trái lại Sui còn luôn khao khát có được
tình cảm của cha và nghĩ rằng cha cô đã từng rất yêu cô. Mối tình nghiệt ngã ấy
vẫn không buông tha Sui mà còn đẩy Sui gặp gỡ và yêu Otohiko, nhưng Otohiko
31
lại là anh trai cùng cha khác mẹ với cô. Chính mối tình ngang trái bất hạnh đã
dần đẩy Sui vào con đường cùng không lối thoát. Sui và Otohiko không tỏ ra yếu
đuối, dám theo đuổi và đấu tranh để bảo vệ tình yêu cho mình. Họ từng quyết
định bỏ đi Boston sinh sống cùng nhau để sống “cuộc đời bình thường” có nhau,
cố tình quên đi sự thực đầy phũ phàng. Tuy nhiên họ vẫn bị dày vò, day dứt với
nỗi đau không thể vứt bỏ.
Trái tim loạn nhịp của Sui và Otohiko sẽ chỉ có thể dẫn họ xuống vực thẳm,
nhưng nhờ có sự xuất hiện của nhân vật Kazami, tình thế đã thay đổi hẳn. Cuối
cùng thì Sui cũng tìm được tình yêu mới và bắt đầu với cuộc sống hoàn toàn khác,
những ân hận và giằng xé sẽ xóa nhòa dần. Còn Otohiko có phải sẽ bắt đầu mối
tình với Kazami? Lại tiếp tục theo cách kết thúc bỏ ngỏ, Banana đã đưa các nhân
vật rẽ sang một con đường khác tươi sáng hơn. Banana làm người đọc thấy tò mò
muốn khám phá về cuộc tình mới của các nhân vật.
Banana đưa ra mối tình “loạn luân” nhưng lại có cách giải quyết khôn khéo,
không để nhân vật xuống vực thẳm với sự lầm lạc, sa đọa, xúc phạm giá trị và
chuẩn mực, mà có cái nhìn đầy đồng cảm, xót thương. Chính điều đó làm nên
sức hấp dẫn trong sáng tác của Banana.
Yoshimoto Banana còn cho chúng ta một cách nhìn rộng mở hơn, và một
cái nhìn cảm thông cả về vấn đề giới tính, cũng như tình yêu tính dục. Banana
mạnh dạn đưa cả những người thuộc giới tính thứ ba hay còn bị gọi là pê – đê
vào tác phẩm. Hiện tượng này bị coi là một vấn đề tranh cãi của xã hội, nhưng
trong truyện của Banana những nhân vật đồng tính cũng không đáng bị coi là
một tệ nạn xã hội hay bị khinh chê, bởi những nạn nhân này rơi vào những cảnh
ngộ thật buồn. Trong “Nhà bếp” thì đó là hình ảnh cô Eriko mà trước đây là một
người đàn ông có vợ mất đi để lại đứa con nhỏ. Vì tình yêu quá lớn và muốn bù
đắp cho người vợ đã chết, Eriko đã quyết định phẫu thuật chuyển đổi giới tính,
trở thành người mẹ sống vui vẻ cùng đứa con trai. Cùng làm việc trong quán bar
của Eriko còn có người đồng tính nữa là “Chika – chan”.
Trong truyện “Bóng trăng” là hình ảnh chàng thiếu niên trung học Hiiragi
mặc đồng phục váy kiểu lính thủy của cô bạn gái đã mất. Dưới con mắt của
32
người đời có lẽ sẽ có ánh nhìn cực đoan, nhưng những nhân vật này dám làm mọi
thứ để bảo vệ tình yêu theo cách của riêng mình. Chính điều này có sức thuyết
phục hơn với các bạn trẻ.
Yếu tố “tính dục” từng xuất hiện trong nhiều tiểu thuyết, truyện ngắn hiện
đại. Truyện của Banana cũng phản ánh vấn đề “tính dục”, tuy nhiên Banana
không miêu tả trực tiếp và trần trụi như Murakami. Vấn đề “tính dục” trong
truyện Banana có thể gợi ra nhiều hướng suy diễn từ chính những mối tình bất
thường và đầy éo le. Banana viết về chuyện tình của các thiếu nữ trẻ, nên tình
yêu trong thế giới truyện của Banana cũng mang nhiều màu sắc, nhiều cung bậc,
làm say đắm độc giả trẻ. Tuy nhiên hầu hết các mối tình đều gợi lên sự chóng
vánh có đôi chút hời hợt. Điều này làm cho người đọc không khỏi băn khoăn, tự
vấn về quan niệm sống và nền tảng đạo đức của giới trẻ ngày nay. Nếu đọc kỹ
chúng ta sẽ có một cách nhìn nhận thấu suốt về thế giới truyện độc đáo của
Yoshimoto Banana
2.2. Cách xây dựng nhân vật
2.2.1. Nhân vật đời thường
M.Gorki có lần khuyên một nhà văn trẻ: “Anh hãy bỏ nghề viết đi. Đấy
không phải là việc của anh, có thể thấy rõ như thế. Anh hoàn toàn không có khả
năng miêu tả con người cho sinh động, mà đấy lại là điều chủ yếu” [9; 2003: 126].
Miêu tả con người, đó chính là việc xây dựng nhân vật của nhà văn.
Văn học không thể thiếu nhân vật, vì đó chính là phương tiện cơ bản để nhà
văn khái quát hiện thực một cách hình tượng. Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể
hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một loại người nào đó, về
một vấn đề nào đó trong đời sống. Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc
vào một thế giới riêng của đời sống con người. Cho nên việc xây dựng nên một
hình tượng nhân vật nào đó chính là dựa vào tài năng khéo léo của mỗi người
nghệ sĩ. Nếu nhân vật chỉ được xây dựng trên sự tưởng tượng không thôi sẽ
không lý thú và gần gũi bằng nhân vật được khắc họa ngay trong đời sống hiện
thực. Phải chăng nhân vật trong các sáng tác của Yoshimoto Banana cũng chính
là khuôn mẫu của con người trong đời sống thường nhật. Do vậy người đọc sẽ dễ
33
dàng hiểu và cảm nhận được tác phẩm một cách sâu sắc. Trong các tác phẩm của
mình, Yoshimoto Banana đã rất tinh tế và khéo léo để các nhân vật của mình
sống một đời sống hết sức tự nhiên, giản dị, chân thực như chính trong đời sống
hàng ngày của chúng ta. Từ diện mạo, tính cách đến ngôn phong, hành động, tất
cả đều rất thực và gần gũi với đời thường. Điều đó cũng tạo được ấn tượng dễ
gần nơi người đọc. Một khi đã là con người trong cuộc sống đời thường thì họ
cũng có cuộc sống của riêng họ, cũng phải trải qua những quãng thời gian riêng
biệt. Dường như thế giới nhân vật trong truyện của Banana gợi cho chúng ta cảm
nhận về một cuộc sống hiện đại đầy sinh động mà ở đó con người hàng ngày hối
hả, nhộn nhịp chạy đua với thời gian. “Kitchen” (Nhà bếp) là một không gian cho
thấy không gian ấm áp mà mỗi gia đình cần có. Không gian bếp ấy tuy nhỏ hẹp
nhưng làm chúng ta liên tưởng đến không khí sum tụ, quây quần trong mỗi bữa
ăn của gia đình. Những điều đó không xa xôi, khó hiểu mà nó đang diễn ra ngay
trong chính cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta.
Các nhân vật của Yoshimoto Banana cũng biết yêu đương, cũng có những
tâm trạng vui, buồn đan xen nhau. Bên cạnh hạnh phúc, họ cũng phải nếm trải
những cay đắng khắc nghiệt. Họ sống với cả ước mơ, niềm tin và khát vọng vào
một thế giới ngày mai. Đó là điều hiển nhiên, là quy luật tất yếu trong cuộc sống
hàng ngày của chúng ta mà ai ai cũng đều phải trải qua. Chân dung giới trẻ trong
tình bạn và tình yêu ở thế giới truyện của Yoshimoto Banana là những con người
mang trái tim biết rung động, cảm thông, luôn có ý thức hướng thiện và có một
đời sống tình cảm phong phú đến mức kỳ kạ. Nhân vật Tugumi trong “Vĩnh biệt
Tugumi” có đôi lúc bướng bỉnh, ngỗ ngược nhưng lại ngây thơ trong sáng trong
tình yêu của lứa tuổi mới lớn.
Bức tranh đời sống trong tác phẩm của Banana hiện ra không những qua
cảnh đô thị sầm uất, mà còn có cả cảnh làng quê thanh bình như trong “Vĩnh biệt
Tugumi”. Tại nơi đồng quê thanh bình ấy, cảm xúc đã dâng trào khi Tugumi tìm
thấy được tình yêu của mình còn Maria hiểu được ý nghĩa đích thực của gia đình.
Khoảnh khắc biển, không khí trong lành với mùi nước biển và cảm giác dễ chịu
khi đi dạo trên bờ biển vào những buổi chiều hè sẽ giúp quên đi những âu lo, mệt
mỏi. Quả thực thiên nhiên trong tác phẩm của Banana làm người ta thổn thức, nó
34
có một vẻ đẹp hoàn hảo, ẩn chứa trong những giây phút mà con người ta bất chợt
nắm bắt được, bất chợt được ngắm nhìn thế giới qua một lăng kính khác lạ: Từ
những hàng cây Anh Đào mùa xuân đầy sức sống mà Otohiko thấy, sân trường
Đại học những ngày đầy nắng, con đường đêm, không khí của biển… Cuộc sống,
âm thanh, màu sắc, tình yêu… một thế giới đầy tuyệt diệu, không đâu xa mà ở
ngay trong cuộc sống đời thường của chúng ta.
Ngay từ đầu, các nhân vật trong truyện của Banana đã không hề bộc lộ chút
tham vọng tiền tài, địa vị, cũng chẳng mang vác bất cứ gánh nặng lý tưởng nào
ngoài cuộc sống riêng tư và đời thường của cá nhân. Không gian sinh tồn của họ
hầu như chỉ gói gọn trong cái vòng nhỏ của gia đình, bè bạn, một vài người quen
và nhất là trong ốc đảo nội tâm của riêng họ. Ta có thể nhìn vào một số trường
hợp mà các nhà văn lý tưởng hóa nhân vật của mình, để nhận ra được thông điệp
mà họ gửi gắm qua các nhân vật đối với cuộc đời, xã hội. Còn nội dung thông
điệp mà nữ nghệ sĩ Banana muốn gửi đi có phần khác: Cô không có tham vọng
tạo dựng hình mẫu con người trong bất cứ thời đại nào mà chỉ đơn giản muốn kể
câu chuyện về sự tồn tại nhỏ bé của tuổi trẻ, về tình yêu, sự cảm thông giữa
người với người. Những con người đó có những hành động tốt lẫn chưa tốt, cũng
có những suy nghĩ cao thượng lẫn thấp hèn. Song họ đều nhận được sự đồng cảm,
sẻ chia từ phía độc giả.
Các nhân vật: Mikage, Yuichi, Kazami, Maria… từ những hành động, cách
suy nghĩ tưởng chừng như xa lạ nhưng lại rất thân quen, gần gũi mà ta đã từng
bắt gặp ở một người bạn, một người họ hàng nào đó, một ai đó ta đã từng biết
trong đời thực… Họ thuộc về cuộc sống xung quanh ta, những con người mà ta
thấy trong chính bản thân ta cũng như trong chính cuộc sống mà ta đang phải đối
mặt và trải qua.
Gấp trang sách lại, hẳn mỗi người đọc sẽ đều cảm nhận được những giá trị
đích thực mà mỗi tác phẩm đem lại. Người đọc không khỏi bồi hồi, xao xuyến,
chạm khắc sâu thẳm trong tâm hồn đầy ấn tượng về một cuộc sống hiện thực. Đó
chính là nghệ thuật xây dựng đời sống nhân vật một cách sinh động của
Yoshimoto Banana.
35
2.2.2. Nhân vật tự sự
Cá nhân, nhân cách từng con người là trung tâm chú ý của các nhà tiểu
thuyết. Mỗi nhân vật được nói đến trong tác phẩm Banana đều được khắc họa với
diện mạo, tính cách riêng biệt hết sức ấn tượng và độc đáo. Bên cạnh những nhân
vật huyền ảo, Banana còn xây dựng hình tượng nhân vật tự sự. Những nhân vật
này làm trung tâm điểm cho mọi tác phẩm. Nhân vật tự sự trong truyện của
Banana hiện lên mờ nhạt về hình dáng, không được Banana miêu tả chi tiết
nhưng lại được khắc họa một cách đầy đủ về tính cách, quá trình diễn biến tâm lý.
Phần lớn các nhân vật đều có đời sống nội tâm, vì vậy Banana rất thành công
trong việc miêu tả đậm nét về đời sống của các nhân vật này. “Với Tônxtôi, tiểu
thuyết có khả năng khám phá, tái hiện thế giới nội tâm hết sức tinh vi, bí ẩn và
luôn biến chuyển của con người. Kỹ xảo thể hiện nội tâm con người là một trong
những thước đo quan trọng của tiến bộ nghệ thuật.” [10; 2006: 101]. Tônxtôi còn
đưa ra nhận định: “Mục đích chủ yếu của nghệ thuật, nếu như có nghệ thuật và
nghệ thuật có mục đích, là thể hiện, diễn tả sự thật về tâm hồn con người, diễn tả
những bí ẩn không thể nói ra bằng lời nói đơn giản. Vì thế mà có nghệ thuật.
Nghệ thuật là kính hiển vi mà nghệ sĩ soi vào những bí ẩn của tâm hồn mình và
trình bày những bí ẩn chung cho tất cả mọi người đó.” [10; 2006: 102]. Banana
diễn tả đời sống nội tâm tinh tế trong mọi hoàn cảnh, diễn biến tâm lý, tâm tư
tình cảm của nhân vật. Chứng tỏ Banana đã đạt đến sự tiến bộ trong nghệ thuật
miêu tả nội tâm nhân vật. Nhân vật trong truyện hầu hết là các cô gái trẻ nhưng
lại phải trải qua rất nhiều điều phức tạp, bất trắc trong cuộc sống. Lời tự sự của
nhân vật trong “Kitchen” là cô gái trẻ Mikage phải sống một cuộc sống cô độc
trước sự ra đi lần lượt của những người thân. Bao khó khăn, trải nghiệm mà cô
vượt qua giúp cô trưởng thành hơn và vững vàng trong cuộc sống. Mikage giới
thiệu về bản thân hết sức đơn giản: “Tôi tên là Sakurai Mikage, cha mẹ tôi đều
chết lúc còn trẻ. Kể từ đó, ông bà đã nuôi nấng tôi. Ông tôi mất khi tôi bắt đầu
lên học cấp hai. Và thế là hai bà cháu tôi cùng sống với nhau cho tới tận bây giờ.
Mấy ngày trước, bà tôi mất. Tôi bàng hoàng.” [2; 2006: 14]
Lời kể đơn giản, ngắn gọn nhưng thâu tóm được hoàn cảnh và cuộc sống
hiện tại đầy đau thương của cô. Những lời khen ngợi về gia đình “kỳ lạ” – có
36
người cha cải giới thành mẹ và cậu con trai Yuichi kể từ khi cô về sống ở đó, cho
thấy quãng thời gian hạnh phúc mà cô có được. Câu chuyện như một thước phim
kể về cuộc đời Mikage và Yuichi. Những đau khổ mà người con gái trẻ này trải
qua như chuyến hành trình trải dài trong cô và chính cô tự thuật về cuộc đời của
chính mình có khi vui, khi buồn đan xen.
Trong “Vĩnh biệt Tugumi” nhân vật tự sự là cô gái trẻ tên Shirakawa Maria
– người đã từng chứng kiến hầu như tất cả các giai đoạn trưởng thành và quá
trình thay đổi tâm lý của Tugumi – cô em họ tinh nghịch và ngỗ ngược. Câu
chuyện được kể lại dưới một góc nhìn có phần tươi mới hơn trong “Kitchen”.
Tính cách của Tugumi được Maria cảm nhận rất rõ ràng: Tugumi bề ngoài xinh
đẹp nhưng đôi khi độc ác, hay nói những câu nói độc địa, ngay sau đó lại có
những cử chỉ nhẹ nhàng. Tugumi là người giúp Maria cảm nhận được vẻ đẹp
diệu kỳ của tình yêu và sự sống. Những hồi ức về mùa hè vùng quê ven biển của
Maria giản dị nhưng lại đầm ấm, quen thuộc. Cảnh biển và con người ở đây được
miêu tả dưới cảm nhận của Maria rất đẹp và trong sáng. “Vĩnh biệt Tugumi”
chính là vĩnh biệt tuổi thơ, với một cái nhìn sống động và tươi tắn về tình yêu,
tình thương mà những nhân vật trẻ vừa bước qua ngưỡng cửa thiếu niên mong
manh, dữ dội. Tugumi và Maria có nhiều nét đối lập, song người để Tugumi trút
bầu tâm sự nhiều nhất lại là Maria. Chính trong những ngày hè sôi nổi, vui tươi
ấy, Maria cùng nhóm bạn đã có những trải nghiệm quý giá và những cảm xúc
đẹp đẽ về cuộc sống, về tĩnh tại và đổi thay, về sức mạnh của tinh thần và những
ranh giới mơ hồ của cảm giác…
Giống như những tác phẩm trước của Banana, “N.P” kể lại câu chuyện một
nhân vật không cần là một cô gái hoàn hảo, cũng không phải là người nổi bật
nhất, nhưng lại là chìa khóa của mọi vấn đề. Kazami là một cô gái như thế, cô
lặng lẽ quan sát mọi thứ để rồi cảm nhận mọi thứ và sẵn sàng hành động khi có
chuyện gì đó xảy ra. Kazami rất nhạy cảm với sự sống, với thế giới và sự việc
diễn ra xung quanh mình. Giống như mẹ cô nói:
“Con ấy à, cái gì cũng hấp thụ cả vào mình. Cả bầu không khí xung
quanh… Con không thích những chuyện dữ dội, nhưng lại luôn cảm nhận được
37
bầu không khí ấy. Có thể nhờ vậy mà con đã trở nên mạnh mẽ hơn.” [3; 2007: 154].
Đoạn miêu tả cảm nhận của Kazami về sự biến đổi của tình yêu và cuộc sống hết
sức tinh tế: “Khi người ta từng yêu, rồi chia tay, rồi mất đi người mình yêu và
tuổi đời mỗi lúc một chất dày thêm, người ta sẽ coi mọi thứ trước mắt mình đều
rất mực giống nhau. Thiện ư, ác ư, ưu ư, nhược ư, chẳng sao mà đoán định được.
Chỉ thấy sợ hãi một điều rằng những kỉ niệm không đẹp cứ một ngày nhiều hơn.
Giá gì thời gian đừng có trôi đi nữa, giá gì mùa hạ đừng bao giờ kết thúc, tôi chỉ
nghĩ được những điều như vậy. Và thấy mình trở nên yếu đuối.” [3;2007: 118].
Kazami cảm nhận về cuộc sống thường ngày hối hả, nhộn nhịp với những tiếng
còi xe, cả tiếng chó sủa, tiếng người nói… muôn vàn những âm thanh vang động
đang hiện diện trong thế giới truyện hay đang diễn ra từng ngày trong cuộc sống.
“Sống bên cạnh những con người này, những con người nhuốm màu của
quá khứ, của cái thuở sức sống còn căng tràn, tôi như đang ở trong một vườn
hoa nằm chệch ra ngoài hiện thực một cách khó nhận biết. Nhưng tôi nhận ra
điều đó, một khoảng thời gian đẹp đẽ. Và thật tuyệt. Nhưng hữu hạn. Chứ không
kéo dài mãi mãi…” [3;2007:173]. Cái không khí dịu dàng và tĩnh lặng ấy như
chính con người Kazami vậy. Đó còn là một con người đã dồn nén quá nhiều
những cảm xúc mà cô hấp thụ được, cùng với những nỗi đau dường như mơ hồ,
thoáng qua. Kazami giống như thứ âm thanh, bản nhạc nền dịu dàng của “N.P”,
xua tan đi không khí u ám trong tác phẩm. “N.P” cho ta cảm giác về một không
gian tĩnh lặng, chuyển nhịp đều đều qua lời kể của Kazami và vẻ đẹp của mùa hạ
diệu kì.
Tập truyện “Tokage” – “Thằn lằn” là tuyển tập gồm sáu truyện có chủ đề
liên hệ với nhau khá chặt chẽ. Truyện “Thằn lằn” được kể qua lời của một y sĩ về
mối quan hệ với cô gái tên Thằn Lằn. Hai người có cảnh ngộ tương đồng đến với
nhau, có những năng lực đặc biệt, nhất là Thằn Lằn trong việc chữa bệnh.
“Chuyện lạ kỳ bên dòng sông lớn” kể về người phụ nữ tên Akemi, cô có
một thời bị sa đà vào chuyện yêu đương mù quáng coi trọng xác thịt. Rồi cuộc
đời cô đã thay đổi khi cô gặp được người con trai yêu cô thực sự. Anh không chê
bai quá khứ của cô mà đón nhận cô xây dựng hạnh phúc mới, cho cô cơ hội và
38
đặt niềm tin nơi cô. Những ký ức về tuổi thơ và hình ảnh dòng sông đọng mãi
trong tâm hồn cô gái trẻ. Dòng sông là nơi cho cô cảm giác thanh thản, yên bình
mỗi khi ngắm nhìn nó.
Những nhân vật tự sự trong truyện của Banana cùng giống nhau ở một
điểm: Họ là những cô gái trẻ và phải gánh chịu nhiều đau khổ, những nỗi đau ấy
quá lớn và tưởng chừng họ không thể vượt qua, nhưng bằng tinh thần mạnh mẽ,
có ý chí vươn lên để rồi những nỗi đau ấy đi qua và niềm vui lại đến với họ. Hơn
nữa họ tự bước về phía trước, tự nhận thức về bản thân, tự thay đổi cách nghĩ và
nhận thấy bản thân cần làm gì đó để thay đổi cách sống. Đó cũng chính là thông
điệp mà Banana gửi tới độc giả, một thông điệp nhẹ nhàng nhưng làm người ta
phải nghĩ suy. Có thể nói nhân vật tự sự chính là người mang thông điệp, tư
tưởng xuyên suốt trong các tác phẩm. Banana có tài trong việc miêu tả đời sống
nội tâm của các nhân vật một cách chân thật đầy hấp dẫn, cô đã từng bước đưa
các nhân vật đến gần hơn với cuộc sống. Banana có sự quan sát tinh tế trong việc
miêu tả các câu chuyện có diễn biến tâm lý phức tạp, hơn nữa nữ nhà văn còn
cho chúng ta những cảm nhận rất thật về những cảm xúc, suy nghĩ nhẹ nhàng và
mạnh mẽ của những con người trẻ trong cuộc sống hôm nay.
2.2.3. Nhân vật kỳ ảo
William H.Gass viết: “Một nhân vật vĩ đại thú vị vô cùng, sự quyến rũ của
nó không bao giờ tàn phai…” [14; 2008: 172]. Nhân vật cần phải thú vị theo cách
nào đó đối với độc giả. Đời sống nhân vật càng phong phú thì càng hấp dẫn
người đọc. Một nhân vật gây được sự thú vị không phải chỉ bởi có số phận thú vị
được thể hiện thông qua cốt truyện xuyên suốt tác phẩm mà còn bởi cách thức
nhân vật xuất hiện và được giới thiệu trước người đọc. Bên cạnh những nhân vật
có số phận và tính cách được bộc lộ rõ ràng còn xuất hiện trong truyện của
Yoshimoto Banana những nhân vật với hình dáng tính cách “kỳ ảo”. Sự kỳ ảo đó
được thể hiện thông qua cách mà nhân vật thể hiện vừa đột ngột vừa bất ngờ với
những hành động, lời nói có vẻ ly kỳ, bí ẩn. Điều đó làm cho thế giới các nhân
vật của Banana thêm phong phú, sinh động và mới mẻ. Nhân vật kỳ ảo có dáng
vẻ, tính cách, cách hành xử hết sức đặc biệt. Cô gái tên Urara xuất hiện một cách
39
bất ngờ làm cho Satsuki đánh rơi cả bình trà xuống sông trên chiếc cầu kỷ niệm
nơi mà một thời đã gắn bó với người yêu. Urara xuất hiện bất ngờ, lời nói cũng
khác lạ đã mang đến cho Satsuki một món quà thú vị. Đó là cơ hội được gặp
người yêu đã chết, khi mà cô đang nhớ nhung tuyệt vọng. Chính Satsuki cũng
cảm nhận được đó không phải là một con người bình thường.
Urara còn kỳ lạ ở chỗ biết được cả số điện thoại nhà Satsuki một cách tài
tình. Sự tình cờ, ngẫu nhiên đầy cuốn hút, Urara giống như vị sứ thần đi rao
giảng những điều tốt lành, mang niềm vui đến cho mọi người. Urara đã mang đến
“món quà” tuyệt vời và trao tặng cho Satsuki. Người đọc thích thú với cách xuất
hiện nhanh, thoáng ẩn, thoáng hiện của con người kỳ ảo này. Sự xuất hiện bất
ngờ như một khúc biến tấu của Urara còn làm cho niềm nhớ thương người yêu
của Satsuki trở nên tươi sáng hơn. Satsuki đang buồn rầu, cô đơn. Như một liều
thuốc tinh thần, Urara đã đến một cách kịp thời tuy có vẻ khó hiểu. Nhân vật kỳ
ảo trong “Mới cưới” lại là “ông lão – cô gái” đột nhiên xuất hiện trên xe điện, rồi
trò chuyện một cách thú vị với người đàn ông mới cưới vợ nhưng không muốn
về nhà. Không hiểu tại sao từ một ông lão “Quần áo rách rưới, người bốc lên
những mùi hôi” lại trở thành “cô gái xinh đẹp”, toàn thân toát ra mùi hương thơm
ngát: “Người bên cạnh gây cho tôi một cảm giác thân quen kỳ lạ, những mùi
hương lan tỏa trong bầu không khí từ nơi có căm ghét hòa lẫn với yêu thương, từ
rất lâu trước khi tôi ra đời.” [1; 2006: 16]. Nhân vật tôi như bừng tỉnh trước sự
xuất hiện kỳ ảo của cô gái không biết nguyên do từ đâu:
“Không hiểu sao, bên cạnh tôi, ngay chỗ của ông già vô gia cư, bỗng dưng xuất
hiện một cô gái. Vội vàng nhìn ra hai đầu toa xe xem có ai cùng chứng kiến sự
biến đổi kỳ lạ này không, nhưng tôi thấy mọi người trở nên cách xa tít tắp như ở
trong một không gian khác, ngăn cách với tôi bởi một bức tường trong suốt, tất
cả vẫn đang ngồi lắc lư, vẻ mặt mệt mỏi giống hệt lúc trước. Tôi nhìn cô gái một
lần nữa và băn khoăn không biết có chuyện gì đã xảy ra và sự thay đổi này
không biết đã diễn ra tự bao giờ.” [1; 2006: 8]. Liệu có phải một “cô gái” thật
không, hay đó chỉ là sự tưởng tượng của nhân vật “tôi” về những điều tốt đẹp
trong khoảnh khắc thư giãn sau một ngày làm việc mệt nhọc. Trên chuyến xe về
đêm, trong không gian tĩnh lặng, tâm hồn người ta dễ xao động, mơ màng. Cho
40
nên cô gái cũng có thể là sự phân thân của nhân vật “tôi”. Cô gái xinh đẹp xuất
hiện xua tan đi không khí tĩnh lặng giữa màn đêm lạnh lẽo, đem đến cảm giác ấm
cúng nhờ cuộc trò chuyện thú vị. Cuộc sống hiện đại tấp nập, hối hả, đưa con
người vào quỹ thời gian hạn hẹp, song con người vẫn cần có thời gian nghỉ ngơi
dù chỉ là phút chốc ngắn ngủi. Nhân vật có là ông lão, hay cô gái đi chăng nữa thì
người đọc chỉ biết rằng những nhân vật này làm cho truyện của Banana không
nhàm chán mà hồi hộp, thú vị.
Còn nữa những con người kỳ ảo trong thế giới truyện của Banana, một huấn
luyện viên thể hình với biệt danh “Thằn Lằn” có khả năng trị liệu phi thường cho
mọi người ngoại trừ bản thân. Hồi nhỏ, Thằn Lằn chứng kiến cảnh “một tên
điên” xông vào nhà, dùng dao đâm mẹ, song nhờ được cứu chữa kịp thời nên mẹ
cô thoát chết. Lúc đó, Thằn Lằn lấy tay bịt vết thương và “cảm thấy tay mình
phát sáng. Vết thương của mẹ có phản ứng”.Từ phép lạ đó, Thằn Lằn biết mình
có khả năng chữa bệnh. Cũng từ sự kỳ diệu trong con người cô, giúp cô chữa
được nhiều loại bệnh tưởng chừng như không thể cứu thoát. Song con người kỳ
ảo đó lại không thể cứu chữa được căn bệnh “tinh thần” cho chính mình. Đó là
nỗi ám ảnh về một quá khứ đau thương và một ý nghĩ rằng chính mình đã gây
nên tội lỗi về cái chết của một người. Truyện của Banana còn hấp dẫn bởi một
Tugumi xinh đẹp như “một con búp bê do thần thánh tạo ra” nhưng tính cách thì
ngỗ ngược, tinh quái đôi khi độc ác với những hành động ý nghĩ bộc phát, bất
ngờ đầy thú vị. Song Tugumi lại mang đến một vẻ đẹp “của cuộc sống được thu
gọn trong khoảnh khắc”.
Nhờ có sự xuất hiện các nhân vật kỳ ảo mà truyện của Banana có muôn sắc
màu. Có thể nói các nhân vật trong truyện của Banana có một sức hút kỳ lạ cùng
với tính cách, diện mạo độc đáo. Xây dựng nên hình tượng nhân vật kỳ ảo chính
là phương pháp hữu hiệu giải quyết tình tiết truyện một cách nhanh chóng. Chính
điều đó làm cho câu chuyện thêm hồi hộp và không kém phần thú vị. Tất cả
những điều đó là nhờ vào sức sáng tạo độc nhất vô nhị của Yoshimoto Banana
trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của mình. Quả thực “Yoshimoto không nên
ngượng ngùng vì sự nổi tiếng. Những gì cô làm được thực sự là một huyền
thoại.” (The Boson Guide) [38].
41
2.3. Những đặc trưng nghệ thuật khác
2.3.1. Không gian nghệ thuật
Mở đầu câu chuyện hết sức đơn giản “Tôi nghĩ rằng nơi tôi yêu thích nhất
trên thế gian này là bếp”, đã phần nào hé mở ra một không gian ấm cúng, yên ả.
“Chỉ còn lại ta với bếp, nghĩ như vậy ít nhất cũng còn đỡ hơn là nghĩ chỉ còn
mình ta”. Đó là tư tưởng xuyên suốt của tác phẩm mang cái tên đậm chất “nội
trợ” của nhà văn nữ Nhật Bản Yoshimoto Banana. Ngay từ cái tựa “Kitchen”Nhà bếp đã khơi gợi sức hấp dẫn bạn đọc đến không gian “bếp” yên bình trên thế
gian này.
Trong từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, nhà bếp được hiểu với những ý
nghĩa: “Tượng trưng cho sự sống chung, cho mái nhà, cho sự liên kết giữa người
đàn ông và người đàn bà, cho tình yêu, cho tập hợp và sự giữ gìn lửa. Như là
mặt trời, bếp làm cho mọi người gần nhau bởi sức nóng và ánh sáng của nó - đó
cũng là nơi đun nấu thức ăn - vì vậy bếp là trung tâm của cuộc sống, cuộc sống
được ban cho, duy trì và sinh sôi. Bởi vậy bếp được tôn kính trong tất cả các xã
hội, nó trở thành một điện thờ…” [36]
Theo quan điểm xưa cũ, đặc biệt ở Phương Đông, nhà bếp là nơi dành riêng
cho phái nữ - những người nội trợ chính trong mỗi gia đình, một công việc có vai
trò hết sức quan trọng. Một ngôi nhà dù lớn hay nhỏ, dù sang trọng hay bình
thường thì bếp vẫn luôn có mặt và gần gũi với mọi người. Mỗi một giai đoạn,
mỗi một lúc người ta có các cách nhìn khác nhau về bếp. Có thể nói bếp là không
gian không thể thiếu trong mỗi gia đình. Trong truyện ngắn “Nhà bếp” của
Yoshimoto Banana, dưới góc nhìn tinh tế, “bếp” đã được trao cho phẩm giá mới,
mang hàm nghĩa hiện đại hơn. Nhà bếp được tác giả đặc biệt chú trọng, dành cho
một tình cảm ưu ái đặc biệt xuất hiện ngay đầu tác phẩm, khẳng định được vị trí
ban đầu. “Bếp” được nhân hóa như một nhân vật, có khả năng chia sẻ tình cảm
với con người. Nhà bếp giữ vị trí trung tâm của tác phẩm. Dù cho nó có thể là
“một cái bếp cực kỳ bừa bãi, bẩn thỉu” thì vẫn được nhân vật Mikage yêu thích.
Thường khi nói tới bếp là người ta nghĩ ngay tới nơi để nấu ra những món ăn, và
thưởng thức mùi vị thơm ngon từ những món ăn đó. Khi đọc tựa “Kitchen” có lẽ
42
bạn đọc sẽ nghĩ ngay tới không gian nấu ăn ấy. Tuy nhiên đi sâu vào thế giới
truyện của Yoshimoto Banana nhà bếp không chỉ được nhà văn miêu tả theo
nghĩa thông thường là nơi nấu ăn mà còn là nơi để trầm tư: “Những lúc mệt mỏi
rã rời, tôi thường trầm tư trong bếp”. Người ta thường chọn không gian yên tĩnh,
rộng lớn để có thể thỏa sức nghĩ suy như núi cao hay rừng cây. Nhưng liệu
những nơi ấy có làm cho tâm hồn thanh thoát, nhẹ nhõm lên chăng? Yoshimoto
cho nhân vật của mình chọn một nơi gần gũi ở ngay trong nhà mình, một nơi
quen thuộc chứ không hề xa lạ. Yoshimoto đã rất tinh tế và khéo léo khi để cho
nhân vật của mình chọn nơi yêu thích hết sức lý tưởng. Truyện của Banana thiên
về thế giới nội tâm, cho nên cô không cần chọn những nơi cao sang, rộng lớn mà
chọn không gian nhỏ hẹp nhưng chan chứa niềm vui. Nhà bếp là nơi nhân vật
Mikage yêu thích nhất. Có ai lại yêu một căn bếp đến thế? Vì bếp ấm áp chăng?
Hay vì người quá cô độc. Xung quanh “Kitchen” thuần một màu của đêm tối hay
chiều tà. Chút ánh sáng rực rỡ của mùa hè chỉ hiện ra trong ký ức rồi vụt trôi.
Những con người trong “Kitchen” cứ lặng lẽ bước đi giữa nỗi cô đơn, luôn giật
mình bởi những câu hỏi vô hình của cái chết, họ tìm lại cuộc sống ở một không
gian nhỏ bé – căn bếp. Dường như khi đứng trong căn bếp đó, người ta thấy mình
được vỗ về, được an ủi. “Tại sao tôi lại yêu cái công việc liên quan đến bếp núc
như thế nhỉ? Thật là lạ. Nó đáng yêu như một sự ngưỡng vọng xa xôi được khắc
sâu vào trong ký ức của linh hồn. Hễ cứ đứng ở nơi này, là tất cả mọi thứ sẽ trở
lại lúc ban sơ, và thế nào rồi cũng có điều gì đó sẽ quay về” [2; 2006: 96]. Mikage
đang trong tâm trạng buồn nhưng chỉ cần nghe đâu đây tiếng xoong chảo, bát đĩa
va vào nhau là cũng cảm thấy vui lên. Căn bếp là ngọn lửa hâm nóng trái tim
trong sự cô đơn tuyệt vọng. Cả trong mơ Mikage cũng thấy mình đứng trong bếp,
cùng với Yuichi ngân vang lời hát, nhờ vậy mà xua tan đi màn đêm đen tối.
Mikage thốt lên:
“Bếp trong những giấc mơ.
Có lẽ tôi đã có rất nhiều, rất nhiều những căn bếp như thế. Trong tim mình,
hoặc trong thực tại, hoặc ở một nơi rất xa mà tôi sẽ tới. Căn bếp chỉ có một mình
tôi, hay có rất nhiều người nữa, hay chỉ có hai người. Chắc chắn, tôi sẽ có rất
nhiều, ở tất cả những nơi mà tôi sống” [2; 2006: 74]. Hay nói cách khác ở đâu có
43
bếp ở đó sẽ tồn tại sự sống. Mikage theo học nấu ăn và tìm thấy một niềm say mê
kỳ lạ với sở thích này, luôn cảm thấy hạnh phúc và ăn ngon lành những món
mình nấu. Mikage đã tìm thấy niềm vui thực sự và khỏa lấp nỗi buồn từ căn bếp
nhỏ bé quen thuộc. Cứ thế, Mikage “trở nên vui sướng với cảm giác có nắng và
gió đã về với trái tim mình”. Như vậy “bếp” trong truyện Yoshimoto Banana
cũng mang một tiếng nói riêng, đó không chỉ là nơi nuôi dưỡng sự sống mà còn
là nơi để con người sưởi ấm cõi lòng trong sự cô đơn tuyệt vọng. Một thông điệp
nhẹ nhàng đầy sâu sắc đã mang một hương gió mới nồng nàn từ bếp trong
“Kitchen”. Đó cũng là lý do mà nhiều người yêu “bếp” - “Kitchen” của Banana
đến vậy.
Thiên nhiên của Banana thực sự làm người ta thổn thức, nó có một vẻ đẹp
hoàn hảo làm người ta muốn ngắm nhìn: Từ những hàng cây, cái nắng mùa hè,
những cơn mưa nhỏ, con đường đêm, không khí của biển… Trong đó “biển”một không gian tuyệt đẹp mà người ta không thể không nhắc tới. Thế giới dường
như trắng xóa rồi ngay lập tức đầy những sắc màu tuyệt diệu. Bước vào thế giới
trong tác phẩm Yoshimoto Banana, ta sẽ được người kể chuyện - một hướng dẫn
viên đưa tới những không gian tuyệt đẹp. “Biển” – một không gian rộng lớn giữa
đất trời bao la, được Banana nói đến với ngòi bút miêu tả đầy sắc nét. Biển lúc
sáng sớm, khi chiều tà, khi nắng gắt, khi mưa gió, hương biển vẫn nồng nàn cùng
những con sóng yêu thương. Hình ảnh núi non, biển cả thường được khắc họa
trong văn học giống như bức tranh nền tô điểm cho sắc màu văn chương. Bức
tranh về biển cũng được khắc họa một cách đặc biệt trong tác phẩm của Banana.
Mọi người bị cuốn hút vào không gian biển được tập trung miêu tả trong “Vĩnh
biệt Tugumi”. Biển được Maria miêu tả, cảm nhận qua một lăng kính với nhiều
sắc thái: “Ban ngày ánh sáng mặt trời lấp lánh, lúc mưa thì dữ dội, mù mịt, còn
buổi tối, biển thật đẹp đẽ trong ánh đèn của những chiếc thuyền câu mực” [4;
2007: 11]. Cảnh biển vào lúc sáng sớm hiền dịu, lại được tô diểm bởi ánh nắng
mặt trời mới lên quả thật là đẹp. Không gian biển vào sáng sớm, khi chiều tà rất
dễ chịu và thơ mộng. “Biển lúc sáng sớm, vào những hôm đẹp trời, bao giờ cũng
tỏa ra một thứ ánh sáng đặc biệt. Hàng triệu con sóng lấp lánh tản ra, hết đợt
này đến đợt kia, lạnh lùng xô vào bờ, cảnh tượng đó không hiểu vì sao cho tôi
44
cảm giác về một thứ gì đó vô cùng thần thánh, khó lại gần” [4; 2007: 28]. Đứng
trước khung cảnh thiên nhiên rộng lớn, con người thật nhỏ bé, cho nên biển đẹp
nhưng lòng người xa xăm. Nhờ việc đi dạo biển vào sáng sớm mà cô bé Tugumi
lắm bệnh tật cũng khỏe hơn nhiều, còn Maria thì có nhiều kỷ niệm với biển, nhất
là qua lần trải qua mùa hè cuối cùng ở biển. Mùi biển lan tỏa theo làn gió đem
đến cảm giác và đặc trưng mùi vị của quê hương. Maria “…muốn ngửi mùi biển
đến thỏa thuê. Rồi lúc nào đó, sự bột phát mạnh mẽ đó sẽ nhạt dần đi nhưng cái
đớn đau của nó phải chăng là nỗi nhớ quê hương?” [4; 2007: 50-51]. Biển trong
truyện Banana không chỉ nói tới cảnh đẹp mà còn gợi tình quê, tình người. Cho
nên dù chuyển lên Tokyo nhưng biển vẫn đọng mãi trong tâm hồn cô gái trẻ
Maria, cô yêu mến biển tưởng chừng như không thể sống ở nơi thiếu biển.
“Biển là một cái gì đó thật lạ lùng, khi hai người hướng về phía biển, dù
lặng im hay chuyện trò, không hiểu sao điều đó chẳng hề gì. Cứ nhìn mãi mà
không chán. Cả tiếng sóng và mặt biển, có dữ dội đến mấy vẫn không chút ồn
ào” [4; 2007: 30]. Có phải cơn sóng biển và lòng người hòa lẫn vào nhau, làm cho
con người cảm thấy ấm lòng giữa không gian biển lạnh lẽo. Con người có thể thả
hồn vào biển những nỗi niềm, những tâm sự khó nói, biển dù có dữ dội vẫn đem
những lời yêu thương của con người vào vũ trụ rộng lớn bao la. Chính biển còn
là nơi kết nên mối duyên tình cho tình yêu của Tugumi và Kyoichi. Tình yêu của
họ được tô điểm bởi màu sắc của biển đẹp như bức tranh vẽ, cho dù đó là một
tình yêu có dự cảm chẳng lành. Vẻ đẹp của thiên nhiên vùng biển và sự hòa cảm
giữa con người với tạo vật góp phần tạo nên vẻ đẹp trong trẻo cho “Vĩnh biệt
Tugumi”. Dường như mở bất kỳ trang sách nào người đọc cũng có thể tìm thấy
những đoạn văn giàu xúc cảm, những đoạn văn làm cho ta cảm thấy mình như
đang sống trong một không gian nồng nàn hơi thở của biển. “Tôi đã không thể tin
được rằng mình sẽ chuyển tới một nơi không có biển. Không đột ngột nhưng lạ
lùng đến bất an. Khi vui hay khi buồn, khi nóng nực hay dưới bầu trời sao đêm
đông lạnh giá, khi hướng về đền thờ Thần đạo đón năm mới, cứ nhìn sang bên là
thấy biển ở đó muôn đời vẫn thế. Dù tôi còn nhỏ hay đã lớn, dù bà hàng xóm qua
đời hay bác sĩ vừa đỡ cho một đứa trẻ chào đời, dù là lần hẹn hò đầu tiên hay khi
thất tình, biển vẫn lặng lẽ ôm trọn lấy thị trấn, thủy triều vẫn đều đặn dâng lên
45
rồi lại rút đi” [4; 2007: 31]. Hương thơm của gió biển, trăng, sao, hoa, cỏ, nhà trọ,
sân, tiếng chó, cát, bóng đêm, lễ hội truyền thống hòa cùng tiếng pháo rộn ràng…
tất cả đều gợi cho ta nhớ tới một vùng quê ven biển dấu yêu. Giọng văn giàu cảm
xúc, nhẹ nhàng làm say đắm lòng người, biển trong truyện của Banana gần gũi,
thân quen, không dữ dội mà dịu hiền, êm đềm. Gấp trang sách lại, người đọc lại
có dịp để tưởng tượng về biển, về bãi biển, về những con sóng yêu thương, cùng
những con người đáng yêu trong mùa hè đầy kỷ niệm ấy, để rồi cùng hòa vào
dòng cảm xúc dạt dào như biển cả trong cõi đời mênh mông.
2.3.2. Thời gian nghệ thuật
Những ám ảnh về thời gian đã trở thành một đề tài quen thuộc của văn học
từ xa xưa. Chừng nào con người còn không thôi khắc khoải về sự tồn tại nhỏ bé
của mình giữa dòng thời gian dài bất tận, chừng nào họ vẫn băn khoăn đi tìm lẽ
yêu đời thì chừng đó thời gian vẫn là một mảnh đất màu mỡ mà các nhà văn tìm
đến nhằm thể hiện nhân sinh quan, thế giới quan của mình. Với nữ nhà văn người
Nhật Yoshimoto Banana thì xuyên suốt văn nghiệp của mình hầu như thời gian
đã trở thành một ám ảnh khôn nguôi. Có khi là một dòng cứ trôi mải miết trong
“Amrita”, cũng có khi là khoảnh khắc dừng lại vào mùa hè ở một thị trấn ven
biển trong “Vĩnh biệt Tugumi”. Thời gian là minh chứng cho những phận người,
hoặc sâu xa hơn thời gian đã trở thành một nhân vật quan trọng không thể thiếu
góp phần chuyên chở những suy tư của nhà văn đến người đọc.
Trong truyện ngắn “Giấc mơ kim chi”, thời gian đã được hình tượng hóa
thông qua hình ảnh chờ đợi của một nhân vật nữ xưng “tôi” yêu một người đã có
gia đình: “Không đâu, cái linh hồn vốn trôi dạt trong khoảng không ấy, chỉ loanh
quanh từ chỗ nọ sang chỗ kia trong dòng chảy, không phải là thứ có thể nắm giữ
trong tay. Không một ai, không một thứ gì có thể nắm giữ… Ngày lại ngày, tôi đã
chờ đợi… Ngày qua ngày, tháng qua tháng” [1; 2006: 89 ]. Ví thời gian như một
dòng chảy bất tận, trên cái dòng thời gian ấy là một nhân vật “tôi” cô đơn đến
cùng cực hòng chờ đợi những điều không thực, không thể nắm bắt được. Điều đó
chẳng phải là chạy theo ảo ảnh, ảo tưởng, chạy theo chiếc bóng của thời gian hay
sao?
46
Thời gian thực đã hóa thành ảo giác trong một khía cạnh nào đó, đã hóa
thân vào những giấc mơ, những cơn mộng mị của tinh thần. Không phải vô cớ,
không phải ngẫu nhiên mà giấc mơ xuất hiện nhiều đến thế. Banana cũng thường
xuyên tìm đến giấc mơ, những giấc mơ hỗn lọan, vô tận, giấc mơ với những
đường bay của mê lộ: “Tôi mơ màng nghĩ về giấc mơ của chúng tôi…”. Cuộc
sống này vốn đầy những khó khăn, nhọc nhằn với những điều đôi khi hết sức phi
lý nên người ta thường tìm đến giấc mơ, một hóa thân khác của thời gian, những
mê lộ tinh thần để giải tỏa những ẩn ức của mình.
Đối với con người, cuộc sống hàng ngày vốn ngắn ngủi, hữu hạn nên thời
gian là vô thủy vô chung, là không có điểm đầu cũng như điểm kết thúc, “giữa
dòng ngày tháng âm u đó” người ta vẫn không nguôi hy vọng về một ngày mai
tươi sáng hơn, đẹp đẽ hơn, tinh khiết hơn: “Ngày hôm nay đã kết thúc. Ngày mai
khi tôi mở mắt ra, mặt trời buổi sáng sẽ rạng ngời lấp lánh, tôi sẽ lại bắt đầu lại
từ đầu. Hít thở bầu không khí tinh khôi, một ngày mới chưa từng được biết đến
sẽ được sinh ra… Đêm đó, tôi cũng tin tưởng vào ngày mai sắp tới một cách
thuần khiết và ngây thơ như thế” [1; 2006: 102]. Chính những điều đó đem lại
nguồn sáng trong dòng chảy thời gian không ngừng trôi cho các nhân vật của
Banana. Đó cũng là một sức hấp dẫn mới lạ trong thế giới truyện của cô.
2.3.3. Ngôn ngữ
Ngôn ngữ, đó chính là chất liệu, là phương tiện tiêu biểu mang tính đặc
trưng của văn học. Mỗi tác phẩm văn học đều phải có ngôn ngữ, bởi vì tư tưởng,
tính cách nhân vật, cốt truyện… được thể hiện thông qua ngôn ngữ. Ngôn ngữ là
yếu tố đầu tiên trong sự tiếp xúc của người đọc với tác phẩm, có lẽ vì thế
M.Gorki đã viết: “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của
nó và – cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống – là chất liệu của văn
học” [9; 2003: 148]. Ngôn ngữ cũng là đặc trưng nghệ thuật trong văn học, được
các tác giả mài giũa, trau dồi, để làm nên những tác phẩm hay, có giá trị. Nói như
Maiacopxki:
“Phải phí tốn ngàn cân quặng chữ
Mới thu về một chữ mà thôi
47
Những chữ ấy làm cho rung động
Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài” [8; 2003: 148].
Để có từng “chữ” như thế trong tác phẩm, đòi hỏi mỗi nhà văn, nhà thơ phải
rất công phu trong việc lựa chọn ngôn từ.
Yoshimoto Banana là một tác giả chuyên viết về thế giới nội tâm, về những
con người trẻ tuổi với những ngôn từ giản dị được Banana chắt lọc không kém
phần sâu lắng. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong tác phẩm văn học trước hết là
nghệ thuật sử dụng từ ngữ, và từ ngữ trong tác phẩm của Banana mượt mà, giàu
cảm xúc. Trong một thứ văn xuôi đã tiến gần đến thơ, tiết độ và gọt giũa, tác
phẩm của Banana gợi ra không khí u hoài, thuần khiết của tâm trạng và những
tâm tư thầm kín trong tâm hồn nhân vật bằng một thứ văn phong mới mẻ có sự
kết hợp vẻ đẹp hiện đại với một “sự hài hòa Nhật Bản”. Các nhân vật của Banana
sống nội tâm, phải gánh chịu bi kịch của sự cô đơn, song Banana biết dùng
những câu văn với những ngôn từ nhẹ nhàng làm giảm đi sức nặng của tâm trạng.
Yoshimoto Banana luôn tìm cách dung hòa giữa những gam màu tươi sáng và tối
ám, giữa lạc quan và bi ai, giữa nhẹ nhàng, hài hước và sâu lắng. Chính điều đó
làm nên chất tươi sáng trong các sáng tác của cô. Các cấu trúc ngữ pháp: “tựa
như là”, “giống như cảm xúc”… tạo cho câu văn một cảm giác chông chênh, hư
ảo như chính cái thế giới được phản ánh trong truyện của Yoshimoto Banana. Đó
là một thế giới được bao trùm bởi niềm vui, nỗi buồn, tình yêu và sự mất mát,
nơi mà ranh giới giữa cõi mơ mộng, hiện thực, không gian, thời gian và cái chết
thật mong manh.
Những ngôn từ Banana miêu tả thiên nhiên rất đẹp, làm mọi người thổn
thức, ánh lên những sắc màu tuyệt vời.
“Vào một ngày mưa rơi, tôi nhìn thấy hoa Anh Đào từ bên trong xe taxi, tôi
đã xúc động. Bầu trời đầy mây, trên cửa kính, những giọt nước tới tấp rơi xuống,
không nhìn rõ được bên ngoài như thế này đâu. Phía bên kia ô kính là tấm lưới
sắt hàng rào bảo vệ đường ray màu xanh, và bên kia hàng rào, là sắc hồng phai
của hoa Anh Đào, cả một bức tường màu hoa Anh Đào. Qua hai lớp lưới lọc
nhạt nhòa, lần đầu tôi mới nhận ra. Trong sự thần bí của một đất nước gọi là
48
Nhật Bản, có những đóa Anh Đào nở rộ như cuồng dại ở nơi ấy, giữa mùa
xuân.” [3; 2007: 71]
“Vừa ra tới sân trường, ánh nắng chói chang rọi xuống hệt như bị chiếu
plash vào mặt vậy. Một lúc sau trong mắt vẫn còn đom đóm, và cuối cùng thì
khung cảnh mùa hạ quen thuộc lại hiện ra. Mùi cỏ lan tỏa trên khắp cái sân rộng
không một bóng người. Từ ngôi trường cấp ba bên cạnh, tiếng luyện tập bóng
chày, âm thanh tươi sáng của những chiếc chày bằng kim loại, và tiếng vỗ tay, và
tiếng hò reo theo những cơn gió vang vọng tới.” [3; 2007: 102]
“Chỉ có đại dương đen thẳm đang vỗ vào bờ những tiếng sóng dữ dội là mới
mẻ trước mắt tôi. Mép sóng ngầu lên những đám bọt trắng. Mùi nước biển mặn
nồng. Cảm giác lạo xạo của cát dưới bàn chân. Đường chân trời xa tít tắp đang
khe khẽ phập phồng. Ánh đèn từ khu phố bên bờ biển hắt xuống lao xao trên mặt
sóng. Những ánh đèn pha ô tô chậm rãi lướt qua con đường ven biển hệt như
những vệ tinh nhân tạo.” [3; 2007: 240]
Những miêu tả về thiên nhiên được Banana chắt lọc trong từng câu chữ rất
đẹp, làm ta muốn ngắm nhìn, đắm say khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ ấy. Banana
quan niệm về thế giới thiên nhiên tươi đẹp với muôn sắc màu, thế giới của thứ
ánh sáng màu hồng, luôn hé lên những tia sáng rực rỡ của mùa hè chói chang,
màu xanh tươi của mùa xuân mơn mởn. Thế giới thiên nhiên sống động có cỏ
cây, hoa lá, tiếng chim líu lo.
Một thành công khác của Banana nằm ở chính lối đặc tả âm thanh và hình
ảnh. Các hình ảnh ví von, so sánh, ẩn dụ mà Yoshimoto dành để miêu tả thế giới
nội tâm của con người luôn mang màu sắc của thứ âm thanh tươi trẻ, mơ mộng
và đầy hấp dẫn. Như lời người dẫn truyện trong một truyện ngắn xuất sắc của
Isaac Babel: “Không gì có thể dễ đi vào lòng người bằng những lời văn hay được
đặt đúng chỗ.” [34]. Bằng một thứ ngôn ngữ thông dụng nhưng chính xác,
Yoshimoto Banana đã đem đến cho chúng ta những điều bình dị, quen thuộc
trong cuộc sống thường ngày một cách phong phú, hấp dẫn lạ thường.
“Khi chị nựng nịu tôi, tôi nghĩ về chị với hình ảnh của thứ ánh sáng màu
hồng. Từ ngữ và ánh mắt của mẹ lúc dạy tiếng Anh là ánh vàng thau dìu dịu, nếu
49
vuốt ve con mèo bên đường, niềm vui của màu vàng nhạt sẽ truyền tới qua lòng
bàn tay. Sống với cảm giác đó, tôi nhận thấy giới hạn ghê gớm mà ngôn từ có
được đang đè nặng lấy mình.” “Tôi nằm gục xuống cũng không ngủ mà lơ đãng
nhìn về phía chị đang đọc tạp chí. Chị giở từng trang đều đặn theo quy luật như
những giọt nước đang rơi. Tiếng ti vi của nhà bên cạnh dần nghe như tiếng mưa.
Cửa sổ mờ hơi nước, căn phòng được sởi ấm đến nỗi nóng ran”. “Một niềm hạnh
phúc nóng bỏng. Dẫu chỉ có ba người mà lại như có rất nhiều người vậy. Cảm
giác ấy thật yên lòng. Đúng lúc đó thì chị tôi gọi. – Kazami, ngủ rồi à? – không –
Tôi đáp. Cũng chẳng phải tôi cố muốn cất tiếng đâu, nó tự nhiên buột ra như vậy
đấy. Chỉ có điều giọng nói của tôi nghe thật xa xăm và gờn gợn. Thứ âm sắc thật
quen thuộc.” [3; 2007: 32-33]. Đây là không khí tĩnh lặng, chuyển nhịp đều đều khi
Kazami – nhân vật chính trong “N.P” kể về quá khứ của cô, về mẹ và chị cô, về
cái lần cô không nói được rồi lại tự nói được. Bằng những ngôn từ giản dị, gần
gũi, Banana đã dùng phép thuật để biến nó trở thành bức tranh tuyệt đẹp về mùa
hạ trong “N.P”. Bên cạnh đó thế giới cuộc sống của Banana còn sống động với
những âm thanh của cuộc sống hàng ngày.
“Tiếng còi xe,
Tiếng chó sủa xa xa,
Muôn thứ tiếng động trên đường phố,
Tiếng người nói, tiếng giày gõ nhịp.
Cả tiếng gió đập lên tấm cửa cuốn.” [3; 2007: 140]
Đó là những âm thanh quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày mà ta bắt gặp
ở mọi nơi. Tất cả những âm thanh đó hòa vào nhau làm cho thế giới truyện của
Banana thêm nhộn nhịp. Cái hay của Banana là dùng những hình ảnh, âm thanh
cùng những từ ngữ rất bình dị, gần gũi nhưng lại có sức hút đến kì lạ.
Banana miêu tả thế giới tự nhiên và cuộc sống đầy gợi cảm, hình ảnh con
người cũng được Banana miêu tả rất đặc sắc. Banana dùng những từ ngữ miêu tả
con người với nhiều nét đẹp, các cô gái trẻ hiện lên như những bông hoa trong
thế giới truyện: “Dáng Sui nhìn từ đằng sau sao mà giống hoa ly đến vậy”[3;
50
2007: 200]. “Thật xứng với cái tên Saki, lúc nào cũng tràn đầy vẻ tươi tắn dịu nhẹ,
như một đóa hoa. Cô gây cho người ta cảm giác lúc nào cũng mở hết cỡ con
người mình ra, nhìn đời với một niềm kỳ vọng rực sáng, mặc cho gió đang làm
cho nghiêng ngả” [3; 2007: 52]. Banana miêu tả nhân vật đầy vẻ đẹp, đẹp như hoa,
làm người ta muốn ngắm nhìn. Lấy thiên nhiên để ví với con người, đó cũng là
nét độc đáo trong truyện của Banana.
Trong các tác phẩm, Banana có khả năng diễn tả diễn biến tâm lý phức tạp,
những cảm nhận mơ hồ khó nắm bắt bằng một văn phong trong sáng, giản dị
nhưng được chắt lọc, cô đọng đến từng con chữ.
“Tựa như một linh hồn trở lại ngôi nhà nơi cố hương vào lễ Vu Lan đang
quanh quẩn xem khắp lượt căn nhà; tựa như dòng kí ức xa xăm về một khoảng
sân trước nhà ông bà nội (những con người không còn gặp được nữa và ngôi
nhà không còn cần phải trở lại thăm) mà tôi chỉ về được vào những dịp nghỉ hè”
[3; 2007: 167].
Hầu như khi mở bất kì trang nào trong các tác phẩm của Banana ta đều có
thể tìm thấy những đoạn văn giàu chất thơ và đầy chất gợi hình, gợi cảm – những
đoạn văn có thể khiến người ta đọc đi đọc lại mà vẫn thích:
N.P:
“Từ giây phút chúng ta gặp nhau, tôi như cánh bướm lạc vào khoảng trống
tâm hồn anh ấy”.
“Ánh nhìn của nàng trong suốt như chòm Thiên Lang vụt sáng trên bầu trời
đêm, như ánh lung linh của rượu ngon Martin sắp hết trong ly cocktai pha lê”.
“Cô ấy không nói gì mà chỉ mỉm cười duyên dáng. Nụ cười ấy mê hoặc tôi,
làm trái tim tôi thanh khiết”.
Thằn Lằn:
“Nét mặt nghiêng của nàng hắt bóng sắc nét lên bức tường trắng toát. Như
thể nàng thuộc về một loài sinh vật khác, sống lặng lẽ trong tăm tối”.
51
“Mỗi cử chỉ, mỗi bước đi nàng mang lại sự sống cho tôi, một gã đàn ông đã
từ lâu chìm vào giấc ngủ đông bình lặng”.
Đọc những câu văn này ta có cảm giác như lạc vào thế giới tình yêu đầy
lãng mạn của Banana. Lối miêu tả của Banana sắc nét nhiều cảm xúc. Đọc tác
phẩm của Banana ta còn cảm thấy dường như có nhịp điệu ngân vang. Cái mới
và cũng là cái hấp dẫn trong truyện của Yoshimoto, đó là cô dùng ngôn ngữ
trong sáng để miêu tả những cảm xúc của nhân vật, miêu tả thiên nhiên, khiến
cho người đọc bị lôi cuốn bởi phong cách độc đáo của cô.
2.3.4. Giọng điệu
Giọng kể là cảm nhận đầu tiên và cũng là ấn tượng cuối cùng, dư vị cuối
cùng của người đọc truyện. Câu chuyện có hấp dẫn hay không, có đi vào lòng
người hay không thì yếu tố giọng điệu cũng có một vai trò quan trọng. Có khi
giọng điệu đồng nhất với phong cách, hình tượng tác giả… Diễn ngôn kể chuyện
là minh họa cho những cuộc đối thoại, là giọng đối thoại song song giữa người
kể chuyện và người nghe. Giọng văn cho phép lựa chọn nhịp điệu tiến triển của
tình tiết câu chuyện. Giọng văn là chỗ giao lưu gặp gỡ giữa người kể và người
đọc, sự cảm nhận là tự nhiên, giọng kể cũng là tự nhiên theo văn phong của mỗi
tác giả. Một tác phẩm thành công là một tác phẩm đa giọng điệu nhưng luôn phải
có một giọng chủ âm. Giọng điệu là mối giao lưu cảm nhận giữa người đọc và
tác giả, thiếu một giọng đặc trưng, tác phẩm sẽ trở nên mờ nhạt. Giọng điệu
người kể chuyện chính là thái độ, tình cảm, lối biểu đạt tư tưởng của nhà văn đối
với hiện tượng được miêu tả trong lối văn nghệ thuật, nó góp phần tạo nên bản
sắc riêng của tác giả. Đối với Kawabata, giọng điệu mang tính đa âm sắc. Nhân
vật chính trong các tác phẩm của ông rất phong phú nên nhiều giọng là điều rất
dễ hiểu. Người kể chuyện trong tiểu thuyết của Kawabata thường nhìn sự vật,
hiện tượng bằng con mắt của nhân vật chính, tựa vào điểm nhìn của nhân vật để
kể. Giọng điệu trong sáng tác của Kawabata mang giọng hoài nghi do dự, giọng
trầm tư triết lý và giọng tiếc nuối hoài niệm. Giọng kể của Kawabata mang một
cái nhìn của con người đã qua nhiều trải nghiệm trước con người và cuộc đời. Có
thể thấy ngay rằng chất trầm tư triết lý luôn gắn với sự từng trải bởi triết lý chính
52
là những gì đã đúc kết qua năm tháng. Ta ít thấy chất trầm tư triết lý trong các tác
phẩm của một nhà văn trẻ tuổi, mà chủ yếu là thấy ở các tác giả đã chịu nhiều thử
thách của thời gian.Yoshimoto Banana là tác giả trẻ, viết về thế giới nội tâm, các
nhân vật của cô là những người trẻ tuổi, họ không mang vác gánh nặng của lý
tưởng, tham vọng nào to lớn mà chỉ cư ngụ trong không gian nhỏ hẹp của cuộc
sống riêng tư và đời thường cá nhân. Người kể chuyện trong các tác phẩm của
Yoshimoto Banana thường nhìn nhận bằng con mắt nhân vật. Tất thảy đều xưng
“tôi”, đều có một điểm chung là hoang mang, đơn độc, u ám và cô đơn. Giọng
điệu này thường lặp đi lặp lại trong tất cả những đoạn độc thoại nội tâm về đời
sống, về ngày hôm qua, về tình yêu, về sự chết: “Mối quan hệ của chúng tôi đã
phôi thai từ hoàn cảnh đầy bấp bênh, và chỉ riêng hôn nhân thôi không thể nào
làm dịu mọi khó khăn… Tôi linh cảm rằng mình sẽ mang sự chịu đựng đó tới bao
giờ nỗi mệt mỏi hay thứ giống như khối u ẩn mình trong tình yêu của chúng tôi
một ngày nào đó biến mất”. “Nếu tôi để cảm xúc chi phối và để một mình rơi
phải trạng thái hoang tưởng, tôi sẽ không thể tin chính bản thân nữa, và không
còn tin anh hay bất kì ai nữa” [1, Giấc mơ kim chi, 2006: 87]. Giọng kể trong truyện
của Banana phần lớn là giọng kể của những cô gái trẻ phải mang trong lòng nỗi
buồn về gia đình, tình yêu. Tuy buồn nhưng với một chất giọng nhẹ nhàng, suy
tư, cùng những câu văn tươi tắn, nỗi buồn sẽ được vơi đi. Bằng những chất giọng
nhỏ nhẹ có chất thơ, tiết độ và gọt giũa, các nhân vật trẻ trong truyện của Banana
đưa ta đến với họ bằng một thứ tình cảm chân thành nhất. Điểm nổi bật trong các
sáng tác của Banana chính là đối thoại. Các nhân vật đối thoại với nhau hay đối
thoại một mình đều thay mặt tác giả để kể và làm những bè đệm cho câu chuyện.
Nhân vật tự sự trong truyện Banana thường xuyên độc thoại nội tâm để nói lên ý
nghĩ thầm kín, là lời tự nhủ thầm, là tiếng nói của chính bản thân mình trong
thâm tâm sâu thẳm. Đồng thời qua lời độc thoại nội tâm của các nhân vật trong
truyện còn bộc lộ đời sống tinh thần của họ. Đây cũng là thủ pháp nghệ thuật làm
hiện rõ “con người bên trong” của Banana. Những câu chuyện của Banana tưởng
chừng đơn giản và đơn tuyến, nhưng lại khiến người ta cảm động, chính là nhờ
chất giọng trữ tình với một văn phong tươi sáng. Hãy nghe cuộc trò chuyện ngắn
của nhân vật y sĩ và cô gái có biệt hiệu Thằn Lằn trong truyện ngắn cùng tên:
53
“…Tôi muốn nói với cô những điều như thế, nói tất cả những gì đã không
nói ra lời. Chỉ cần mình còn sống thì ngày mai sẽ nói ra được.
Khi tôi nghĩ như thế, Thằn Lằn nói, giọng nói càng nhỏ hơn nữa.
“Anh ngủ ngon”.
Đã tưởng là cô ngủ rồi nên tôi hơi ngạc nhiên, mở mắt nhìn cô. Thấy cô
nhắm mắt trông như sắp ngủ say. Tôi nói nhỏ: - “Em ngủ ngon”. Thằn Lằn vẫn
nhắm mắt, thì thầm:
“Em chết, chắc là xuống địa ngục”.
“Em không sao đâu”. Tôi nói.
- “Nhưng mà cũng chẳng sao”. Thằn Lằn nói: - “Địa ngục thì có nhiều
bệnh nhân để em giúp.” [1; 2006: 58]
Bằng chất giọng đối thoại tưởng như hết sức bình thường, nhưng nếu ta hiểu
được những ý nghĩa ẩn chứa trong mỗi dòng chữ thì ta sẽ thấy sáng tác của
Banana gợi cảm biết nhường nào. Đây là một trong những đoạn đối thoại tiêu
biểu, sâu lắng trong truyện của Banana.
Các tác phẩm chính của Banana, cả tiểu thuyết lẫn mảng truyện ngắn
thường có cốt truyện hết sức đơn giản, thậm chí có thể gọi là đơn tuyến với ít
nhân vật, vắng bóng những pha hành động, các chi tiết gay cấn hay các xung đột.
Chính vì vậy nhịp điệu kể diễn ra chậm rãi, đi sâu vào nội tâm chứ không ly kì
như trong truyện trinh thám. Truyện của Banana có một chất giọng hoài nghi,
nhưng không phải là sự tự hoài nghi do dự của nhân vật với cuộc đời, với người
xung quanh, với bản thân mình như Kawabata, đơn giản chỉ là đặt ra câu hỏi nhỏ
trong thâm tâm một cách nhẹ nhàng. Cô gái Satsuki trong “Bóng trăng”, tự nghi
vấn trong lòng mình: “Thật ra thì cô ấy là ai? Cô ấy từ đâu đến và sẽ đi về đâu?
Và cô ấy đã nhìn thấy ai vao lúc nãy?...” [2; 2006: 239]. Còn nhân vật Sui trong
“N.P” thì lại tự độc thoại:
“Ta sinh ra để làm gì?
Chỉ để làm như thế này ở đây thôi sao?
54
Mọi chuyện với Otohiko vậy là đã kết thúc rồi.
Đã kết thúc. Sau biết bao ngày đằng đẵng.” [3; 2007: 199]
Câu hỏi như xoáy sâu vào tâm hồn người con gái trẻ đầy chất chứa nỗi niềm.
Giọng điệu băn khoăn chất chứa nỗi suy tư, trăn trở của người con gái trẻ được
đặt ra để tự suy nghĩ về bản thân mình.
Giọng điệu trong truyện còn được thể hiện qua tính cách nhân vật. Chẳng
hạn Tugumi trong “Vĩnh biệt Tugumi” là một cô bé tinh nghịch, xinh đẹp nhưng
hay tức giận, lời nói, giọng điệu nhiều khi chua chát, thô tục. Một cô gái xinh đẹp
chẳng ai ngờ rằng lại luôn cáu gắt với mọi người: “Nói cho các ngươi biết, tối
nay tao chết ngay cho mà xem, sau đó thì mùi vị sẽ khủng khiếp lắm đó…Đừng
có khóc” [4; 2007: 12]. Tugumi thường xuyên đối đáp với mọi người trong gia
đình bằng cái giọng ngang ngược, thái độ bất cần. Có lúc Tugumi còn nói “ Tao
định sẽ chết ở biển hoặc ở núi”. Giọng điệu thô tục, dữ dằn đầy cá tính, song lại
là điểm hấp dẫn đối với người đọc. Đôi khi Tugumi có những hành động nhẹ
nhàng, lời nói thân thiện, dễ gần, hãy nghe đoạn đối thoại của Tugumi với
Kyoichi – cậu bạn mà sau này trở thành người yêu của Tugumi và có một mối
tình đẹp.
“- Này, tên là gì thế?
Tớ là Kyoichi. Còn bọn cậu?
Tớ là Tugumi. Đây là Maria. Này, cậu ở đâu thế?
- Nhà tớ không phải ở thị trấn này, ở đằng kia. – Cậu chỉ về phía núi. –
Cái khách sạn.
- Cái khách sạn sắp xong đằng kia sẽ là nhà tớ đấy.
- Cái gì, cậu là con trai bà giúp việc à? – Tugumi cười.” [4; 2007: 91] .
Banana chuyên viết về thế giới nội tâm với một chất giọng đặc sắc. Những
tâm tư tình cảm của các nhân vật được tác giả nói ra một cách đơn giản đầy ý
nghĩa. Các nhân vật tự sự trong truyện kể về mình, về mọi người xung quanh với
55
giọng nhỏ nhẹ dễ đi vào lòng người. Người đọc chợt nhận ra liệu đây có phải là
thế giới chỉ có trong truyện hay các nhân vật chính là một trong số chúng ta.
56
CHƯƠNG III
MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH VỀ CÁC TÁC PHẨM CỦA
YOSHIMOTO BANANA
3.1. Một vài nhận xét về tác phẩm của Yoshimoto Banana
Banana là một cây viết độc đáo, đem lại niềm say mê cho độc giả với các
sáng tác của cô. Không những ở nước Nhật mà người ta còn bắt gặp trên các tờ
báo lớn những lời khen ngợi, đánh giá dành cho cô :
“Tác phẩm của Yoshimoto trong sáng, trang nghiêm và tĩnh tại, xúc cảm
tinh tế như Jane Smiley, mượt mà, mạch lạc như Anne Tyler” (The New York
Time)
“Banana đã trở thành một trong những tác giả được yêu thích nhất Tokyo,
khi cô hòa trộn những câu chuyện thật khác thường với một sự dí dỏm kỳ cục,
thẳng thắn.” (Time)
“Banana không nên ngượng ngùng vì sự nổi tiếng. Những gì cô làm được
thực sự là một huyền thoại.” (The Boson Guide)
“Một lần nữa Yoshimoto đã khẳng định nghệ thuật chính là vị sứ giả tốt
nhất giữa các dân tộc.” (Library Journal)
Giáo sư Giorgio Amitrano là một chuyên gia về văn học Nhật Bản tại Đại
học phương Đông Naples, chuyên dịch các tác phẩm của Yoshimoto cũng nhận
xét : “Tôi nhận thấy những trang viết của cô rất tươi mới bởi chúng dễ đọc và
nghiêng về nội tâm” [33].
Hay Albert Howard Carter III trong Novels for
Students lại khám phá ra ở Yoshimoto Banana “cái tai biết lắng nghe những trăn
trở, những mâu thuẫn và khát khao của những người trẻ tuổi. Cô cũng viết bằng
một phong cách hết sức vui nhộn, hài hước và đầy bất ngờ thú vị”. “Tiểu thuyết
của Banana giống như trò jet-coaster, một khi đã ngồi lên rồi, ta sẽ bị cuốn đến
tận cùng với tốc độ của nó. Không phải do kịch tính được đẩy đến cao trào mà do
khả năng cảm thụ của nhân vật chính đóng vai trò kể chuyện liên tục hướng về
phía trước với một tốc độ đáng sợ… Đó là sự cảm nhận liên tục, không chỉ đối
57
với thế giới xung quanh hay những lời nói của người khác mà ngay cả với từng
hạt không khí nhỏ nhật hiện diện ở đó.” (Lời giới thiệu Amrita của báo Asahi, số
ra ngày 30/1/1990). Có cả những lời nhận xét từ phía độc giả, từ những người
hâm mộ các tác phẩm của Yoshimoto Banana:
“ 密がわかったあとの最後の数ページは涙がとまりませんでした。 ばな
なさんの作品はストーリーだけでなく、一文一文を味わうのが楽しく幸
せです。”1[44]
Có nhiều ý kiến đánh giá, nhận xét về các sáng tác của Banana, song qua đó
đều thấy rằng Yoshimoto Banana quả là một hiện tượng thú vị, hiếm có trên văn
đàn Nhật và thế giới. Các sáng tác của cô chinh phục độc giả, tạo cho họ cảm
hứng văn chương nghệ thuật, cảm nhận sâu sắc về cuộc sống và con người.
3.2. Ý nghĩa nhân văn
Bi kịch, cái chết, nỗi đau là những chủ đề thường thấy trong sáng tác của
Yoshimoto Banana. Các nhân vật của cô, đặc biệt là những người phụ nữ trẻ tuổi,
thường hiện lên cô độc giữa một cuộc sống đầy bi kịch và luôn phải hứng chịu
những vết thương tinh thần. Tuy nhiên, tiểu thuyết của cô không chỉ có nỗi buồn,
có những điều u ám mà còn đầy ắp niềm lạc quan, niềm tin vào tình bạn, tình yêu,
tình cảm gia đình hay chỉ là sự cảm thông, chia sẻ giữa con người với con người,
chính điều đó đã giúp nhân vật của cô vượt qua bi kịch. Với tâm hồn trong sáng
và hướng thiện, các nhân vật của cô luôn cố gắng sống tốt và tự cứu vớt mình ra
khỏi vực thẳm của sự cô độc. Cuối câu chuyện bao giờ cũng hé mở ra một tương
lai khác, một cánh cửa để các nhân vật của cô đi vào một thế giới mới tươi sáng
hơn.
1
Tạm dịch: Đọc những trang cuối cùng, sau khi hiểu ra được bao nỗi niềm, tình cảm sâu
thẳm được ẩn dấu, nước mắt cứ tuôn chảy không ngừng. Tác phẩm của Banana không
chỉ đơn thuần là câu chuyện mà còn thưởng thức trong từng câu văn là niềm vui, niềm
hạnh phúc.
58
“Nếu cuộc đời người ta không thực sự đi đến chỗ hoàn toàn tuyệt vọng, nếu
từ đó người ta không thực sự nhận ra đâu là thứ mình có thể vứt bỏ, thì người ta
sẽ lớn lên mà chẳng hiểu niềm vui thực sự là gì cả.” [2; 2006: 72]. Cuộc đời con
người phải trải qua những cay đắng để rồi cuối cùng được hạnh phúc là lẽ thường
tình. Các nhân vật của Yoshimoto Banana lâm vào những cảnh đời éo le, đau khổ,
nhưng họ có ý chí mạnh mẽ và tự mình thắp sáng lên ngọn lửa tình thương hâm
nóng trái tim, tự mình bước ra khỏi niềm đau thầm kín. Mikage mất bà và còn lại
một mình, Yuichi mất mẹ rồi mất luôn cả bố Eriko - người mẹ chuyển đổi giới
tính. Sự thật đau đớn ấy là sự thật “mình chỉ còn lại một mình” trở nên quá sức
chịu đựng với hai người trẻ. Mikage đã nghiệm ra: “Giữa con đường núi tối đen
và đơn độc này, điều duy nhất có thể làm được chính là phải tự thắp sáng bản
thân…” [2; 2006: 40]. Nhưng đi đến tận cùng nỗi tuyệt vọng, họ nhận ra đó cũng
là lúc khởi đầu để có thể hiểu thấu niềm vui thật sự là gì. Đi đến cùng nỗi cô độc,
trước những cảm thông sâu sắc mình có được, trước những nâng đỡ, trước niềm
vui của yêu thương và được yêu thương, họ nhận ra giá trị đích thực của cuộc
sống. Họ tự tìm ra cho mình những lối đi thật thanh thản. “Con người không
khuất phục trước hoàn cảnh hay những thế lực từ bên ngoài, mà sẽ thua cuộc bắt
đầu từ chính bên trong”. Nếu trái tim yếu ớt, buông xuôi, thì chắc chắn sẽ sụp đổ,
nhưng họ đã biết kìm nén, chôn giấu nỗi đau để tiếp tục sống. Mikage nhận ra
điều đó trong trái tim mình và trong trái tim những người xung quanh: “Mỗi con
người, một sự vĩ đại nhỏ nhoi đủ để thứ ánh sáng trong tâm hồn họ soi rọi vào
cuộc sống của người bên cạnh”. Ánh sáng ấy cũng đã tỏa chiếu lên những trang
sách u hoài mà trong trẻo của “Kitchen”, là ánh sáng của tình yêu thương đủ để
xua đi những dự cảm mơ hồ, u ám. Có một cái gì đó rất non trẻ trong cảm giác về
bản thân của các nhân vật, trong cách mà họ cố vượt qua đơn độc để chiến thắng
tăm tối và hỗn mang đã luôn rình rập trong tiềm thức. Tâm sự của Mikage khi bắt
gặp những khoảnh khắc hạnh phúc, ấm áp của hai mẹ con Yuichi: “Hai con
người đang trò chuyện trước mắt tôi, câu chuyện không chút gì đặc biệt của hai
mẹ con như ở bất kỳ một gia đình bình thường nào khác, làm tôi thấy chóng
mặt… Sống trong một hoàn cảnh quá ư bất thường, mà sao vẫn vui vẻ đến thế”
[2; 2006: 55]. Phải chăng cuộc đời con người không chỉ có nỗi buồn mà còn có
59
niềm vui, và chúng ta hãy biết tận dụng quãng thời gian vui vẻ ấy để niềm tin yêu
vào cuộc sống sẽ tỏa sáng trong tim mỗi người. Hai người trẻ cô đơn không còn
bị cái chết bao vây nữa, họ đã tìm được nguồn ánh sáng của sự sống. “Bầu không
khí ấm cúng đã quay trở lại với chúng tôi. Yuichi đang ăn Katsudon, còn tôi
uống trà, bóng tối không còn mang dáng hình cái chết nữa.” [2; 2006: 171 ].
Gấp sách lại, có lẽ đa số người đọc đều đồng tình “Nhà bếp” là câu chuyện
ấm áp, xúc động về tình cảm gia đình, về tình yêu, tình người và trên hết đó là
cảm giác được nương tựa, che chở và sưởi ấm giữa những con người cô đơn hơn
là câu chuyện về sức mạnh của chết chóc hay sự than vãn về số phận phũ phàng.
“Cái đẹp sinh ra, chết đi và không ngừng tái sinh trong đầu óc con người”
(Tạp chí Người đưa tin Unesco, 12/1990) [37]. Câu này toát lên tinh thần chủ yếu
trong tác phẩm “Kitchen”. Hay: “Tình yêu, cái chết, nỗi đau và sự phục hồi dần
của ý chí sống vẫn là những chủ đề chính của thế giới tiểu thuyết. Nhưng chủ đề
đó đã có sự thể hiện tươi mới trong “Kitchen”- một tác phẩm khiêm nhường, đẹp
đẽ.” (New York Newsday) [37]. Đó là thứ ánh sáng mà nhân vật Satsuki trong
“Bóng Trăng”đã diễn đạt: “Tôi muốn mình hạnh phúc. Hãy để tim tôi run lên bởi
nắm cát vàng đang có trong tay, thay vì sự khổ công đằng đẵng đi tìm thứ gì đó
ẩn dưới đáy sông. Và ước gì từ nay, tất cả những người tôi yêu đều sống trong
hạnh phúc” [2; 2006: 242-243]. Con người không thể giữ mãi nỗi đau trong lòng
mà phải bước lên phía trước, phải biết thay đổi hoàn cảnh. Tình yêu vào cuộc
sống đã níu giữ nhân vật của Yoshimoto Banana ở lại với đời. Đó cũng chính là
lời nhắn gửi mà nhân vật Satsuki thốt lên: “Khi một đoàn lái buôn trên sa mạc
vừa đi khuất, là sẽ có một đoàn khác bắt đầu. Sẽ có những người còn gặp lại. và
có cả những người không gặp lại bao giờ. Những người sẽ ra đi không báo trước,
những người chỉ là chút thoáng qua. Mình có cảm giác như họ sẽ ngay lập tức
trở nên trong suốt trong lúc mình vẫn chưa kịp nói hết lời chào. Dõi theo dòng
sông đang chảy, nhưng mình vẫn phải sống” [2; 2006: 243]. Đoạn văn đầy triết lý
không kém phần sâu lắng, làm người đọc phải ngẫm nghĩ về nó. Yoshimoto
Banana chạm khắc ít thôi, nhưng chạm khắc bằng ngôn từ, bằng giọng văn nhẹ
nhàng đầy gợi cảm. Những câu chuyện trong “Kitchen” tuy buồn nhưng ẩn chứa
60
trong sâu thẳm mỗi con người là tình yêu thương tràn đầy sức sống. Thứ ánh
sáng thanh thoát toả ra từ trong đêm tối dẫn đưa con người đến bờ hạnh phúc.
Nếu như trong “Kitchen” được Yoshimoto nói đến một cách nhẹ nhàng thì
“N.P” lại đưa chúng ta vào những mối quan hệ phức tạp, không lối thoát với
những cái chết cận kề. Những nhân vật trong tác phẩm bị câu chuyện số 98 cuốn
hút một cách kì lạ. Tình yêu huyết thống đầy trái ngang đã lần lượt đưa các nhân
vật vào bi kịch của nỗi đau. Thứ bóng tối đen xạm cứ bủa vây họ, tưởng chừng
như cái chết luôn rình rập. Người đọc không khỏi rơi vào cảnh sợ hãi, hồi hộp
khi dự cảm về cái chết đến với người con gái tên Sui. Bằng tình yêu, sức sống,
niềm tin, nhân vật Kazami đã hóa giải được những day dứt của ba chị em nhà
Takase: Saki, Otohiko, Sui, giúp Sui tìm được niềm khát sống và đưa Otohiko
vào một tình yêu thực sự. Miêu tả nỗi đau nhưng Yoshimoto Banana không lấy
đó biện bạch cho việc nhân vật lẩn tránh hiện thực để chìm đắm trong xót thương
và tự thương xót mà tập trung khắc họa cái cách mà con người đối diện với nỗi
đau để chiến thắng những day dứt nội tâm và vượt ra khỏi vực thẳm của tuyệt
vọng. Khi có một tia sáng đột nhiên bừng cháy lên, khi mà con người ta bỗng
nhận được sức mạnh phi thường để chống trả lại tất cả, đó là lúc bóng đêm u tối
tan chảy ngay dưới ánh nắng mặt trời mùa hạ.
“…Tôi lại cảm thấy có một dòng chảy nào đó đang cuồn cuộn trong cơ thể
mình. Là cái gì đó đang cố hết sức. Là cái gì đó tựa như sự ngờ vực đã có từ
thuở ấu thơ, tĩnh lặng, trong cái cơ thể này… Tôi nuối tiếc . Cái ánh nắng chói
chang, gay gắt, mặt nước hồ lấp loáng ấy, bàn tay ấy và cảm giác nắm chặt nó,
tiếng mái tóc lòa xòa trong gió, mùa hạ, mùa hạ, của buổi đầu gặp gỡ, Sui, và
màu của cái không gian luôn ở đó, bên Sui, như luôn rung động, và cái nơi mà
sinh mệnh ấy đang tìm đến.” [3; 2007: 201-202 ]
Lời nguyền bởi câu chuyện số 98 đã được giải thoát, khiến ta buông tiếng
thở nhẹ. Kết thúc câu chuyện hé mở ra một tương lai khác tươi sáng hơn với cô
gái bất hạnh Sui, mầm sống nảy sinh và cái chết bị xua tan.
Cò nhiều bi kịch, có nhiều mảnh đời khác nhau, nhưng các nhân vật của
Yoshimoto Banana đều gắng gượng vượt qua. Người mẹ trong “Chuyện lạ kỳ bên
61
dòng sông lớn” lâm vào cảnh vô thức, bị chồng bỏ rơi, ẵm đứa con bé nhỏ đến
bên dòng sông, vừa ôm con vừa tựa vào cây cầu. Đứa trẻ bị chết đuối hụt, vẫn
lớn lên từng ngày. Chính dòng sông thân yêu đã tưới mát tâm hồn con người,
giúp xua tan đi nỗi buồn tuyệt vọng. Để rồi khi nhìn thấy dòng sông họ cảm thấy
thanh thản, nhẹ nhõm và hòa mình vào dòng nước mát lành. Các nhân vật của
Yoshimoto Banana không chỉ được an ủi khi họ sống trong sự nương tựa của
người thân, bạn bè mà còn tìm được cả sự đồng cảm của thiên nhiên tươi đẹp.
“Dịu dàng, tươi tắn, suy tư, Vĩnh biệt Tugumi nhắc ta nhớ rằng Banana
chưa bao giờ đi vào lối mòn” (Theo lời nhà xuất bản) [28]. “Vĩnh biệt Tugumi”
không còn là nỗi đau của cái chết rình rập, tuy buồn nhưng không bi lụy. Nhân
vật Tugumi nhỏ bé, có vẻ yếu ớt và đoản mệnh, luôn cáu kỉnh, đập phá, dành mọi
thời gian để nghĩ ra những trò tinh quái nhất, nhưng vẫn đang đốt lửa từng ngày
cho sự sống leo lắt của mình. Những điều quá quắt mà Tugumi gây ra như một
thứ ánh sáng khát khao tỏa ra từ thân hình mảnh khảnh, trắng muốt đến yếu ớt
của cô. Song đó là cách để chứng tỏ sự hiện diện của cô đang khắc sâu trong tâm
trí mọi người đến thế nào.
“Vĩnh biệt Tugumi” hấp dẫn người đọc có lẽ bởi không gian quá đẹp của
một thị trấn ven biển, bởi mối tình đầu đẹp đẽ làm bừng sáng đâu đây, còn bởi
chính cô gái bé nhỏ Tugumi đã thắp sáng sinh mệnh bằng một linh hồn sâu thẳm
với sức mạnh như thể bốc cháy đến tận vũ trụ.
Các tác phẩm của Yoshimoto Banana thường đặt trọng tâm ở tính bi ai của
đời sống hiện đại, mà ở đó cái chết của người thân, người yêu luôn hiện diện.
Những người phụ nữ trẻ phải gánh chịu sự mất mát trong đời sống, những khổ
đau đã thành định mệnh. Dù vậy trong khoảng tối ám có khi đến cùng cực ấy vẫn
le lói tia sáng hy vọng dựa trên lòng tin của tác giả vào nhân tính, để con người
tự hồi phục hay được chữa lành.
Bản thân Yoshimoto từng giải thích với phóng viên David J.Morrow của tờ
Detroit Free Press: “Tôi nghĩ rằng những người trẻ đều đã ít nhất một lần trầm
tư về bản chất của sự sống. Tiểu thuyết của tôi có điều gì đó sẽ tìm được sự cảm
62
thông, đồng cảm của những bạn trẻ biết suy nghĩ sâu sắc về đời sống như thế.”
[35]
Những nhân vật của Yoshimoto Banana phải bước đi trên con đường đời
chênh vênh, chông gai với nỗi cô độc đầy buồn bã. Song họ có những phẩm chất
đẹp, hiếm có và luôn có tâm hồn hướng thiện. Chính điều đó làm nên tính nhân
văn cho các sáng tác của Yoshimoto Banana cũng như tìm được sự đồng cảm sâu
xa từ nơi người đọc.
3.3. Tác phẩm của Yoshimoto Banana mang tính huyền thoại
Trong từ điển tiếng Việt có định nghĩa về “huyền ảo” như sau: “Huyền ảo.
Có vẻ vừa như thực, vừa như hư, như trong giấc mơ, thường tạo nên vẻ đẹp kì lạ
và bí ẩn” [16; 2005: 39]. Yếu tố huyền ảo có thể đẹp, mơ hồ, kì bí và là yếu tố
không có thực. Thế giới huyền ảo trong tác phẩm của Banana thường được thể
hiện qua những giấc mơ, qua những câu chuyện mang tính huyền thoại có vẻ gì
đó mơ hồ, khó hiểu. Trong tiểu thuyết “Chiến tranh và hòa bình” của L.Tolstôi,
cũng có nhiều giấc mơ xuất hiện. Những giấc mơ ấy chính là những khát vọng
trong cuộc sống hàng ngày, những điều con người khó có thể đạt được thì trong
giấc mơ họ lại làm được điều đó. Bản thân mơ mộng là mang tính huyền ảo bởi
vì những điều trong mơ là những điều không có thật. Tiểu thuyết của Banana
cũng mang tính huyền ảo trong những giấc mơ, trong những điều kì bí khó lý giải.
Câu chuyện “Bóng trăng” kể về cô gái tên Satsuki mất đi người yêu trong một tai
nạn bi thảm, còn Hiiragi thì vừa mất anh trai, vừa mất bạn gái. Satsuki buồn đau,
nhớ nhung người yêu trong nỗi tuyệt vọng. Hình ảnh Hitoshi xuất hiện trong mơ
của Satsuki: “Tôi luôn mơ thấy những giấc mơ về Hitoshi. Trong những giấc ngủ
chập chờn và khó nhọc, khi thì được gặp Hitoshi…” [2; 2006: 185]. Bóng dáng
Hitoshi cứ chợt đến, chợt đi, vừa thực vừa ảo đến nao lòng. Giấc mơ về người
yêu chốc chốc lại dội về làm cho vết thương lòng trong tâm hồn cô gái trẻ tưởng
chừng không thể xóa nhòa: “Bao lần rồi trong những giấc mơ, tôi thấy mình lao
qua chiếc cầu và đuổi theo cậu ấy. “Cậu không được đi!”, tôi nói rồi dẫn Hitoshi
quay trở lại. Trong mơ, Hitoshi cười và nói với tôi: “Nhờ cậu ngăn mình lại mà
mình không chết” [2; 2006: 216]. Những giấc mơ cứ ùa về trong tâm hồn cô gái trẻ,
63
chứng tỏ tình yêu cô dành cho người con trai bất hạnh đó là quá lớn. Satsuki tự
biết rằng cho dù có mơ thấy Hitoshi trong giấc mơ đi chăng nữa, song giấc mơ
vẫn là giấc mơ và sự thực là Hitoshi sẽ không bao giờ quay trở lại nữa. Có một
phép nhiệm màu mà cô gái kỳ ảo Urara đã mang đến cho Satsuki đó là cơ hội gặp
lại người yêu đã chết. Một câu chuyện huyền thoại đã diễn ra: Satsuki thường
ngày chạy bộ, dừng chân ở cây cầu nối đôi bờ tình yêu của cô với Hitoshi. Bỗng
nhiên cô gặp người con gái không biết từ đâu đến, đã bắt chuyện với cô tên là
Urara. Chính cô gái này đã mang đến điều kì lạ và có phần bí ẩn cho Satsuki, cô
nói cho Satsuki biết một hiện tượng một trăm năm chỉ xuất hiện một lần. Điều ấy
có xảy ra hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Câu chuyện kì bí tưởng
chừng không có thật, nhưng nó cứ tuôn chảy theo dòng thời gian. Satsuki mơ
thấy Urara “hiện ra từ màn sương mỏng màu lam hư ảo”, không biết cô từ đâu
tới và sẽ đi đâu, chỉ biết rằng những điều cô nói không thể không lưu tâm.
Satsuki cũng không hiểu điều gì sẽ tới, song cô vẫn ấp ủ niềm tin rằng lời nói của
con người kỳ ảo kia là thật và điều kì lạ kia cũng sẽ xảy ra. Hiện tượng mà Urara
nói tới gọi là hiện tượng “thất tịch” – đêm mồng Bảy tháng Bảy âm lịch, theo
truyền thuyết Ngưu Lang Chức Nữ, qua sông Ngân Hà để gặp nhau. Không gian
mơ hồ, có đôi chút hồi hộp làm lôi cuốn người đọc vào vòng xoay của câu
chuyện huyền thoại. Còn hồi hộp hơn nữa khi mà Urara nói với Satsuki phải đến
đúng điểm hẹn, đúng giờ thì điều kỳ diệu kia mới xảy ra. Thế nhưng chuẩn bị
đón chờ ngày đó tới, Satsuki lại bị cảm nặng, tưởng như cô không thể đến nơi
hẹn như đã định. Tình tiết câu chuyện càng lúc càng ly kì, hồi hộp, có cảm giác
giống như đang đi thám hiểm tìm kho báu. Ngày mong chờ đã đến, Satsuki mặc
dù chưa bình phục hẳn song vẫn chạy bộ vào buổi sáng như mọi khi. Theo thói
quen Satsuki đến cây cầu và Urara đã đứng chờ sẵn ở đó. Urara nói với Satsuki
giống như hiệu lệnh báo hiệu về một điều kỳ diệu sắp đến:
“- Đến giờ rồi. – Giọng Urara căng thẳng. – Nghe này. Từ khoảnh khắc này,
chiều không gian và chiều thời gian ở nơi này sẽ rung chuyển và xê dịch. Cho
nên cậu và mình dù có đứng bên nhau nhưng chưa chắc đã nhìn thấy nhau đâu,
hơn nữa còn có thể nhìn thấy những thứ hoàn toàn khác nhau đấy… Ở phía bên
kia sông ấy. Nhưng tuyệt đối không được kêu lên hay chạy qua cầu” [2; 2006: 234].
64
Ta như nín thở không biết điều gì sẽ xảy ra, cứ thế mạch truyện lại được tiến
hành. Giây phút mà Satsuki mong chờ sắp tới, không gian lặng im, chỉ có ánh
trăng lờ mờ, những ánh sao chiếu sáng và nhạt dần trên bầu thời xanh thẳm.
Tiếng nước trong lành cứ đều đều chảy, Satsuki đưa mắt nhìn chăm chú ở phía
bên kia sông. Từng tiếng chuông khẽ vang, trong khúc nhạc nền êm ái, Hitoshi
xuất hiện. Satsuki không khỏi kinh ngạc khi tận mắt nhìn thấy Hitoshi. Cô không
thể tin nổi mình lại còn được gặp Hitoshi, người làm cô phải trằn trọc nhớ nhung
bấy lâu. Bao nhiêu niềm nhớ thương cùng những kỷ niệm bắt đầu òa về trong
lòng cô. Hitoshi đứng đó, đứng trong “màn sương xanh biếc của buổi sớm”, cũng
dõi nhìn Satsuki. Dòng sông cứ chảy miết, đôi bờ ngăn cách, họ chỉ chăm chú
nhìn nhau mà chẳng nói với nhau điều gì. Satsuki chưa bừng tỉnh thì Hitoshi lại
dần biến mất:
“Trước mắt tôi, Hitoshi cứ xa đi mãi. Thấy tôi luống cuống, Hitoshi vẫy tay
và nở một nụ cười. Cậu cứ vẫy tay, vẫy tay mãi. Và chìm khuất vào bóng tối biếc
xanh. Tôi cũng vẫy tay. Và nhận thấy, tất cả: Đường bờ vai và đôi cánh tay thân
thương ấy của Hitoshi, đang cháy lên trong mắt mình. Tôi như muốn thu lại vào
ký ức mình mọi thứ, cả cái cảnh sắc mờ nhạt kia, cả sự nóng hổi của những giọt
lệ đang lăn dài trên má” [2; 2006: 236-237]. Satsuki thoáng nhìn thấy Hitoshi
nhưng thời gian không ngừng trôi, Hitoshi mãi chìm trong giấc ngủ và không
quay về được nữa.
Một câu chuyện tình cảm động pha chút ly kì, bí mật của món quà mà Urara
tặng cho Satsuki giờ đây đã được hé mở. Không biết rằng tâm trạng của Satsuki
lúc này thế nào? Có lẽ là sẽ có niềm vui vì cô được gặp lại người yêu, song cũng
có nỗi buồn tiếc nhớ thương dồn nén trong tâm hồn. Câu chuyện huyền thoại như
thật mà cũng như mơ, nhưng đọng lại trong sâu thẳm lòng người một nỗi buồn
man mác. Hitoshi bước ra từ thế giới huyền ảo, để rồi cùng với gió và ánh sáng
bay vút vào không gian vĩnh hằng trên bầu trời cao. Urara nói rõ về hiện tượng kì
lạ này: “Nó chỉ xảy ra trên một dòng sông lớn. Không phải ai cũng có thể nhìn
thấy. Khi những ý nghĩ còn chưa tan đi của người chết kết hợp thật huyền diệu
với nỗi buồn đau của người sống, thì cái hư ảnh như thế sẽ hiện ra” [2; 2006: 238].
Không chỉ Satsuki, mà cả Urara và Hiiragi cũng đều nhìn thấy hiện tượng kỳ bí
65
đó. Một không gian huyền ảo bao trùm cả câu chuyện, ngay từ cái cách mà Urara
xuất hiện đến khi diễn biến câu chuyện được mở ra. Thật khó mà lý giải được tại
sao Urara lại am hiểu tường tận đến như thế, chỉ biết rằng chính sự xuất hiện của
cô đã mang đến phép màu nhiệm cho người con gái Satsuki.
Quả thực thế giới truyện của Banana mang tính huyền hoặc, mơ hồ nhưng
thú vị. Banana mượn truyền thuyết về Ngưu Lang Chức Nữ để dựng lên câu
chuyện huyền thoại về tình yêu của nhân vật. Chính điều đó làm tăng thêm tính
lung linh, huyền ảo trong tình yêu. Thông qua đó Banana muốn đề cập đến khát
vọng trong tình yêu của các nhân vật. Đưa yếu tố huyền thoại vào trong tác phẩm
của mình, Banana đã ngầm giúp các nhân vật vơi đi nỗi buồn đau. Có thể nói
Urara không chỉ mang đến món quà tuyệt diệu mà còn mang “liều thuốc tinh
thần” cho Satsuki. Việc Satsuki nhìn thấy Hitoshi là huyền ảo, còn hiện thực là
Satsuki vẫn phải bước tiếp trên đường đời. Chính Satsuki cũng nhận ra điếu đó,
những kỷ niệm về Hitoshi sẽ mãi đẹp trong lòng cô, không phai mờ trong tâm trí
cô. Những gì đã qua ta hãy biết trân trọng, ta cũng sẽ phải biết tự tạo ra cái mới
cho phù hợp với diễn tiến của cuộc sống. Hay nói cách khác, Satsuki không thể
mãi ôm mối tình trong mơ hồ tuyệt vọng, không thể bi lụy mãi trong tình yêu mà
phải tự thay đổi cách nghĩ và hoàn cảnh sống. Đó mới là điều cốt lõi mà Banana
muốn mọi người phải suy nghĩ. Cho nên truyện của Banana mang tính huyền
thoại, nhưng không phải cứ mơ hồ mãi trong thế giới ấy, mà các nhân vật tự biết
quay về với thực tại để sống. Cái hay của Banana là ở chỗ xây dựng câu chuyện
thực mà như ảo với những tình tiết ly kì, làm người đọc nghẹt thở đến giây phút
cuối cùng.
3.4. Tính chất Manga trong các tác phẩm của Yoshimoto Banana
Câu chuyện trong các tác phẩm của Yoshimoto Banana đơn giản nhưng lại
khiến người ta cảm động với những tính chất như “phá cách”, “siêu thực”,
“manga”, “giải trí”… thường được gán cho thế giới của nhà văn. Ngoài những bi
kịch mang tính phổ quát như bi kịch về cái chết, Banana còn luôn đem đến điều
bất ngờ qua việc xây dựng những tình tiết truyện mới mẻ, những khung cảnh lạ
lùng. Những cảnh ngộ éo le, trắc trở mà các nhân vật phải đối mặt: Trong “Bóng
66
trăng”, đó là tai nạn xe hơi thảm khốc, cướp đi sinh mạng Hitoshi và cô bạn gái
Hiiragi; trong “Amrita”, cô gái Sakumi bị tai nạn ngã chấn thương sọ não, phải
phẫu thuật và rối lọan trí nhớ; vụ án giết người trong “Kitchen”, cô Eriko người
cha cải giới thành, bị một gã đàn ông giết chết; vụ án sát nhân trong “Thằn lằn”
cũng đầy sợ hãi, rồi cả cảnh hôn mê, mất trí nhớ… tất cả đều gợi cho chúng ta
cảm giác xa lạ, sợ hãi, có cả linh cảm về khả năng xảy ra, dù có thể bản thân
chưa một lần trải qua các biến cố đó vẫn có thể cảm nhận, hiểu rõ, cảm thông với
nỗi niềm nhân vật. Nói cách khác, chính cách lựa chọn chủ đề, mô típ truyện như
thế tạo cho tác phẩm của Yoshimoto Banana một bầu không khí bí ẩn, có cái
“hiện thực” và “phi hiện thực”. Bầu không khí ấy rất gần gũi với đặc trưng của
một loại hình văn hóa phổ thông vốn rất được ưa chuộng ở Nhật và nước ngoài:
loại tranh truyện thiếu nữ (tiếng Nhật gọi là “少女漫画” (Shoujo manga).
Trong thập niên 60, 70 manga dành cho con gái được viết bởi những tác giả gần
với lứa tuổi bạn đọc. Những kỹ thuật truyện tranh đặc biệt thường được áp dụng
để minh họa các mối quan hệ với cha mẹ, bạn bè hay những mối quan hệ lãng
mạn. Trong cuốn “わたの国星” (Wata no kunihoshi) của Oshima Yumiko, tác
phẩm đan xen giữa những đối thoại thật và suy nghĩ nội tâm, minh họa những
điều không có trong đời thực. Cái đó dùng để mô tả những trạng thái tâm lý khác
nhau – thể hiện những hồi tưởng, những cảnh tưởng tượng, giấc mơ, những vô
thức. Tác phẩm của Oshima Yumiko sau đó đã ảnh hưởng đến Yoshimoto làm
tác phẩm của Yoshimoto cũng có dáng dấp của truyện tranh. Những điều đó tạo
thành phong cách độc đáo – phong cách manga trong các tác phẩm của Banana.
Điều này được thể hiện rõ nhất qua ứng xử, hành động, ngôn từ của các nhân vật
chính, làm nhiệm vụ trần thuật, kể lại các câu chuyện về mình, về những người
xung quanh, mà các nhân vật đó phần lớn lại là các thiếu nữ. Đây cũng là nhân
vật trung tâm, tháo gỡ, giải thoát những bế tắc, những mâu thuẫn cho những tình
huống éo le trong truyện.
Nhận xét về tác phẩm của Yoshimoto Banana, Takahashigenichiro nói “よ
しもとばななの作品は、高橋源一郎氏をはじめとして、口語的な表現などから
「少女漫画的な小説」と言われることが多い”。1 [44]. Quả thực, chính bản thân
67
Banana kể “確かに、よしもとばなな自身、漫画から受けた影響は大きいと語っ
ている。”2 [44]
Banana khi còn nhỏ thị lực mắt yếu, có thời kỳ hầu như không nhìn thấy gì,
có lúc cô sống trong thế giới ảo tưởng, hão huyền. Những điều này được phản
ánh trong các tác phẩm của Banana.“Vĩnh biệt Tugumi” – một câu chuyện có
phần trong trẻo, mơ mộng hơn so với “Kitchen”, “N.P”. Tugumi như một cuốn
nhật ký nhỏ ghi lại mỗi ngày hè cuối cùng của Maria trên phố biển. Với cấu trúc
tác phẩm được chia thành nhiều phần nhỏ như : Hộp thư ma, Mùa xuân và chị em
nhà Yamamoto, Cuộc sống, Bờ biển đêm… Từng phần được Banana mô tả rất
hồi hộp, sinh động, đôi khi cảm thấy yếu tim với những trò nghịch tinh quái của
cô bé Tugumi. “Vĩnh biệt Tugumi” khiến người đọc liên tưởng tới những cuốn
truyện tranh Nhật Bản dễ thương như Đôrêmon hay nhóc Maruko. Câu chuyện
giống như cuốn truyện tranh nhiều tập, với sự hồn nhiên, ngây thơ vui nhộn của
lứa tuổi mới lớn. Đọc truyện ta có cảm giác như đi vào chuyến hành trình phiêu
lưu kỳ thú cùng các nhân vật. Truyện của Banana luôn đem đến những yếu tố bất
ngờ, chính người đọc cũng bất ngờ không kém nhân vật. Bối cảnh truyện của
Banana rất thú vị, “bối cảnh mang phong cách manga” hay hơi hướng manga
được thể hiện qua ngôn ngữ, hành động của các nhân vật, tạo cho truyện của
Banana càng thêm lôi cuốn, mới lạ.
3.5. Chất truyền thống và hiện đại trong tác phẩm của Yoshimoto Banana
Banana thường bị gán cho là nhà văn có phong cách viết mang hơi hướng manga,
“văn hóa phổ thông”, nhưng các tác phẩm của cô viết về chủ đề không mấy đơn
giản: cái chết, tự tử, trắc trở trong tình yêu… Đó là những vấn đề mà trong cuộc
sống thường ngày ta thường bắt gặp đâu đây. Banana diễn tả những
1
Tạm dịch: Tác phẩm của Banana là tiểu thuyết mang tính tranh truyện thiếu nữ được biểu
hiện qua ngôn từ.
2
Tạm dịch: Những ảnh hưởng đã tiếp nhận từ truyện tranh là rất lớn
68
điều đó bằng một thứ văn phong nhẹ nhàng, trong sáng, những tâm tư sâu kín
của các nhân vật đều được nói ra, tưởng chừng như khó hiểu, phức tạp, nhưng
vẫn được lí giải một cách nhẹ nhàng, súc tích. Bước vào thế giới truyện của
Banana với những không gian huyền ảo, những câu chuyện, tình huống và hoàn
cảnh có phần éo le, song chính những điều đó lại thể hiện được nét riêng đặc biệt
trong văn phong của nhà văn. Banana hòa mình vào thế giới nội tâm với những
diễn biến tâm lý phức tạp của nhân vật để rồi đem đến những cảm giác tinh tế
nhất. Banana rất khéo léo trong việc diễn tả những cảm xúc của các nhân vật :
“Mọi thứ đều rất đẹp. Mọi thứ của những chuyện đã xảy ra đều đẹp một cách dữ
dội, như trong mắt của một người điên.” [3; 2007: 249] hay “Lần đầu tiên tôi cảm
thấy thế giới chảy ào ào trong mình với dáng hình chân thật nhất của nó”.
Những câu văn cô đọng, ngắn gọn, nhiều cảm xúc, nhẹ nhàng như thơ, lời văn
trong sáng diễn tả nỗi buồn trong cô đơn, tuyệt vọng, mất mát và sự phục hồi dần
của ý chí sống của các nhân vật trong truyện. Các câu chuyện mang không khí
vừa u hoài vừa thuần khiết có phần mơ hồ, kì bí. Các tác phẩm của Yoshimoto
Banana nếu thuộc thể loại “văn học thuần túy” (Tiếng Nhật gọi là “純粋文学”
(Junsui – Bungaku) thì chắc chắn sự miêu tả sẽ hóa thành rất nặng nề, bởi
khuynh hướng chung của dạng văn học này là: lột tả thế giới bình thường bằng
những phương tiện, hình thức trí tuệ, khác thường. Có thể nói đây là một cuộc
thử nghiệm mới của dòng văn học hiện đại Nhật Bản nói chung, các sáng tác của
Banana nói riêng khi thông qua những hình ảnh đời thường giản dị để khắc họa,
“để dựng lên một thế giới nghệ thuật đầy tưởng tượng bất ngờ”, tưởng chừng như
không có thực, xa rời thực tế, nhưng lại được viết như là câu chuyện đã xảy ra.
Chính vì vậy mà các tác phẩm của Banana được giới trẻ ưa chuộng và đánh giá
cao. Họ say mê những tác phẩm của cô, tìm thấy ở đó “vẻ đẹp mơ mộng, chiều
sâu ý tưởng, cảm xúc, giọng điệu đầy ám ảnh, cay đắng, đôi khi giễu nhại, sự
dung hòa giữa giá trị tư tưởng truyền thống Nhật Bản và hơi thở của cuộc sống
hiện đại.”[25]
“Khi nghiên cứu sự đổi mới của một thời đại văn học hay của một tác giả
không thể không xem xét đến quan điểm nghệ thuật của tác giả đó, thời đại đó về
69
thế giới và con người. Bởi lẽ, nhà văn quan niệm về thế giới và con người như
thế nào thì sẽ miêu tả như thế.” [8; 1998: 163]
Chính vì thế chúng ta cần phải đánh giá, nhìn nhận giá trị tác phẩm văn học
và tác giả dưới mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thời đại. Nhà văn có tài thật sự
bao giờ cũng biết chắt lọc cái hay, cái đẹp trong truyền thống văn hóa dân tộc,
đồng thời cũng không quên đưa vào cái hồn của thời đại mới, mà nhất là Nhật
Bản là một nước phát triển, một cường quốc kinh tế thì nền văn hóa nước ngoài
lại càng du nhập vào. Yoshimoto đưa yếu tố hiện đại vào trong tác phẩm của
mình, đặc biệt là trong tác phẩm không ít lần Banana nhắc đến những biểu tượng
của văn hóa phổ thông Âu Mĩ :
- “Tôi cuộn mình trong chiếc chăn lông giống như cậu bé Linuse
ngủ.”
- “Quang cảnh ấy gợi tôi nhớ đến một cua thám hiểm rừng rậm ở
Disneyland. Một màu xanh lục giả tạo…” [2; 2006: 162]
Chính điều đó tạo nên chất hiện đại, mới mẻ trong văn chương của
Yoshimoto Banana, không vì thế mà làm mất đi vẻ truyền thống trong tác phẩm
của cô, đơn giản Banana đưa vào yếu tố mới mẻ đó nhằm làm sáng tỏ thêm về
cảm nhận của nhân vật trong những khung cảnh, trạng huống có ý nghĩa cụ thể.
Đằng sau lớp vỏ hiện đại của văn hóa đại chúng, bên trong lớp vỏ ngôn ngữ giản
dị, gần gũi, dễ hiểu, chính là chất liệu của dòng văn học trẻ. Văn của Yoshimoto
Banana cũng có những lúc thể hiện sự thâm trầm, sâu sắc, đó là khi nhà văn để
cho các nhân vật trẻ tuổi của mình – những nhân vật đang ở tuổi thanh xuân lại
có những suy tư về vẻ đẹp hữu hạn, ngắn ngủi của đời người, về những nỗi buồn,
những ân hận giằng xé… Song ta vẫn có cảm giác đó là sự suy tư nhẹ nhàng, sự
thâm trầm của triết lý đơn sơ.
Các đọan trích sau đây nêu lên những triết lý trong tác phẩm của Banana rất
gần gũi với triết lý của văn học truyền thống Nhật Bản:
Bóng trăng:
70
“Nếu trong một thoáng, chúng ta nhớ lại, chúng ta sẽ bị đè bẹp bởi nhận
thức, những nhận thức về sự mất mát, và rồi thấy bản thân đứng giữa bóng tối
một mình.”
“Nghĩ về quá khứ, tôi nhận ra rằng, số phận là một cái thang mà tôi không
được phép bỏ qua bất cứ bậc nào.”
Giấc mộng kim chi :
“Ký ức chính là sinh lực, và nếu không thể xoa dịu theo thời gian, chúng sẽ
còn lại, ám ảnh bạn.”
“Nó tồn tại trong không khí, không có lối thoát cho loại sức ép này. Ta có
thể vờ bỏ qua, nhưng nó vẫn ám ảnh và làm mờ đi tầm nhìn của ta.”
Chuyện lạ kỳ bên dòng sông lớn :
“Tôi vẫn thường nghe thấy giọng nói của dòng sông : “Ta chảy mãi, chảy
mãi, không bao giờ dứt. Ta là vô tận : Những lời thì thầm đó nhấn chìm tôi, như
một bài hát ru, vỗ về tôi và những nỗi lo âu về tình yêu mới.”
“Trong một thời gian dài, tôi đi tìm kiếm vẻ đẹp bên ngoài để che dấu đi sự
trống rỗng bên trong. Nhưng suy cho cùng, có lẽ đó là lý do để sở thích riêng tồn
tại.”
“Cô hiểu được cách du hành cùng thời gian và làm thế nào để không dính
lại một chỗ. Tôi nghĩ cuộc đời của mỗi con người đều là quá trình lặp đi lặp lại
của một mẫu hoa văn nhất định, lần này qua lần khác.”
Mới cưới :
“Sự sống đang ngồi cạnh mình có cái gì đấy rất thân quen, như hơi hướng
của cái nơi, trước cả khi mình được sinh ra, khi tất cả những cảm xúc cơ bản
nhất, yêu và ghét, quện chặt lấy nhau trong không khí”.
“Với tôi, những sợi tơ duyên đẹp, bao trùm của sự vật này giăng ra cùng
một lúc vừa quá nhơ bẩn, lại thanh khiết khôn cùng, đến nỗi tôi như bị bức bách
phải bám chặt vào nó. Tôi sợ nhưng lại không thể trốn tránh khỏi nó. Về một
khía cạnh nào đó tôi đã bị bắt kịp bởi thứ yêu thuật của cô ấy.”
71
Những cảm nhận của nhân vật giàu cảm xúc với bao nỗi niềm, những niềm
bi cảm cùng sự ngọt ngào, chua chát suy ngẫm về cuộc sống. Bên cạnh đó các
nhân vật còn tìm thấy vẻ đẹp, niềm vui của cuộc sống… Tất cả những cảm xúc
ấy chính là cảm thức truyền thống mang đậm dấu ấn văn chương truyền thống xứ
sở hoa Anh Đào này. Nhìn từ phương diện này, Banana đã bắt gặp tâm hồn Nhật
Bản. Banana khéo léo khi kết hợp hài hòa văn hóa truyền thống và tính đại chúng,
giữa những giá trị cũ và mới để tạo ra những hư cấu nghệ thuật đầy sức hấp dẫn,
đem lại một phong cách riêng độc đáo.
Banana luôn tỏ ra là một tiểu thuyết gia trong dòng chảy truyền thống của
văn chương Nhật Bản, thông qua tiểu thuyết để miêu tả thế giới quan cá nhân, và
chia sẻ cái nhìn riêng về đời sống của giới trẻ hiện đại. Đồng thời thông qua chủ
đề, mô típ nhân vật, Yoshimoto muốn gửi tới bạn đọc suy nghĩ về đời sống tinh
thần đang dần thay đổi của giới trẻ, về những nỗi đau tinh thần đã biến đổi cuộc
đời con người như thế nào, về sức mạnh của tình cảm giữa con người với con
người, tình bạn, tình cảm gia đình hay tình yêu trong sáng và thuần khiết…
Banana đã từng thừa nhận sự tương quan giữa các tác phẩm của mình và truyền
thống dân tộc : “Trong các vở kịch Noh, những bóng ma thường xuất hiện. Và
đôi khi tính cách một nhân vật thay đổi hoàn toàn. Chỉ cần mang mặt nạ vào, họ
ngay lập tức có thể biến thành quỉ dữ. Tôi nghĩ những gì mình viết cũng rất gần
gũi với truyền thống đó.”[ 41]
Với chất truyền thống và chất hiện đại, giữa tính quốc tế và bản sắc dân tộc
được hòa quyện trong các sáng tác của Yoshimoto Banana, cùng với chất giọng
trữ tình sâu sắc còn thoáng cho ta thấy vẻ đẹp của cuộc sống với thế giới thiên
nhiên tươi đẹp. Thêm vào đó, Banana sử dụng những từ ngữ mang đậm nét nữ
tính, trang văn tươi mới tạo nên vẻ đẹp hài hòa của ý tưởng và ngôn từ, tất cả đều
đem đến một phong cách mới lạ trong văn chương của nữ văn sĩ Yoshimoto
Banana, rất riêng và khu biệt với vô số những tên tuổi văn chương lừng lẫy khác.
3.6. So sánh Murakami Haruki và Yoshimoto Banana
Cùng với Yoshimoto Banana, Haruki Murakami là tác giả triển vọng, góp
phần đem đến sự khởi sắc mới trong văn học hiện đại Nhật Bản. Murakami
72
Haruki và Yoshimoto Banana có những cách tiếp cận mới mẻ, văn phong riêng
trong mỗi tác phẩm của mình, được nhiều độc giả yêu thích và đón nhận. Tác
phẩm của Yoshimoto Banana trở thành hiện tượng văn học, báo chí hay sử dụng
những câu như “hiện tượng Haruki – Banana” hoặc “cặp đôi Murakami” để nói
về hai nhà văn này. Sự bùng nổ của văn học Nhật Bản trên thế giới những thập
kỷ gần đây với thành công vang dội của hai nhà văn Murakami và Banana, Việt
Nam cũng không nằm ngoài ảnh hưởng này, qua đó khẳng định xu hướng sáng
tác độc đáo xuất phát từ truyền thống Phương Đông.
Murakami Haruki sinh năm 1949 tại Kyoto và hiện đang sống ở Boston, Mỹ,
là một trong những tiểu thuyết gia Nhật Bản được biết đến nhiều nhất hiện nay.
Murakami tốt nghiệp ngành học nghệ thuật sân khấu, Đại học Wasede, Tokyo
1968, từng sống tại Ý, là giáo sư Đại học Princeton. Murakami là người am hiểu
âm nhạc, thích nhạc Jazz, là người có khả năng đoạt giải Nobel trong tương lai.
Tác phẩm của Banana và Murakami đều giống nhau ở chỗ phản ánh sự cô
đơn của tuổi trẻ trong xã hội Nhật hiện tại. Các nhân vật trong tác phẩm của hai
tác giả đều là những con người trẻ tuổi nhưng phải gánh chịu nỗi cô đơn, phải
chịu nhiều tấm bi kịch. Cách thể hiện về nỗi cô đơn của các nhân vật trong truyện
được hai tác giả nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Murakami thiên về cái
mãnh liệt của bi kịch, Banana lại thể hiện sự chấp nhận nhẹ nhàng đối với sự mất
mát trong cuộc sống. Có thể nói, Yoshimoto Banana đã từ chối sự bi lụy ngay cả
trong tận cùng của nỗi đau. Trong “Rừng Nauy”, hầu hết các nhân vật bị bủa vây
bởi sự cô độc, dường như đó chính là hình ảnh chung cho các nhân vật của
Murakami. Câu chuyện bắt đầu bằng những hồi ức của một chàng thanh niên
Torou nhớ thương người bạn gái cũ Naoko. Qua đó, những tư tưởng, diễn biễn
cuộc sống sinh viên phần nào được tái hiện. Số phận những người bạn đã tác
động vào cuộc sống của nhân vật chính Torou. Cái chết ám ảnh trong toàn bộ
tiểu thuyết. Những người chết trong truyện của Murakami Haruki đều còn rất trẻ,
chỉ từ 17- 20 tuổi. Họ tự treo cổ, chết trong xe hơi hoặc dùng hơi ga để chấm dứt
cuộc sống.
73
“Cái chết không phải là sự đối lập của cuộc sống mà là một phần của nó.
Điều này nói ra bằng lời nghe thật tầm thường. Mặc dù đối với tôi hồi ấy không
phải là lời mà là một cái u ở bên trong tôi. Bên trong những cái chặn giấy, bên
trong bốn quả cầu đỏ trắng bên bàn bi-a, cái chết tồn tại. Và chúng ta, những
người sống, hàng ngày hít thở nó vào phổi mình như hút bụi vậy.” [40]
Nhân vật trong tác phẩm của Banana buồn về cái chết của người thân, người
yêu, day dứt với những mối tình phức tạp; còn nỗi buồn thường có ở nhân vật
trong các tác phẩm của Murakami phần lớn vì họ theo đuổi một lối sống độc lập
và do đó luôn rơi vào cô đơn. Các nhân vật của Murakami sống tự do, có tính
hiện đại với niềm khao khát được là chính mình. Trong “Rừng Nauy” có nhiều
cái chết nhưng nó không tạo nên một không khí bi thương chán nản mà nó dường
như làm nổi bật khát vọng yêu đương và sống còn. Trong các tác phẩm của
Banana có nhiều bi kịch, song các nhân vật đều có nghị lực để vượt qua.
Ở Nhật Bản, ngay từ đầu những năm 70 của thế kỉ trước, tức là giữa thời kì
phát triển cao độ của nền kinh tế Tư bản, văn học hậu hiện đại đã bắt đầu nảy nở,
đến Murakami Haruki thì nền văn học hậu hiện đại lại càng nổi bật hơn. Những
so sánh, ẩn dụ siêu thực, những nỗi đau, bi kịch trong tác phẩm của Murakami
vẫn chưa có lối thoát, chưa có cách giải quyết thỏa đáng nào cho tình trạng tù
đọng, bế tắc về tâm hồn và hiếm có tương lai tươi sáng dành cho các nhân vật.
Khi phân tích sáng tác của Murakami, đại đa số các nhà phê bình Nhật Bản và
nước ngoài đều nhận định rằng: “Ông tạo ra một thế giới, trong đó các nhân vật
bị bế tắc trong cuộc đời đã đi lang thang vô nghĩa trên các khu phố đô thị của
Nhật Bản hiện đại. Trong đó tình yêu chỉ là những cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên, ở đó
những người phụ nữ không còn giữ được nữ tính, mà mạnh về quyền lực và vô
cảm” [32]. Truyện của Banana thì cho dù khởi đầu có u ám, đau khổ, tuyệt vọng
đến mấy thì khi kết thúc truyện các nhân vật đều nhận thấy được chút ánh sáng
nơi bóng tối ảm đạm và tự mình vươn lên con đường phía trước. Bởi vậy mà
trang văn trong truyện Banana tươi mới, lạc quan hơn.
Nếu như trong “Rừng Nauy”, Murakami luôn để các nhân vật hoài nghi tất
cả, cố gắng tranh đấu để khẳng định sự tồn tại, nhưng rồi lại thua cuộc một cách
74
chua chát, cay đắng thì nhân vật trong các tác phẩm của Yoshimoto Banana lại
cố đi tìm lời giải cho những giới hạn tự nhiên của cuộc sống, cố gắng tìm cho
mình con đường để sống tốt và ý nghĩa hơn. Những ưu phiền, hoài nghi về cuộc
sống của các nhân vật trẻ được Yoshimoto Banana cảm nhận và diễn tả nhẹ
nhàng, trang nhã, qua đó còn ẩn chứa thông điệp về ý nghĩa của tồn tại, về sự
sống – cái chết và cả tình yêu không kém phần thấm thía, sâu sắc.
Hai tác giả cùng viết về chủ đề tình yêu, tình yêu trong các sáng tác của
Banana là một trong những chủ đề chính được Banana đưa vào cả tình yêu đồng
huyết, đồng tính, nhưng Banana không miêu tả trực tiếp về sex, còn Murakami
mạnh dạn đưa yếu tố sex vào trong tác phẩm của mình. Một trong những cuốn
sách gây chú ý về sex nhất có lẽ là “Rừng Nauy”, các nhân vật trong truyện đều
được mô tả như thể chỉ có sex là tồn tại với họ. Cậu chàng sinh viên năm thứ hai
Đại học Nagasawa không thể nhớ nổi mình đã ngủ với tám mươi hay một trăm
cô gái, và còn nhiều cảnh được Murakami miêu tả một cách trần trụi khác nữa.
Sex không chỉ là sự thực trần trụi mà còn là ẩn dụ về những giá trị sống của
thanh niên Nhật Bản vào những năm 60 – 70, trở thành vấn đề nổi trội trong xã
hội hiện đại. Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cho rằng: “Theo tôi, sex với liều
lượng như trong “Rừng Nauy” là nằm trong ý đồ nghệ thuật của nhà văn: những
sự chung đụng thể xác không cứu vãn nổi tâm hồn của những con người cô đơn.
Viết về lớp trẻ của Nhật những năm 60, 70 mà không có tính dục là không thành
thật.” [31]
Tác phẩm của Yoshimoto phản ánh trung thành những thói quen của tuổi trẻ
Nhật Bản với một nền văn hóa trẻ, nhịp sống sôi nổi, hối hả… Banana bộc lộ một
cách chân thành về chính thế hệ mình. Trong trường hợp của Murakami, một nhà
văn tuổi 60, và vì thế thuộc thế hệ đi trước Yoshimoto, chúng ta thấy tác phẩm
của Murakami thể hiện những thói quen văn hóa hiện đại rõ nét hơn. Trong văn
học hiện đại, hầu như chẳng có tác giả nào không nói tới “vết thương tinh thần
nặng nề”, Murakami thích nói tới chiến tranh, còn nữ nhà văn Banana thường
hay nói tới khía cạnh gia đình hơn. Chúng ta nhận thấy rằng Murakami tỏ ra là
một người trần thuật điêu luyện, già dặn hơn nhiều so với Yoshimoto. Đó có thể
75
là do sự khác biệt về tuổi tác, về mức độ kinh nghiệm, sự từng trải trong cuộc
sống giữa hai nhà văn.
Dưới con mắt của giới học thuật truyền thống, văn chương của Murakami
đưa nhiều văn hóa Phương Tây vào: từ hotdog, spaghet ti, hamburger, đến
Hemingway hay salinger, các album nhạc pop hay rock của British hay American
pop… Song cả Murakami và Banana đều có sự hòa trộn giữa văn hóa Phương
Tây và Nhật Bản, giữa chất truyền thống và hiện đại đầy mới mẻ. Murakami từng
nói: “Tôi thích rượu vang Pháp. Nhưng chẳng ai bảo rằng vì vậy mà tôi chịu ảnh
hưởng mạnh của văn hóa Pháp. Tôi vẫn là một tiểu thuyết gia Nhật Bản, không
gì khác. Tôi không nghĩ đấy là điều gì lạ lùng, sai lạc, kỳ quặc, trái khoáy, phi tự
nhiên hay đáng thẹn. Cái mà tôi muốn mô tả trong tác phẩm của tôi là những
con người. Tôi gọi họ là “những con người của tôi”. Có thể diễn dịch rằng ấy là
“người Nhật” mà cũng có thể diễn dịch họ là con người nói chung” [24]. Trong
tác phẩm, Murakami hay trích dẫn văn học Mỹ, Banana chịu ảnh hưởng văn học
Nhật Bản mà chủ yếu là manga – loại truyện tranh thiếu nữ Nhật Bản. Murakami
còn đưa vào tác phẩm nhiều đề tài từ xã hội, con người, lịch sử, địa lý đến nhạc
họa, phim ảnh hay chính trị, y học, làm cho truyện của ông thêm phức tạp về tình
tiết, đa dạng về nội dung, còn truyện của Banana lại đơn giản hơn nhiều nhưng
vẫn có nét độc đáo riêng, cả hai nhà văn có sức lôi cuốn theo cách riêng của họ.
Một điều đặc biệt nữa là Murakami và Banana đều chịu ảnh hưởng từ âm
nhạc. Murakami dùng âm nhạc làm nền cho các câu chuyện. Trong “Rừng Nauy”,
ở quán bar, lúc đi trên đường, khi thơ thẩn một nơi xa lạ, khi trong vòng tay ấm
áp của người yêu, lúc ly biệt người thương nhớ… âm nhạc là động lực tinh thần
luôn luôn nâng đỡ tâm hồn các nhân vật Wanatabe, Hajime, Naoko…
Murakami đưa người đọc hòa vào từng cung bậc của giai điệu âm nhạc theo
cách riêng của ông, bản “Rừng Nauy” là tác phẩm mang đậm dấu ấn của ban
nhạc The Beatles. Trong tác phẩm, Murakami còn giới thiệu một cách kín đáo
bản nhạc “Burning Pown the House” của Talking Heads. Yoshimoto Banana
chưa từng phủ nhận việc cô chịu ảnh hưởng của âm nhạc và văn học Âu Mỹ và
hay đưa những chi tiết ấy vào tác phẩm của mình. Điển hình như tác phẩm
76
“Moolight Shadow” đã dựa trên bản nhạc cùng tên trong tập nhạc “Crises” của
Mike Oldfield, tác phẩm “N.P” cũng dựa trên bản nhạc “North Point” – một bản
nhạc khác cũng của Old field. Trong “Thằn lằn” ngay ở trang đầu, Banana ghi lời
đề tặng cho Kurt Cobain - ca nhạc sĩ Mỹ. “Nếu không có nhạc của anh thì tôi
chẳng bao giờ viết được những trang này. Anh đã ra đi, nhưng nhạc của anh còn
mãi mãi với chúng ta”. Ở điểm này, Yoshimoto Banana và Murakami Haruki rất
giống nhau, cùng lấy âm nhạc làm nền cho văn chương.
Nhật Chiêu từng đánh giá về Murakami: “Sức sáng tác của Murakami thật
phong phú, đa dạng và mỗi tác phẩm của ông là một tìm tòi, khám phá mới về
thế giới chung quanh và về đáy sâu tâm hồn con người.” [42]
Quả thật “Haruki Murakami là một trong những chiếc chìa khóa để bước
vào thế giới văn học đương đại. Còn Yoshimoto Banana là cây viết cô đọng tinh
túy từng khoảnh khắc của cuộc sống” [42]. Hai nhà văn có những nét giống nhau
và nét riêng độc đáo trong cách xây dựng thế giới truyện của mình, để rồi tạo ấn
tượng tốt nơi nguời đọc, đặc biệt là giới trẻ có sự quan tâm nhiều tới các tác
phẩm của hai nhà văn.
77
KẾT LUẬN
Nhật Bản có một kho tàng văn học quý giá cùng với bề dày của sự phát
triển lâu đời. Bên cạnh những thể loại thơ, thì tiểu thuyết cũng là một thể loại
phát triển nổi bật trong văn học hiện đại Nhật Bản. Điều đó đã làm cho văn học
Nhật phát triển đa dạng về các thể loại. Sự đa dạng của văn học Nhật Bản được
khẳng định bằng những cây bút rất khác nhau. Trong đó nổi lên cây bút trẻ và
độc đáo là Yoshimoto Banana. Ngay từ tác phẩm đầu tay (“Kitchen”, xuất bản
năm 1987) tên tuổi và ảnh hưởng của Banana đã lan tỏa ra toàn thế giới. Cô cùng
với Murakami Haruki là những tác giả đã góp phần đổi mới nền văn học hiện đại
Nhật Bản. Thường thì khi nói đến cái mới thì người ta thường hay nghĩ tới cái cũ
và so sánh giữa cái mới và cái cũ có sự khác biệt như thế nào. Song trong văn
chương nghệ thuật, nói đến cái mới chính là nói đến phong cách sáng tác riêng,
nét độc đáo, đặc sắc của mỗi nhà văn. Đó là phẩm chất mang đậm cá tính sáng
tạo đặc trưng của mỗi người nghệ sĩ. Banana chính là một trong số các tác giả
như vậy, hiện nay ở tuổi 45, tên tuổi và vị trí của cô đã đựơc khẳng định và được
mọi người biết đến như một trong những nhà văn Nhật Bản thành công nhất.
Những nhà văn cùng thời như Amy Yamada, Hitomi Kanehara… tạo nên cả một
thế giới mãnh liệt, tập trung vào những mặt trái và góc khuất của cuộc sống giới
trẻ, không ngại ngần vạch ra những điều khó nói với một giọng văn sắc lạnh,
những miêu tả trần trụi. Banana nổi bật với một phong cách văn chương nhẹ
nhàng và da diết với những gì xẩy ra xung quanh mình, thấm đẫm niềm tin vào
cuộc sống trước những sóng gió của cuộc đời, gợi mở tương lai ngày mai tươi
sáng cho những con người trẻ tuổi trên cái nền ảm đạm của thời đại.
Thế giới trong các tiểu thuyết của Banana thường nhỏ bé, chỉ là một căn bếp,
một chiếc ghế sopha, một nhà trọ mùa hè… Những nhân vật của cô cũng rất bình
dị, và những mối quan hệ của họ với xã hội cũng chỉ vỏn vẹn gói trọn trong một
số người. Nhưng nếu càng đọc, càng thấy mênh mang, càng thấy thế giới nội tâm
của họ rộng lớn mang nhiều chất suy tư, triết lý. Họ là những nhân vật có tính
chất sáng tạo độc đáo.
Giọng văn mượt mà, súc tích, ngắn gọn nhưng mang một nỗi buồn bất tận,
những dòng suy nghĩ miên man và buồn thảm. Các nhân vật của cô không cao xa,
vĩ đại, họ bình thường như bất kì ai trong xã hội. Nhưng có thể thấy rõ những
nhân vật ấy luôn chỉ trú ngụ trong vòng nhỏ của gia đình, bạn bè, những người
thân. Chính cuộc sống bình dị ấy, qua những con người như thế, nhỏ bé và cô
đơn, u buồn và lặng lẽ, Yoshimoto đã vẽ nên tất cả thế giới rộng lớn này.
So với các nhà văn tiền bối, những cây bút danh tiếng trong văn đàn Nhật
Bản, nét mới của Banana chính là ở lối biểu cảm đơn giản, hiện đại trong đó cuộc
sống cân bằng của cá nhân, mà chủ yếu là những người phụ nữ trẻ là nét nổi bật
và xuyên suốt trong các tác phẩm của cô.
“…Điểm đặc biệt, những tổn thương, momg manh như thế khiến người ta
có thể rơi nước mắt, song lại không nhuốm sự bi quan, phản ứng bất bình sau
những gì không mong muốn xẩy đến. Bởi trong những khoảnh khắc đó, cái tôi
yếu đuối những xiết bao chân thật được hiện diện ở người phụ nữ bất hạnh này.
Họ đẹp một cách lạ lùng, dẫu rơi vào nỗi đau, sự cô đơn, họ vẫn tự mình đối
diện với nó. Thứ tâm lý mỏng manh và trong suốt đó khiến độc giả cảm nhận,
dường như mình đã chạm tới nỗi đau…” [26]
Tác phẩm của Yoshimoto Banana đôi lúc thấy mơ hồ, khó hiểu. Trong sáng
tác của cô có đầy xúc cảm của thế giới nội tâm nhân vật, tâm trạng hoang mang,
trống vắng, hơi u tối của những con người trong cuộc sống hiện đại. Nhân vật
của Banana là sự tự do thể hiện những cảm xúc tinh tế và mạnh mẽ, đồng thời
cũng là những khát vọng tìm kiếm tận cùng cá nhân. Những nhân vật trong các
tác phẩm của Banana tưởng chừng kỳ quặc, “không có thật” là sự phi thường hóa
khả năng xúc cảm, nhưng lại rất lôgic với hoàn cảnh hiện thực.
Tôn vinh cảm xúc ý thức cao nhất về cá nhân như Banana, hay nhìn nhận
con người trong bản chất tự nhiên, bản chất siêu hình như Murakami, hai tiếng
nói độc đáo của văn chương đương đại Nhật Bản đã góp phần khám phá những
tồn tại khác của con người, vượt khỏi được thứ hiện thực hiện hữu. Trong một
cuộc phỏng vấn, khi được xin lời khuyên dành cho những nhà văn trẻ mới vào
nghề, Banana chân thành: “Hãy viết và viết. Chẳng cần lý thuyết hay phương
pháp mầu mè nào hết. Hãy diễn tả chính mình bằng những từ của chính mình
chứ không phải của người khác ...” [35]
Chính cái thật được thể hiện rõ qua bức tranh nội tâm và cảm xúc của nhân
vật đã làm nên cái mới lạ trong sáng tác của cô.
Yoshimoto Banana quả là một hiện tượng thú vị, hiếm có trên văn đàn Nhật
Bản nói riêng và văn học thế giới nói chung. Ở cô cũng như những nhà văn tài
năng khác, vừa có sự pha trộn giữa hiện đại và truyền thống, giữa tính quốc tế và
bản sắc dân tộc. Đó còn là một ngòi bút đầy nét đẹp nữ tính, văn phong nhẹ
nhàng mà tinh tế, sâu lắng. Những đặc điểm ấy đã tạo thành một chỉnh thể là
“phong cách Yoshimoto Banana” rất riêng và khu biệt nó với vô số những tên
tuổi văn chương lừng lẫy khác. Đây cũng là những câu trả lời xác đáng nhất để lý
giải cho hiện tượng văn học nổi danh toàn cầu mang tên “Bananamia” (Hội
chứng Banana).
Xin được mượn câu nói của nhân vật Satsuki trong “Bóng trăng” làm lời kết
cho phần kết luận này.
“Tôi muốn mình hạnh phúc, hãy để tim tôi run lên bởi nắm cát vàng đang
có trong tay, thay vì sự khổ công đằng đẵng đi tìm thứ gì đó ẩn dưới đáy sông.
Và ước gì từ nay, những người tôi yêu đều sống trong hạnh phúc.” [2; 2006: 242]
Trong bối cảnh xã hội Nhật Bản hiện tại, những vấn đề trong các tác phẩm
của Banana chưa hẳn đã trở nên “cũ kỹ”, lỗi thời. Khi những thiên tai, chiến
tranh, tệ nạn xã hội, bi kịch và sự tuyệt vọng còn hiện hữu thì những vấn đề mà
Yoshimoto Banana đề cập đến trong tác phẩm vẫn mang một ý nghĩa thời sự.
Chính vì vậy con người vẫn phải học tập về ý chí, niềm tin, nghị lực, cách thức
vượt qua nỗi đau, để tiếp tục tồn tại và vươn lên phía trước; và như thế những
chủ đề trong các tác phẩm của Yoshimoto Banana vẫn sẽ luôn mới mẻ và thu hút,
hấp dẫn những độc giả ở khắp nơi trên thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Thư Mục Tác Phẩm
1. Yoshimoto Banana, Tập truyện ngắn Thằn lằn, Nguyễn Phương Chi dịch,
NXB Văn học – Cty Nhã Nam, Hà Nội, 2006.
2. Yoshimoto Banana, Kitchen, Lương Việt Dzũng dịch, NXB Hội Nhà văn
– Cty Nhã Nam, Hà Nội, 2006.
3. Yoshimoto Banana, N.P, Lương Việt Dzũng dịch, NXB Đà Nẵng – Cty
Nhã Nam, Hà Nội, 2007.
4. Yoshimoto Banana, Vĩnh biệt Tugumi, Vũ Hoa dịch, NXB Đà Nẵng – Cty
Nhã Nam, Hà Nội, 2007.
5. Yoshimoto Banana, Amrita, Trần Quang Huy dịch, NXB Hội Nhà Văn –
Cty Nhã Nam, Hà Nội, 2008.
Những Công Trình Có Liên Quan
A. Tiếng Việt
6. Eiichi Aoki (chủ biên), Nhật Bản - Đất nước và con người, NXB Văn học,
Hà Nội, 2006.
7. Nhật Chiêu, Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến 1868, NXB Giáo dục, Hà
Nội, 2003.
8. Lê Tiến Dũng, Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu, NXB Giáo
dục, Hà Nội, 1998.
9. Hà Minh Đức (chủ biên), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2008.
10. Nguyễn Hải Hà, Thi pháp tiểu thuyết L.Tônxtôi, NXB Giáo dục, Hà Nội,
2006.
11. Đào Thị Thu Hằng, Văn hóa Nhật Bản và Yasunari Kawabata, NXB Giáo
dục, Hà Nội, 2007.
12. Lí Kim Hoa, Để hiểu văn hóa Nhật Bản, NXB Văn nghệ, TP.Hồ Chí
Minh, 2006.
13. Nguyễn Thái Hòa, Từ điển tu từ - phong cách – thi pháp học, NXB Giáo
dục, Hà Nội, 2008.
14. Ngô Tự Lập, Văn chương như là quá trình dụng điển, NXB Tri thức, Hà
Nội, 2008.
15. Lê Ngọc Trà, Lý luận và văn học, NXB Trẻ, TP.Hồ Chí Minh, 2005.
16. Lộc Phương Thủy (chủ biên), Quan niệm văn chương Pháp thế kỉ XX,
NXB Văn học, Hà Nội, 2005.
B.Tiếng Nhật
17. 吉本ばなな、うたかた/サンクチュアリ、福武書店、東京、1989
18. 吉本ばなな、キッチン、福武書店、東京、1988
19. 吉本ばなな、TUGUMI、中央公論社、東京、1989
20. 吉本ばなな、とかげ、新潮社、東京、1993
21. 吉本ばなな、N.P、角川書店、東京、1990
22. 吉本ばなな、B 級 Banana、福武文庫、東京、1995
23. 吉本ばなな、対談集、福武文庫、東京、1993
C. CÁC TRANG WEB
24. http://vi.wikipedia.org/wiki/Yoshimoto_Banana16:13, 2009/05
25. http://evan.vnexpress.net/News/chan-dung/2009/05
(Hòang Lan, Yoshimoto Banana - nhà văn của những thương tổn tinh
thần)
26. http://evan.vnexpress.net/News/diem-sach/2009/05
(Ngọc Mai, Say ngủ -Yoshimoto)
27. http://evan.vnexpress.net/News/diem-sach/2009/05
(Phúc Yên, Amrita – Yoshimoto Banana)
28. http://evan.vnexpress.net/News/diem-sach/2009/05
(Tịnh Khê, Vĩnh biệt Tugumi – Yoshimoto Banana)
29. http://evan.vnexpress.net/News/diem-sach/2009/06
(Quỳnh Nga, N.P – Yoshimoto Banana)
30. http://evan.vnexpress.net/News/diem-sach/2009/06
(Anh Minh, Kitchen – Yoshimoto Banana)
31. http://tapchisonghuong.com.vn/index.php/2009/07
32. http://thptgiadinh.com/2009/07
33. http://evan.com.vn/2009/07
(Hà Linh, Tác giả Kitchen chinh phục độc giả Italy)
34. http://evan.com.vn/2009/07
(Carver Raymond, Nguyên lý của truyện ngắn)
35. http://Bookslut.com/2009/08
(Lê Đình Nhất Lang chuyển ngữ, phỏng vấn Yoshimoto Banana)
36. http://xaluan.com/modules.php/2009/08
(Đào Diệp, “Nét văn hóa từ bếp”)
37. http://vietnamsach.com.vn/Defaultnew.aspx?pape=chitietsach/2009/08
(Theo đài THVN – VTV, Ánh sáng thanh thóat từ Kitchen)
38. http://chiasecuocsong.info/showthread.php?/2009/08
39. http://ttvnol.com/forum/tacphamvanhoc/2009/08
(Trần Tiễn Cao Đăng dịch từ tiếng Anh, Thế giới chuyện kể của
Murakami)
40. http://evan.vnexpress.net/News/phe - binh/2009/08
41. http://sushi.comenthorizon.com/archives/Kitchen/2009/09
42. http://vietbao.vn/van-hoa/2009/09
(Theo_VTC Hòa Bình, Kitchen – nơi nương náu của những thân phận)
43. http://hisatez.hp.infoseek.co.jp/cherry1310kitc.htm1/2009/08
44. http://comet.tamacc.chuo-u.ac.jp/2003zemi/nakajima/nakajima.HTM よ
しもとばなな論/2009/10
45. http://ja.wikipedia.org/wiki/2009/08/よしもとばなな
46. http://asahi-net.or.jp/2009/07/表現について読者作文
47. http://dspace.wul.waseda.ac.jp/10
(田塩勉文論吉本ばなな「キッチン」と時代一万象が交換可能である
という感性 の文学部一)
PHẦN PHỤ LỤC
Phần này giới thiệu một số hình ảnh về nữ nhà vănYoshimoto Banana và những tác
phẩm của Banana đã được dịch sang tiếng Việt.
Hình 1: Yoshimoto Banana (1964)
Nguồn: http://mhpbooks.com/mobylives/?
Hình 2: Chân dung Yoshimoto Banana
Nguồn: http://vtc.vn/vanhoa/12808/index.htm
Hình 3: Trang bìa của tác phẩm “Kitchen”
Nguồn: http:// www.vtc.vn/vhgt/12564/index.htm
Hình 4: Trang bìa của tác phẩm “Amrita”
Nguồn: http://vnthuquan.net/diendan/tm.aspx?m=372502
Hình 5: Trang bìa tập truyện ngắn “Thằn Lằn”
Nguồn: http://www.tuanvietnam.net/Library/Images
Hình 6: Trang bìa của tác phẩm “N.P”
Nguồn: http://www.minhkhai.vn/hinhlon/159376.jpg
Hình 7: Trang bìa của tác phẩm “Vĩnh biệt Tugumi”
Nguồn: http://www.moingay1cuonsach.vn/images/minhchau/
ラクホン大学
東洋学部
-----XW -----
科学研究報告
テーマ:
吉本ばななの作品の中の芸術についての研究
先生: TS. LÊ TÂY
CN. ĐỒNG THỊ THU HÀ
学生: NGUYỄN THỊ HƯỜNG
クラス:05ĐPN3
学号: D05601050
ベイホア、2009 年 12 月
感謝
ラクホン大学東洋学部日本学科での 4 年間勉強した時間はいつもお
世話になっておる。私は両親と先生と友達から手伝って、教えていただ
いたから。それで、心から深く感謝でいろいろな人たちにありがたいと
思う。それは、両親と兄弟と親類は育てて、手伝ってくださった。時間
や物質などの条件をくださった。
東洋学部日本学科の先生たち、案内先生は専門知識を教えてくださった。
友達はみんな精神を励ましてくださった。
しかし、能力は限度から、必ず、間違うところがあるかもしれないが、
アドバイスをいただこうと思う。
まことに、ありがとうございます。
著者
Nguyễn Thị Hường
目次
研究の要旨
1. テーマを選んだ理由 ........................................... 1
2. テーマの研究の歴史 ............................................ 1
3. 吉本ばななの小説の特色 ........................................ 2
4. 研究で明らかにしていきたいこと ................................ 3
5. 研究の目的 .................................................... 5
6. 今回の研究の予定 .............................................. 5
7. 論文の構成 .................................................... 5
第 1 章:吉本ばななの生活と創作の履歴
1.1.生活 ....................................................... 6
1.2. 吉本ばななの創作事業 ....................................... 8
1.3.
出版された作品 ........................................... 13
第2章:吉本ばななの創作の中の芸術
2.1.
吉本ばななの創作のテーマ ................................. 16
2.1.1.
悲劇-死 ............................................... 16
2.1.2.
恋愛 ................................................... 19
2.2.
人物の作り方 ............................................. 27
2.2.1
日常の人物 .............................................. 27
2.2.2
内面の心理人物 .......................................... 28
2.2.3
不思議な人物 ............................................ 33
2.3.他の芸術の特徴 ............................................. 37
2.3.1
芸術空間 ................................................ 37
2.3.2.
時間の流れについて ..................................... 43
2.3.3.
言語 ................................................... 43
2.3.4.
話し声 ................................................. 48
第 3 章:吉本ばななの創作について
3.1. 吉本ばななの作品について .................................. 50
3.2.
吉本ばななの作品の人道性 ................................. 51
3.3.
吉本ばななの作品のオカルト性 ............................. 55
3.4.
吉本ばななの漫画性 ....................................... 58
3.5. 吉本ばななの作品の伝統的と現代的 .......................... 59
3.6. 村上春樹と吉本ばなな ...................................... 62
結論 ........................................................... 65
参考文献 ······················································· 68
付録 ··························································· 71
研究の要旨
1. テーマを選んだ理由
™
吉本ばななは有名な作家で、村上春樹とよく比較される。彼
女の作品は色々な外国語に翻訳される。彼女の小説を読む読者は
増えている。
™
「吉本ばなな」は面白い名前である。日本人だけでなく、外
国人にとっても「ばなな」といえば、親しくて、覚えやすい名前
だと思う。
™
最近日本の文学はベトナムに紹介されている。日本の有名な
作家の色々な作品は外国語に翻訳されている。その中ではベトナ
ム語に翻訳されている吉本ばななの作品は 5 冊ある。ばななの作
品はベトナムで売れている。
™
吉本ばななの小説は文章が簡単、読みやすいが、よく読むと、
深い意味がある。
™
吉本ばななの小説は他の作家と違う。作品の言語は新規で、
人物を描写が特別だと言われている。
™
ばななの小説は面白い、だから日本人にもよく読まれている。
その読者の中心は若い人である。
™
つまり、吉本ばななの小説は読者に愛読されている。若い作
家だが、ばななは日本の文学に大きく貢献している。それで、ば
ななは日本国内だけでなく、外国でもよく知られている。吉本ば
ななの作品を研究するテーマはまだ少ないだが、私はばななの小
説が好きである。それで「 吉本ばななの作品の中の芸術について
の研究」というテーマを選んだ。
2. テーマの研究の歴史
1
™
日本の文学は人類の文学の豊かさに大きく貢献している。そ
のため、日本の文学は昔から各国で研究されている。ベトナムで
は 1990 年以後日本の文学についての紹介と翻訳が行なわれてきて
いる。例えば、“古代から 1986 まで日本の文学”という本である。
™
私が研究しようとする吉本ばななの作品についてもベトナム
語に翻訳されている。またウェブサイトにや雑誌にも日本文学に
ついて紹介されている。
™
最近では村上春樹と吉本ばななの作品はベトナムでも出版さ
れ、たくさんの読者を得ている。吉本ばななの名はその名面から
も人にいい印象を与える。しかし、実際は吉本ばななはベトナム
の多くの読者には新しい名前である。
™
吉本ばななの作品は『キッチン』、『N.P』、『ビンとつぐ
み』、『 アムリタ 』などベトナム語に翻訳されている。わずかは
小説と短編小説を通して、ベトナムの読者が日本での文学現象で
ある“バナナミア”になってきている。そしてベトナムでは吉本
ばななの現在の作品はだんだん多くの人々に注目されてきている。
そのため、私は日本の文学の中で吉本ばななの小説で示されてい
る新しさと特色について研究したいと思う。
3. 吉本ばななの小説の特色
™
吉本ばななは沢山の作品を書いている。ばななはほとんど登
場人物の心の内面を描いている。彼女の人物の内面の世界の表現
は深いし、上手だと思う。
™
ばななの小説の人物の話し方は穏やかで、親しい。
™
彼女の小説はとても想像力に富んでいるので、読者に感銘を
与える。
2
™
ばななの登場人物の中心は若い女性である。作品の女の人た
ちは花のようなきれいな姿で描かれる。
™
これまでの世代の作家と違う。ばななは社会の問題、政治の
問題とか強く語っていない。ばななは日常の若者について自然体
で表現している。
™
ばななの小説の人物は寂しくても、楽観的だと評判されてい
る。
™
彼女の小説は日本の文化とともに西洋の文化がみられる。
™
話の終わり方は読者に何かを考えさせる。
4. 研究で明らかにしていきたいこと
™
どんな作品内容と形を含むと言われている。作家によって、
作品の表現は違う。吉本ばななの作品もそう思う。
™
ばななの小説のテーマの中に「神秘」
、「愛」、「死」、「人生」
がある。吉本ばななの作品にはそれぞれ明確に特色がある。それ
ぞれの巻に収録されている作品を次に挙げる。
™
「死」は吉本ばななの作品の多くで扱われており、四つのキ
ーワードの中でも作者が最も関心を持っていることだと言える。
吉本ばななの作品には事故死や自殺が多く病死が少ないのが特徴
で、それで、周囲の人たちの喪失感は大きい。例えば『キッチ
ン』で、主人公は子供の時に両親を亡くした。それから、唯一の
肉親の祖母を亡くす。
™
ばななの作品の神秘について、例えば、『ムーンライト・シ
ャドウ』という作品で神秘として挙げられるのは、「七夕現象」と
ウララの存在である。他に、神秘のことは作品の人物の夢に現わ
れる。
3
™
吉本ばななは「日々の考え」の中で「愛」を描くのは苦手だ
と言っている。吉本ばななにとっては恋愛と性的なものは延長線
上になくて、それらを通して何かを伝えたいという思いがないか
ら苦手なのだ。
™
ばななの作品の愛はほとんど若者の愛である。ほかに、血縁
愛もある。
™
吉本ばななは“恋愛と性的なものは結びつかない”という独
特な考えを持っている。これは『キッチン』の頃から批評家によ
って指摘されてきたことだが、吉本ばななの小説には描くことを
避けているかのように男女の性的な描写がほとんど出てこない。
作品の人物は死の悲劇を被るのに、楽観的に生きている。
™
もくげき
小説の人物は若い人でも、親しい人や恋人の死を目撃する。
この主人公は苦痛で、よく孤独だと感じている。でもばななの人
物は生活信条がとても強い。作品の若い人たちは苦しみの中で生
きている。
™
作品の恋は同性愛の面が見られる。ばななの小説の中で主人
公は親しい人に愛情を示す。この問題は複雑である。
™
せんさい
人物の描き方はとても繊細と思っている。「人間世界の内側
で起こる」現実として表現していることに、吉本ばななの作品の
「オカルト」の特徴がある。
™
すっきりした文書、言語は穏やかだと評判される。
™
ばななの小説のテーマ中心はキッチン空間と海の光景はよく
に描かれている。
™
キッチン空間は『キッチン』の作品で、はっきり現される。
ばななの『キッチン』は家族の中で、暖かい空間を与える。その
4
キッチン空間は狭いだけど、家族の食事で回りに集まる空気、集
合する空気を連想させている。
™
『TUGUMI』は海辺の町で最後の夏休みについてのマリアの記
憶である。海の景色はマリアが特色に思い出された。『 TUGUMI 』
の中では、海がほとんどあるから、読者によい印象を持つ。
5. 研究の目的
™
この論文はベトナムの“ばなな現象”についての学術論文を
念願する。筆者はできるだけベトナムの読者に吉本ばななの作品
を伝えているようにしている。私もこの学術論文が後世の学生に
参考資料になるのを念願する。
™
ばななの作品を通じて、斬新性を研究することは日本の現代
文学を理解するのに、科学的意味がある。
™
この研究から彼女の作品を通じて、社会心理を反映すること
と個人の期待することを理解するようになる。同時に、ベトナム
の読者に大きな作家、日本の現代文学の変改を示す文学の才能を
紹介する。
6.
™
今回の研究の予定
吉本ばななの作品の中の芸術を研究することから彼女の作品
を通して、さらには日本の文学の状態が分かるように、村上春樹、
村上竜など他の作家についても研究しようとしている。
7. 論文の構成
論文は第一章と第二章と第三章を含む。
™
第 1 章:吉本ばななの生活と創作の履歴。
™
第2章:吉本ばななの創作の中の芸術。
™
第 3 章:吉本ばななの創作について。
5
第 1 章:吉本ばななの生活と創作の履歴
1.1.生活
吉本ばななの登場はやっぱりほんのりと衝撃的なものだった。吉
本ばななは小説を普段読まない人でも聞いたことがある名前だろう。吉
本ばなな(本名:吉本真秀子)は 1964 年 7 月 24 日、東京に生まれた。
吉本ばななの家族は知識で、文芸伝統的な家族である。彼女のお父さん
の吉本隆明は詩人で、有名な評論家である。彼女のお姉さんのハルノ宵
子は有名な漫画家、アニメ映画家、多くの人に人気がある。お父さんの
影響で、吉本ばななは子供からさまざまな本と新聞を読んだ。それで彼
女は読書を通して、強固な教育を受けて、独立の認定を確定する。真の
インスピレーショとは彼女の家族から得られるものである。
幼い頃は左目が弱視だったので、治療のために右目に眼帯をし、
ほとんど目の見えない状態の時期があった。しかし、この体験がのちの
作品に影響を与えることとなる。吉本が作家になろうと思ったのは五歳
くらいからだったそうだ。絵がうまい姉(漫画家のハルノ宵子)に影響
されて漫画家になりたい時期もあったようだ。でも、ばななは姉には勝
てないと思う。それから「それなら私は文章だ」と自然に思うようにな
ったという。
げいがく
吉本ばななは 1987 年に日本大学芸術学部文藝学科を卒業し、卒業
制作の『ムーンライト・シャドウ』が芸術学部長賞を受賞した。そのあ
と、彼女は自分の創作のキャリアを始めた。吉本ばななは「ばなな」と
いう筆名を取った。面白い名前だから、最初の読書との良好な印象を残
す。彼女はその筆名を取った理由が単なるばななの花が好きだと言った。
外国人にとって、彼女の筆名は親しい感じがする。
6
吉本ばななは大学を卒業したあと、ウェートレスとしてゴルフク
ラブのレストランで働いた。毎月 480 ドルをもうけた。彼女は働く時間
のうちに、こっそりと喫茶店のテーブルで小説を書いた。だるい日では
(ばななによって語ること)彼女は1987年に『キッチン』という最
初作品を完了して、すぐ有名になった。
ばななは 23 歳で文学の創作を始めた。彼女は自分の世代の若い者
たちについて書く。事を受け止めることはあまり深くないんだが、読者
から彼女の作品の人物の共感ことを得る。その理由でばななの作品は各
国の読者が知っている。現在、吉本ばななの作品は多くの外国語に翻訳
され、世界各国で出版されておる、国際的に知られている日本人作家で
ある。
文学のほかに、吉本ばななは映画と音楽も好きである。作家とい
うと、静かな別荘で黙々と書いているイメージだが、吉本ばななは音楽
を聴きながら小説を書いたりするくらい音楽に強い関心がある。そのこ
とは彼女の独特な風格を見せる。吉本ばななは沈静、水臭い、衣服が地
味、あまり化粧しない。
自分のかとについて話すとき、彼女はよく恥ずかしい。現代作家
の中ではばななは目覚ましい作家だと言われている。洗練で、思い切っ
た彼女はいつもノーベル文学賞を受賞する夢がある。吉本ばななはノー
かわばたやすなり
ベル文学賞を受賞する川端康成さえ比較される。
現代吉本ばななは東京で夫と小さな息子と平易に生活する。息子
は 2003 年に生まれている。彼女は自分の個人の生活をあまり話さない。
公衆に表すとき、彼女はよく「子供の精神」について話す。
すばやくて、若い作家としては自分だけでなく、作品の情報を交
換して、読者の質問に答えるために、ウェブサイトを作った。同時に、
彼女は読者が英語を話すのに、電子新聞を主催している。読者に作品を
7
広がるために、彼女の作品を載せるファッション雑誌と美しさでお客さ
んのファイルトのポストを受け入れた。それで読者は読むとか、彼女の
作品についての情報を調べるために、ウェブサイトにアクセスすること
ができる。そのため、内国読者だけでなく、外国読者もアクセスするこ
とができる。また、彼女はポップ音楽、漫画、ファッションのような自
分の作品を普及したいと認定したことがある。彼女は毎日コンピュータ
ーで約1時間半書いている。文学芸術を作ることは彼女の主な仕事であ
る。彼女にとって、文学は楽しいこと、美しいことである。
最近、彼女の名声は日本だけでなく、世界のいろいろな所に紹介
される。若い読者はばななの作品に感興が強くて、賛美する。彼女の本
は世中の市場で売れている。
1.2. 吉本ばななの創作事業
吉本ばななはいろいろな作品を書く。その中では小説、ショート
ストーリーとか有名な作品だと言われている。近年、日本の現代文学が
翻訳によって外国に紹介される例が多く見られるが、中でも現象に大き
く貢献しているが、村上春樹と並んで吉本ばななの作品だと思われる。
彼女の作品は1990年代初題以降日本でいくつかがベストセラーになり、
それらが諸外国でも翻訳されて、出版されたばななは5歳から文学を書い
たが、彼女の文学事業は本当に『キッチン』と呼ばれている作品を始め
た。『キッチン』は1987年に出版されている。この作品によって、ばな
なの名前は日本の現代文学に出た。そのあと、ばななは有名な作家にな
った。『キッチン』は英語、中国語、韓国語、フランス語、スペインイ
語、イタリア語などに翻訳されている。
『キッチン』はある若い女性を中心として、愛のストーリーであ
る。それは若い女の人の家族、愛情、友情についてのストーリーである。
特別の美しさとは世界にばななの名をもたらす。『キッチン』は家族の
愛、愛情に感動するのストーリーである。大切なのは死の悲劇が起こる
8
ようご
とき、人は擁護されて、お互い信頼されている。それで、親しい人を失
って心細い思いがしていない。話の若い女性はミカゲの主人公である。
ミカゲは子供から両親を亡くした。それから祖母も亡くした。唯一の肉
親であった祖母を亡くしたミカゲは孤独になった。ミカゲはどうしたら、
ゆういち
暮らしか、分からないうちに、雄一という見知らぬ人に雄一と母の家に
同居するのが誘われている。雄一のお母さんは同性愛人である。日々の
暮らしの中、何気ない二人の優しさに彼女は孤独な心を和ませていくの
である。雄一と母はミカゲに穏やかに話さえ彼女はもっと楽しい感じが
ゆういち
する。平安な生活を長引くのは長くない。雄一の母は同性愛男の人に刺
し殺された。また、若い二人とは孤独の生活が来た。二人はもう一度お
互いに信頼されている。話は簡単そうだが、読者はとても好きである。
『キッチン』を始めて以来、吉本ばななは有名な作家になると言
える。
この作品は刊行されたあと、消費量の 250 万冊以上との現象となってい
る。『キッチン』は日本で 60 回以上再出版される。『キッチン』は高く評
価されていて話題にもなったが、それよりも単行本『キッチン』に収録
かんめい
されている『ムーンライト・シャドウ』に感銘を受けた。1989 年には新
聞や雑誌に「ばなな現象」として取り上げられた現代を代表する作家の
一人である。どうしてばななはどんなに成功するのだろうか。まず、ば
ななの筆名が面白いから、外国の本の市場ではこの名前はとても特別な
のである。それに、インフォメーションサ世代に出ましたから、出版、
翻訳技術がもっと便利である。英語版とイタリア語版のおかげ、西洋人
は日本の文学について新しく接近する。日本の文学の代表だけでなく、
アジアの代表だと評判される。それで、ばななの作品さえ日本は各国に
うみつばめしんじん
紹介される。『キッチン』は 1987 年 11 月に、第6回海 燕 新 人 文学賞受
9
いずみきょか
賞作品、1988 年に第 16 回泉許可受賞、日本の文部省によって、第 39 回
とみおか た え こ
若い優秀な作家受賞である。第6回海燕新人文学賞受賞で富岡妙子審査
官は『キッチン』について評判する。
“それは日本の伝統文学教養に勇敢に立ち向かう作品です。私の
前世代が想像できない人の感情と思想を自由に描きます。昔から今まで
観念角度から見るとそれは古い文学と違う独特な作品です。
”
せんしょう
1988 年『うたかたサンクチュアリ』で第 39 回芸術 選 奨 文部大臣
新人賞受賞である。
印刷以外、『キッチン』は始めて日本では第1回映画化されて、ホ
ンコンで第2回ジンホ監督によって映画化された。1993 年に G7 会議で
日本の外務省は外国人の代表に『キッチン』をくれた。海外では、1991
年にイタリアで『キッチン』が刊行されたのを機に 20 カ国以上で刊行さ
れ、その後も多くの作品が翻訳され出版されている。『キッチン』のおか
げ、吉本ばななは有名な作家になる。
ばななが他の作品とは有名な作家になるのを続けている。例えば、
『N.P』、『とかげ』、『TUGUMI』、『アムリタ』などである。1989 年 3
月に『TUGUMI―つぐみ―』は第二回山本周五郎賞を受賞した。この作品
いちかわじゅんかんとく
は出版してから一年後、市 川準監督 によって映画化された。ストーリー
はほぼ原作どおりだが、つぐみがつけヒゲをつけて町を歩くなどその強
烈なキャラクターがさらに強調されている。原作小説は未読であるし、
けいさい
吉本ばななの小説は高校の頃、現代文の教科書に掲載されていた
『TUGUMI』に目を通しただけである。ばななの小説、とくに『TUGUMI』
はジュニア小説のフォーマットに近いと言われる。『TUGUMI(つぐ
み)』は、今は東京で暮らしている白河マリアという女性が語る、少女
時代の最後の帰省となって、ある夏の思い出の物語である。そして、そ
10
の思い出のなかで、ひときわ大きな光を放っているのが、彼女のいとこ
にあたる、つぐみの存在である。マリアは彼女が親しい人、友達と楽し
く過ごした時期だった。マリアは父の離婚が成立するまでは海辺の町で
旅館を営む伯母のところで母と暮らしている。旅館はそばに大きなホテ
ルが立ち、ペンションに転業しようとしている。 母が旅館を手伝い、父
がたまにそこに通うという不安定な日々がつづくが、やっと離婚が成立
よ こ
し、マリアは最後の夏を旅館で過ごすことにする。そこには陽子とつぐ
みという姉妹がいた。つぐみは病弱で、周囲が甘やかすものだからわが
かれん
ままに育っていた。可憐な容貌なのにぶっきらぼうな言葉づかいだし、
「人のいちばんいやがることを絶妙のタイミングと的確な描写でずけず
け言う時の勝ち誇った様は、まるで悪魔のようだった」。そのうちマリ
アはつぐみの心の屈折が見えてくる。ここから吉本ばななが始まる。
『白河夜船』『アムリタ』などを出版、ほとんど
その後も『哀しい予感』
がベストセラーになる。海外では、1991 年にイタリアで『キッチン』が
刊行されたのを機に 20 カ国以上で刊行され、その後も多くの作品が翻訳
され出版されている。1990 年に出版され『N.P』という小説である。
『N.P』はイタリアでは 1992 年に翻訳されて、刊行された。『N.P』はイ
タリアのスカンノ賞、1996 年にはフェンディッシメ文学賞を受賞する。
1999 年イタリアのマスケラダルジエント賞文学部門受賞である。
たかせさらお
『N.P』は古い歌曲の名前である。それから、高瀬皿尾作家の編集になる。
『N.P』は寂しくて、恋愛の悲劇の話である。今、イタリアでは吉本ばな
なといえばイキゾチックなアジア文学という枠を超え若者文化の代名詞
になっているとも言える。
かなり変わった小説で、アメリカ在住の作家・高瀬皿男が書いた
と だ し ょ う じ
97篇のショートストーリーを戸田庄司が翻訳していたのだが、その戸田
か の う か ざ み
と学生時代に同棲していたこの作品の語り手の加納風美は、高瀬が48歳
11
で自殺していたことを知っている。戸田は98篇目の未発表作品を入手し
て翻訳をはじめるものの、睡眠薬で自殺している。その下訳をしていた
おとひこ
者も自殺した。高瀬の遺児には双子の姉と弟がいた。咲と乙彦といる。
加納風美はある日、このうちの乙彦と会う。聞けば咲は、加納が勤めて
いる大学の大学院で心理学を研究しているという。
『アムリタ』は吉本ばななの初めて長い小説である。1994年に第5紫式部
受賞した。この賞は『げんじのストーリー』の作家の名前とおりに取っ
た。『アムリタ』は一番ばななの長い小説である。700枚を越える長編小
おかざききょうこ
説『アムリタ』について、ばななは親友の岡崎京子からの質問に答えて、
「アナザーワールドでのだらだらした日常を描きたかった」と言ってい
る。
「アナザーワールドでの」というところがばななの得意で、『ア
さ く み
ムリタ』でも、朔美という主人公の夢には弟がひゅうと入りこんできた
りする。それで大きな事件がおこるわけではないが、そここそがアナザ
ーワールドで、そこにも日常があることは小説を読んでいくとすぐわか
ってくる。
2000年10月に、『 不倫と南米 』は第10回ドゥマゴ文学賞を受賞し
た。この作家の一番大望はノーベル文学賞を受賞したいと言っていた。
吉本ばななの小説が新しく感じるのは、彼女の小説が目指してい
るものがそれまでの小説といくらかちがうからである。たとえば、従来
たたか
のリアリズム小説は、人生上の課題と 闘 う人間の姿を繰り返し描いてき
た。失恋、親子の対決、病気、死、貧乏、家庭の崩壊、または家庭の再
生、社会との相克などを素材に人間の生きる姿を見つめてきた。作中人
物がそうした課題にぶつかってもがき、苦しみ、そして作品の最後でそ
れなりに彼らが内的に成長し前を進むのを見て、読者はカタルシスを得
る。
12
しかし、吉本ばななが描くのは、そうした重い課題ではない。心
の傷を負った人が、何かをきっかけにして、世界がそれまでとちがって
見えてくる。
現在、ばななは 12 の小説、600 万冊以上、そして、20 言語に翻訳
されている。例えば、英語、アメリカ語、フランス語、オランダ語、ス
ペイン語、デンマーク語、イタリア語、タイワン語、ベトナム語などで
ある。特に、イタリアではばななの 15 投書が刊行される。イタリアで消
費されている本数量はとても大きい。それで、吉本ばななはイタリア文
学賞、有名なフェンヂッメ賞を受賞した。イタリアで人気のレベルの高
な か だ ひ で と し
さに並べた日本人現代の一覧表の中に、ばななは仲田秀俊選手の直後2
位にいる。
1.3.
出版された作品
STT
作品
1
2
3
出版
ムーンライト・シャド
朝日出版社、 2003
キッチン
福武書店、1988
うたかた/サンクチュアリ
福武書店、1989
4
哀しい
予感角川書店、1988
5
つぐみ
中央公論社、1989
白河夜船
福武書店、1989
6
7
N.P
8
とかげ
9
アムリタ
角川書店、1990
新潮社、1993
福武書店、1994
13
10
マリカの永い夜/バリ夢日
記
幻冬舎 1994
11
SLY 世界の旅 2
幻冬舎、1996
12
ハチ公の最後の恋人
央公論社、1994
13
ハネムーン
中央公論社、1997
ハードボイルド
14
ハー
ドラック
ロッキング・オン、1999
15
不倫と南米
幻冬舎、2000
16
体は全部知っている
文藝春秋、2000
17
ひな菊の人生
ロッキング・オン、2000
幻冬舎、2002
18
19
20
虹
王国その 1 アンドロメダ・
ハイツ
アルゼンチンババア
21 デッドエンドの思い出
22
23
新潮社、2002
ロッキング・オン、2002
文藝春秋、2003
王国 その 2 痛み、失われ
たものの影、そして魔法
海のふた
新潮社、2004
ロッキング・オン、2004
14
24
25
はつ恋
文藝春秋、2004
なんくるない
新潮社、2004
26 王国 その 3 ひみつの花園
新潮社、2005
27
みずうみ
フォイル、2005
28
イルカ
文藝春秋、2006
「45」
15
第2章:吉本ばななの創作の中の芸術
ちょうこくげいじゅつ
彫刻芸術 、絵描き芸術家などさまざまな芸術形態がある。その中
で、文学は芸術形態の一つである。芸術のそれぞれは一定の特徴がある。
芸術文学にとって、文学のシンボルで、言語で作れる。文学の作品はい
つも内容と形式がある。形式は言語、人物、作品の結構、描く手段など
色々な要素を含む。作家は思想と語り方がよく違う。吉本ばななもそう
いう作家である。吉本ばななは日常の生活、心の内面について書いてい
る。彼女が人物の内面の世界の表現は深いし、上手だと言われている。
ばななは個人、生活の世界について、新しく観念する。そのことは全部
吉本ばななの物語で現される。吉本ばななの話方は簡単だけど、深い意
味がある。ばななは他の作家と一緒に、日本の現代文学を革新する一人
作家である。
2.1.
吉本ばななの創作のテーマ
2.1.1.
悲劇-死
ほとんど日本の文学と日本の娯楽漫画さえ死はよく表す。侍の
“恥さらしに生きているより光栄に死ぬ”精神から影響するから、日本
人にとって、死といえば、一定価値を持つ。
ばななの作品の中では「オカルト」、「ラブ」、「デス」、「ライフ」
がよくある。四つのキーワードはタイトルにもなっているテーマになる。
「死」は吉本ばななの作品の多くで扱われて、四つのキーワード
の中でも作者が最も関心を持っていることだと言える。吉本ばななは自
分がほとんど病的に親しい人やペットの死を恐れているところがあると
告白したことがある。楽しい時間を一緒に過ごしていても、その人、そ
の子(ペット)がいつかいなくなってしまうのだと思うと、「その時がき
たら、今のことを思い出して悲しくなるから」と、少し引いてしまうと
16
いう言葉が印象的だった。それなのに、なぜこんなにも死を扱うのだろ
うか。それは死がどうしても避けられない身近なことであり、残された
者がそれをどう乗り越えていくのかに興味があるからだという。
吉本ばななの作品には事故死や自殺が多く病死が少ないのが特徴
で、その人が亡くなるという心の準備ができないから、周囲の人たちの
喪失感は大きい。「死っていうのは死んだ人間の問題ではなくて生きてい
る人間の問題だ」と吉本ばななは言う。[44] そのうえ、死までの過程や
死の場面をテーマに描くことはない。例えば『キッチン』で、唯一の肉
親が亡くす場面を「 先日、なんと祖母が死んでしまった。びっくりし
た。」の二文で表しているように、あっけないほどにあっさりと死んでし
まい、そこから残された者たちの苦悩を中心に話は進んでいく。唯一の
肉親の祖母を亡くした主人公ミカゲが、孤独を感じながら過ごす。そん
なミカゲに、「うちに来ませんか」と声をかけたのは祖母の行き付けの
花屋で働いていた田辺雄一だった。そのあと、ミカゲは雄一とその母(実
は父親)の家に同居する。雄一も片親で、しかもその親はもともと男だっ
たのに、(彼の妻)雄一の母親が死んでから、女性になってしまったと
かせ
いう人だ。以来、彼女はオカマバーで稼いで生計を立てている。 ミカゲ
は孤独のうちに、日々のくらしの中、何気ない二人の優しさにミカゲは
孤独な心を和ませていくのだ。ミカゲは台所をこよなく愛し、祖母を失
った傷心の日より、台所で眠りにつくようになっていた。田辺家の台所
をひとめ見て愛することができたミカゲはそこで暮らすことにする。身
近にある「死」を思う。ひとが生活していくために欠かせない食事をつ
くる台所を通して死が交差する。大切な人の死を乗り越えて、自分は食
べ、生きていかなければいけない現実だろう。彼らはとても楽しそうに
ささい
暮らす。幸せそうに、生活をしているように見える。些細なことで笑い
あう力を持っていて、相手を思いやる気持ちを忘れない。みんな、それ
ぞれに心に傷を持っているから、その思いやりは無理のないもので、そ
17
れでいて充分に、相手の心を和ませる。そして、幸せな生活を長引くの
は長いではない。雄一の母は同性愛男の人に刺し殺された。身近な死を
経験した人ならきっと痛いくらいの涙が出るんじゃないか。また、若い
二人とは孤独の生活を続いている。もう一度死の悲劇は彼らに来て、お
互いに信頼しなければならない。話は簡単そうだが、読者に感動される。
『キッチン』の中では『ムーンライト・シャドウ』の話も感動します。
主人公のサツキは「死ぬほど愛していた 」恋人の等を突然の交通
ひいらぎ
ゆ み
こ
事故で亡くし、等の弟の 柊 は同じ事故で兄と恋人の由美子をいっぺん
に亡くした。二人は恋人の死という、「人によっては一生に一度もしなく
ていいこと」を経験してしまい、もがき苦しむ。その苦しみを乗り越す
ために、サツキは早朝のジョギング、柊は由美子の制服を着ることでな
んとか紛らわせようといている。
大切な恋人、等を交通事故で亡くしたサツキである。その悲しみ
から立ち直れずに日々を送るサツキはあまりに眠れないので夜明けのジ
ョギングを始めた。彼との想い出の場所だった大きな川に架かった橋の
上で、ジョギングの時不思議な女性のウララに出会う。それから、サツ
キはもっと楽しくなる。
『N.P』は複雑な恋愛についての話である。一般に 97 話まで知ら
せているが、何人かは 98 話を持っていた。アメリカで住んでいる日本人
たかせさらお
しょうじ
の高瀬皿尾の著者はすでに自殺している。風美の主人公の元恋人庄司は
98 話を翻訳しようとして自殺している。そのうち N.P に関われば自殺し
てしまう、というウワサが。それに翻弄される、風美と N.P 著者の子ど
も 2 人乙彦と咲は出会う。風美の主人公は最後の N.P の訳者と恋を通し
て、98 話の中心になる。『N.P』は“運命”という不思議な話だと言え
る。『N.P』のほかの主人公の萃は自分の父を愛情する。それから、自分
の兄を愛情する。それで、彼女はこの恋愛について心を占める。98 話に
18
関わる人たちはよく心配すること、恐れることの中に生きている。真っ
暗な空気は全部『N.P』を含有する。あの静かな家こそ、若者は苦しみの
過去世界を歩む。死は個人文学者の子供たちをよく含有する。萃は子供
か母に見限られたから、彼女は自立だし、苦しいし、自分の暮らし方を
備える。萃はとても惨めな女の人である。吉本ばななの人物は重い気持
ち、遅く生きているのを感じる。風美さえ死を免れるには萃を助ける。
読者は暗い話だと思うかもしれない、読者の心から深い共感がある。
『 TUGUMI 』はつぐみとほかの友達と海辺で最後のマリアの夏休み
についての話である。
つぐみは病弱なために、旅館を営む両親や、姉の陽子に大切に扱
われ、傍若無人な性格になってしまった。幼い頃から共に育ったいとこ
のマリアは、そんな彼女に振り回されながらも、良き理解者としてつね
につぐみのそばにいた。つぐみのしろい身体に秘められた強く激しく優
しい精神をマリアの目を通して描く。つぐみは病弱とか、美少女とか、
それに不似合いないとんでもない性格である。強烈な女の子だから、病
弱の死は退けられる。
吉本ばななの作品はほとんど悲劇、死、苦しみについての話題で
ある。そのことは現実の生活を反映する。吉本ばななの作品は家族悲劇
の寂しい話だが、彼女の作品は生活の楽観的なことがある。それで、ば
ななの小説は読者の心に入りやすい。
2.1.2.
恋愛
「恋愛」は文学の作品の中にある主題である。恋愛といえば、心
によって起こされる感情だと言われている。バラの花は恋愛に象徴する
色だと言われている。愛情するとき、だれも幸せになりたいと思う。で
も、いつも幸せな愛情があるではない、寂しい愛情もあるよう。吉本ば
ななの作品の中に、恋愛はばななに関心される。ばななの作品では恋愛
19
が主な主題である。ばななの小説の愛情は特性色を持つ。それは現代若
者の恋愛である。ばななの小説の男女カップルは寂しい境遇の同様か、
何か感触を持つ。人間は孤独を解放したければ、他の人と結合しなけれ
てつがく
ばならない。有効の一番道は恋愛だと言われている。ある哲学者の考え
方によって、恋愛がある所は孤独ではない。ばななの『キッチン』の人
物のミカゲと雄一はそう場合である。二人の愛情は孤独のことを始める。
若い女のミカゲは唯一親しい祖母を亡くして、雄一の性転換した母親が、
ストーカーに殺され、雄一もまた独りぼっちになる。二人は孤独になる
から、信頼するのが必要だ。ミカゲは「雄一がいれば、それだけで、何
も要りない」と考えている。そのことはミカゲにとって、大切な地位を
占めるという意味だ。ミカゲと雄一の愛情は言葉で表すではなく、関心
ようご
すること、擁護することで表す。「雄一、寒くて、寒くて、雄一の腕を
抱く。セータから暖かいにおいがする。」ミカゲは雄一のうちこの家に
いることが不自然な気がしてきて、出ていこうとする。しかし、そう決
意すると涙が止まらなかった。ミカゲは雄一にひかれ始めていたからで
ある。ある晩、ミカゲはラーメンを食べる夢を見る。雄一も全く同じ夢
を見ていて、二人はずっと一緒に食卓を囲む関係でいられることを確信
する。幸せな光景が出る。
ミカゲと雄一の暖かい愛情が出る。二人は新しい色で愛情を明るくする。
二人の愛情は少し普通の愛情と違う感じがする。彼らの愛情は一緒に食
事することを通して表す。「いかに日と晩、我々は食事したことがあ
る」というミカゲが言った。雄一は「何でもミカゲと食べたら、おいし
い感じがするよ」と言った。
ミカゲはにこにこする。それから、「空腹と愛が足りないも一斉
に満足されるではないだろうか」と答えた。二人はよく近くにいるから、
感情生じやすい。二人は寂しいこと、苦しいことを一緒に過ごす、友情
を越える。二人は本当に愛し合う。
20
ミカゲは、その前から大学をやめて料理を学んでいた。雄一はミ
カゲの負担になるのが嫌で、ミカゲの前から去っていこうとするが、仕
事の取材旅行中であるミカゲがあまりにおいしくて持ってきたカツ丼を、
いや
雄一の旅行先で食べて、雄一は癒される。雄一は、これからもミカゲと
一緒にいることを決心する。
ミカゲは遠い所の千メートルから、寒い深夜でも、雄一の旅館に
おいしいカツ丼を持って来る。ミカゲこそ雄一に楽しいことを持つ。ミ
カゲは雄一がおいしい食べ物を味わうという願望があるだけでなく、そ
の食べ物に隠れるのは男の人と女の人の気持ちだという深い意味である。
ミカゲは雄一の旅館へ来る道ではきらきら月光を照らす。それは愛情の
幸せな道へミカゲを連れている光だろうか。雄一は嬉しく食べて、ミカ
ゲの愛が気にするだろう。今、孤独な暗がりが残らないで、愛情の光が
出る。今にも、彼女は「雄一を失いたくない」ということ気がつく。読
者の目に見る光景は男女のカップルが話し合って、孤独を忘れてしまう。
二人はどうなるか、ずっと愛情するかどうか、ばななは読者を考えさせ
ている。でも、読者は彼らがお互いに幸せに生きていると思い込む。他
に、単なる男と女の恋愛を扱ったのではなく、その周辺の人間との関係
をメインにした恋愛小説だった。
ばななの小説の人物は「 天命のような激しくお互いに吸引する」、
愛情は強く生じる。『TUGUMI』の主人公の女の子が、海辺の小さな町に
一夏だけ過ごすことになる。そこに病弱で生意気なつぐみがいる。つぐ
みの愛は強い愛情の例の一つである。つぐみの命をかけた恋愛はとても
印象である。それはちょっと感動ものである。
我侭でも魅力のある少女つぐみは、マリアにとってとても輝かし
い存在として描かれている。つぐみは病弱でわがままな美少女で、つぐ
みほど強烈な人格をもった人として、恋人がいないかもしれないけど、
21
病弱で命はかないつぐみにも途中で恋人ができて、かなり深い理解を得
きょういち
ることになる。つぐみと 恭 一 の愛情はとても激しい。つぐみと恭一は海
で出会うだけ、つぐみは恭一が好きで、恋人になった。二人の愛情は天
命だろう。つぐみさえ自分の愛情について、不吉な予感である。でも、
つぐみは勇気で、思い切りに愛する。愛情の強力こそ、つぐみに活信条
もたらす。読者は二人のあやふやな愛情が見られるが、無邪気な愛情に
ついて、いい印象がある。「恭一といるときのつぐみはマリアにも幸福
そうに光って、何か生き急いでいるようにさえ見えた。かすかな不安、
まるで雲間から射す光のように、胸の奥がきらりと痛むような不安を感
じさせる。」[19; 1989: 118-119]
恭一と浜を歩いてゆく、つぐみの恋は人目をひいた。そう、彼ら
は奇妙に目立った。「つぐみと男」という昔からよく見なれた取り合わ
せには何の異和感もないはずなのに、このせまい町を歩く 2 人はなぜか、
異国をさまよう恋人たちのようにはかなげに輝いて見えた。いつも 2 四
の犬を連れて、浜のどこかにいた。遠いところを見つめている 2 人のま
なざしは、いつか見た夢のように、それを見る人々の心に何かなつかし
いものを思いおこさせるような気がした。」[19; 1989: 118] つぐみと恭
一の愛情は幸せだが、微かである。つぐみは「恋っていうのは、気がつ
いた時にはしちゃっているものなんだよ、いくつになってもね。しかし、
終わりが見えるものと、見えないものにきっぱりと分かれている、それ
わ自分がいちばんよくわかっているはずのことだ。見えない場合は、大
がかりになるしるしだね。」[19;
1989: 131]という恋について話した。マ
リアは恭一とつぐみについて語らう。それから、二人の愛情を感じる。
「私の声も闇にまぎれた。恭一は海を見つめて、風にけずられてしまい
そうな、はかない目をしていた。今まで見たいつよりも、心細そうに見
えた。この町からつぐみがいなくなってしまうこと。この若い恋が新し
い局面を迎えること。」
22
「そういう言葉にならないすべてのことが恭一の胸にあるのだろ
う。ついこの間、ほんとうに手が届くくらいの頃、2 人と 2 四の犬が浜
をゆく光景がここにあったことを忘れない。ただあたりまえに浜の自然
に溶け込み、育まれた日々だった。それはとても良い画面として心に残
っている。」
ばななの小説の中で、恋愛は心のけがが治すために、有効調薬で
ある。愛するとき、そばにいれば、幸せなこと、なぐさめられる。ばな
なの人物もそうだ。愛情によって、ばななの若者は心細くて、孤独を忘
れている。
ばななの小説の愛情は簡単ではなく、彼女は複雑な愛情について
書いている。
それはお釜の愛、血縁の愛である。『N.P』は血縁の愛の小説であ
こんけつ
る。『N.P』は父と兄を愛する女の人の混血の愛の話を語る。その女の人
は萃という名前だ。まず、萃と自分の父の愛情である。彼らは寂しい境
たかせさらおとこ
遇で会った。萃の父は「高瀬皿男という冴えない作家がアメリカに暮ら
さ
し、冴えない生活のあいまに小説を書きためていたこと」[21; 1990: 3]。萃
と父は偶然アメリカで会う。萃は自分の父のその人を知っていないから、
実父を愛た。そのことは本当に悲劇なことである。
お
「実の娘と関係を持ち、堕 ちてゆく男。娘の遠い海鳴りのような
ささやき、人魚のしっぽのうような、月明かりにてらてら光る細い足
首。」[21;
1990: 47]。萃は乙彦と自分の愛情について考えたことがある。
「好きになったから、知らないことにしようと自分によく言い聞かせた。
そうしたらそのうち、どっちが本当だったかわからなくなったの。うそ
みたいだけどこらはほんと。朝起きるじゃない?そうするとあれ?きょ
うだいだっけ、そっちがうそだったんだっけ、つてわからなくなったり
23
した。」[21;
1990: 74]。「もし私が結局どこの誰とも分からない馬の骨
の子で、明日から、突然乙彦と他人の恋人どうしたなれるのか、と思っ
ただけで、そのあまりの解放感に押しつぶされてアル中とかになるのが
関の山っていう気がして。もっと悪いのは血がつながってた場合。調べ
さえしなきゃ、言い訳がたつでしょう。」[21;
1990: 79] そのことは萃が
乙彦を愛すぎるということだ。愛情のために、萃と乙彦は逃げることに
する。でも、迷う。「もともとはね、きょうだいだという気まずさから
逃げて、気分を変えるために行ったのよ。2人きりで遠くで行きましょ
ってやつよ。情熱があったの。私のほうは始めほとんど気にしてなかっ
たけど、乙彦がね。彼は育ちがいいからね。ボストンはいいところ。大
きな川があるのよ。川浴いに散歩したり、図書館行ったり、飲みに行っ
たり、港に船を見に行ったり、極楽の恋人たちよ。でも、何か、ストレ
スみたいなのがたまってくのよね。夜中にやたら目が覚めるの。ご夫婦
ですか?と聞かれる度に、公園の老夫婦を見かける度に、気まずくなっ
ちゃうのよ。逃亡者みたいに。初めはそれも楽しめたけどだんだん、私
がぎゅっと手を握っても暗い瞳で私を見るだけになっちゃった。ここで
笑ってくれればうまく行くのに、ってところはいつもそれ。他人より、
きょうだいより遠い感じがしてきちゃってね、うまくいきっこないわよ
ね。考えて見れば。私今までこんなことまじめに考えたことなかったも
の。父親とも寝たし。」[21;
1990: 76]という萃は語った。
運命が苦しても、萃は何の言葉を文句しない。反対に、父の愛情
に飢えて、彼女の父は本当に彼女を愛するという信じる。「めったに会
わなかったし、頭も変だったし、嫌な人だったけど、お父さん、ちゃん
と私のこと好きだったんだなって思う。あのとおりに、知り合ったとき
は娘って知らなかったんですって。お母さんに似てるな、と思ったんだ
って。でも、お母さんも体売ったりしてたときもあるから、私がお父さ
んの子かどうか、本当にはわからない。でも、目がそっくりでしょ
24
う?」[21;
1990: 78]。咲は萃の母について話したことがある。「どうしよ
うもない人。それはほんと。ずいぶん前から、あの子も母親と別れてひ
とりでいたみたい。あの子が父と会ってたころ、もう消息が分からなく
なってたんじゃないかな。何回かうちの母にお金をせびりに来たり、ア
ル中とか、梅毒とか、そういう話しか聞かなかったなあ。だいたい、萃
がきょうだいだなんて、そんなものがいるなんてことすら、乙彦があの
子とつきあいだしてから知ったんだもの。パニックよ。母には言えない
しさ。でも、仕方ないわ。恋は止められないし。」[21;
1990: 87] 咲は言っ
た。萃はかわいそう人である。悲劇は自分の父を愛するだけでなく、自
分の兄を愛するとき、高度になる。萃は乙彦にお目にかかる、乙彦を愛
きゅうち
する。不幸な愛情こそ、萃が抜け出すことのできない窮地に陥っている。
萃と乙彦はボストンへ一緒に行くのを決まったことがある。彼らは「普
通の生活」お互い生きていたい、苦しい事実を忘れたい。でも、彼らは
あいこ
心をすっかり奪う。彼らは愛顧一方で、前方何のことは起こすか、分か
らない。人物の風美が出て以来、ストーリーの事態はがらりと変わる。
ざっと、萃は新しい愛情を持つ、そして、完全違い生活を始める。過去
の愛に対する悔恨はだんだんあやふやになる。乙彦は風美と愛情を始め
るようだ。ばななは人物の明るい将来の見通しが出す。ばななの人物は
ならく
罪に陥なくて、奈落の底に吸い込まれなくて、生活信条を持つ。
吉本ばななは性の問題と性欲愛情を彼女の小説に入り。ばななは
勇敢に同性愛を出す。この現像は社会の論じる問題になる。ばななの小
説の同性愛の人物は軽視されない、一方同感される。『キッチン』の中
では同性愛の人物が雄一の母のえりこさんである。「えりこさん」の
『キッチン』に登場する人物(唯一の肉親を亡くして一人ぼっちになっ
たミカゲを引き取ってくれたうちのお母さん。実はおかまでお父さん。)
は初め本当に女のお母さんだったと言っている。「えりこさん」は主人を
25
亡くしてから、性転換だった。しかし、それだと二人の会話が女の子と
姑のような、何を話しても裏がありそうな生々しいものになってしまう
し、お父さんだと男二人とミカゲの生活が性的ないやらしいものになっ
てしまいそうなので「 じゃあ男のお母さんにしちゃえ 」ということで
「えりこさん」が生まれたと明かしている。「えりこさん」と一緒に働く
「ちかちゃん」は性転換の人。
ひとし
ひいらぎ
『ムーンライトシャドウ』の中で中学生の 等 の弟 柊 は場合の一
つである。柊の恋人は交通事故で、亡くしてしまう。『ムーンライトシ
ャドウ』の作品に奇抜な印象を与えているのは、セーラー服を着た柊の
存在である等の弟柊が、亡くなった彼女のセーラー服を着て学校に行っ
ていた。なぜ、柊は「死人は戻らないし、モノはモノだ」と言いながら
ゆ み
こ
も亡くなった由美子の制服を着るのか。柊がセーラー服を着るのは忘れ
るためじゃないのかもしれないけど、忘れるためだろうか。彼柊は、兄
おれ
の等が「あんまりにもあいつ変わってるから」、「会ったら、なんか俺ま
いっしゅんちゅうちょ
で嫌われそう」と、サツキと会わせるのを 一 瞬 躊 躇 したくらいの弟で
ある。だから、サツキにとっての「ジョギング」は柊にとってそのくら
い個性的でないといけないのかもしれない。その点をサツキも、「今はよ
くわかる。彼のセーラー服は私のジョギングだ。全く同じ役割なのだ。
はそのくらいではインパクトに欠けて自分を支えるのにはもの足りない
のでバリエーションとしてセーラー服を選んだ。どちらもしぼんだ心に
はりを持たせる手段にすぎない。気をまぎらわせて時間をかせいでいる
のだ。」と言っている。また、もう一つの理由として、サツキとの間に性
的な要素のない精神的な関係を築くために、中性的な存在になっている
とも考えられる。『ムーンライトシャドウ』の作品で描かれている恋は、
どれも平凡な物とは言えないんじゃないかなと思う。
26
性欲問題は現代小説でほとんどある。ばななの小説もそういう場
合である。しかし、ばななは村上春樹の小説のような裸に性欲を描かな
い。ばななの性欲問題から読者を若者の現代生活の観念について考えさ
せている。
2.2.
人物の作り方
2.2.1.
日常の人物
人を描くのは作家の人物を作ることである。文学に不可欠人物で、
作品を作るとき、人物が必要であるから。人物を通して、作家は世代現
実を要約する。作家は生活の個人、人間、何か問題などについて、認識
することを現すのに、人物を作る。人物は人間の生活の特別の世界に読
者を連れるのである。作家の才能によって、面白く人物を作るかどうか
である。人物を作るのは想像されるだけで、現実の生活に描かれる人物
ほど親しくない。吉本ばななの作品の人物は日常の生活の人間の手本で
ある。それで、読者は安易に分かって、作品を深く感ずる。吉本ばなな
の作品の人物は日常の生活のような地味で、真実に生きている。それは
ばななが人物を描く特色である。外見と性格から話方、行動まで、全部
日常のような真実で、親しい。そんなことは読者によい印象を持つ。ば
ななの小説の人物は人間が毎日急いで、時間と追い立てる現代生活につ
いて考えさせている。ばななの『キッチン』は家族の中で、暖かい空間
を与える。そのキッチン空間は狭いだけど、家族の食事で回りに集まる
空気、集合する空気を連想させている。そのことは親しい、分かりやす
い、我々の日常の生活にある。
吉本ばななの人物も愛して、楽しい、寂しいときもある。幸せな
ことのそば、彼らは苦しいこと、辛いことを過ごしなければならない。
彼らは明日世界に志望、生活信条とは生きている。それは当たり前こと、
人々が過ごしなければならない日常の生活の必要規律である。吉本ばな
な物語の中で友情、愛情の若者の似顔は震える心を持つ、よく同情して、
27
いしきかんぜんちょうあく
よく意識勧善懲悪があって、愛の生活が豊富である。『TUGUMI』のつぐ
みの人物はいたずら、強情な女の子だけど、愛情の中で、無邪気で、清
い女の子である。
ばななの作品の日常の光景はにぎやかな都市を通して、現すだけ
でなく、静かな田舎を通して表す。『TUGUMI』は海辺の田舎について描
く。その所はマリアとつぐみの人物の最後の夏休みがあるのである。海
のけいこく、海のにおいの清らかな空気、全部日常の生活のような親し
い感じがする。実に、ばななの自然はとてもきれいで、人をふるえさせ
おとひこ
る。乙彦が見た春の桜並木から、光線大学校庭、晩道、意味の空気、生
活、音、色、恋い… 絶妙な世界は遠い所にあるのではなく、我々の日常
の生活にある。始めから、ばななの人物はお金、地位について、大望を
表れない、単なる、社会の思想を持たないで、個人の生活だけである。
彼らの生きている空間は家族、友達、知り合い人の周り存在する、とく
に、彼らの内面のオアシスのなかで、存在する。人物を通して、社会と
つうちょう
人生についての作家の通牒が気にする。ばななの女優の通牒はちょっと
違う。彼女は世代の特徴な人間を作る大望を持たないで、単なる、青少
年の小さいな現存、、人と人の同感、愛情を語る。その人たちはいい行
動と考え方がある、よくない行動と考え方もある。しかし、彼らは読者
から同感をもらう。ミカゲ、雄一、風美、マリアの人物は行動と考え方
からうといんだが、どこかでめぐり合う親しい人たちである。その人た
ちは自分の生活のような感じるだろう。そのことはばななの日常の人物
を作る才能のおかげだ。
2.2.2
内面の心理人物
ばななの小説の中について話す人物は姿と性格とは特色に描かれ
る。神秘的な人物以外、内面の心理人物がいる。その人物はばななの作
品の中心になる。ばななの小説の内面の心理人物ははっきりではない姿
28
を現す。でも、ばななは性格について詳しく描く。ほとんどその人物は
内心生きている。それで、ばななが人物の内心の生活を描くのはとても
上手だと言われている。ストーリーの人物はほとんど若い女の子だけど、
色々複雑なことと生活の不幸なことを過ごさなければならない。『キッ
さくらい
チン』の内面の心理の人物は桜井ミカゲという名前の若い女の子である。
子供から両親を亡くした、唯一の肉親の祖母も亡くした。彼女は孤独に
なった。毎日台所で眠っている。「私がこの世でいちばん好きな場所は
こんどう
台所だと思う」という冒頭について近藤はこう述べる。化しようとする
文体は絶えず世界と、そして自己自身からも滑り落ちてゆこうとする。
「私」の心性を反映している。『キッ チン』においてどう形象化された
うしな
のであろうか。祖母を喪 って孤児となった主人公の桜井ミカゲはこう述
懐する。しかし、現実 1 人で住む部屋が広すぎるのはすごい。「私は部
屋をさがさねばならなかった。仕方なく,アパ××情報を買って来てめ
くってみた が,こんなに並ぶたくさんの同じようなお部屋たちを見てい
たら,くらくらしてしまった。引っこしは手間だ。」。主人公は祖母と
暮らした「台所」に根を張り、そこから離れられずにいた。しかし、金
銭的事情から(「現実はすごい」)祖母の記憶が染みついた実在的台所
から根を抜き、商品情報となった貸室の台所(「アパ××報」)と交換
くら
せねばならなくなる。それは目の眩むような経験である。唯一の肉親を
どじょう
喪った上、自分を育んだ土壌から根を引き抜かねばならない。突然、実
在論者をやめてポストモダニストに宗旨替えを迫られたようなものであ
る。身体感覚や実存の根拠からコンセントを抜くには腕力が必要だ。ば
ななはさくらが実在から自身を切り離す瞬間を祖母の死、台所からの分
離として描いた。それは母なる実在からの痛みに満ちた分離、官界的イ
つゆ
メージに満ちた世界からの覚悟の切断に露 ならず、実在が抜た傷口は
29
ざ ん じ
「交換が可能な」シニフィアンによって、暫時、塞ぐほかなくなる。ミ
カゲは続ける。「いくらでもあげられる面倒を思いついては絶望してご
ろごろ寝ていたら、奇跡がボタモチのように訪ねてきたその午後を、私
はよくおぼえていえる」[18;
1988: 10]。祖母が生前親しんでいた近所の
た な べ ゆ う い ち
花屋の息子、田辺雄一が、突如、現れ、「しばらく家に来ませんか」[18;
1988: 11]とミカゲに申し出たのである。誘いに応じたミカゲが田辺家で見
出したのはモデルルームのような部屋だった。雄一の母は亡くしたあと、
ミカゲと雄一の生活はミカゲに話される。言葉は簡単で、短いけど、ス
トーリーはミカゲの言葉を通して、ミカゲと雄一の生活についての映画
のような。
『 TUGUMI 』の内面の心理の人物は白河マリアという名前の若い女
の子である。彼女はつぐみの成長の過程、心理が変わる過程をほとんど
観察する人である。「確かにつぐみは、いやな女の子だった。漁業と観
光で静かに回る故郷の町を離れて、私は東京の大学へ進学した。ここで
せ い ぼ
の毎日もまた、とても楽しい。私は白河マリア。聖母の名を持つ。しか
し、心は別に聖母でも何でもない。それなのになぜか、こちらへ来て、
から新しくできた友人達は私の性格を描写するとき、口をそろえて
かんだい
「寛大ね」とか、「冷静だ」とか言うのだ。」[19;
1989: 10-11]
「私はどちらかと言えば短気の、生身の人間だ。それにしても、
とかなり不思議に思うことがあった。東京の人々は、雨が降ったの、講
義が休みだの、犬がおしっこをしただの、何でもかんでもすぐに怒って
しまう。私は、確かにちょっと違うかもしれない。怒りはやってきた
「瞬の後に、波がひいてゆくように砂他に吸いこまれてしまう。多分、
私が田舎育ちでのどかだからなのよね、と勝手に納得していたけれ
ど。」[19; 1989: 10-11]
30
それはマリアが自分を紹介することである。それを通して、読者
はマリアの田舎とマリアの性格がだいたい分かる。マリアは「この物語
は私が、小女時代をすごした海辺の町に最後の帰省をした時の夏の思い
出だ。登場する山本屋旅館の人々は、今はもう別の土地に引越したしま
い、多分2度と私はあの人たちと共に生活することはないと思う。だか
ら私の心のかえるところは、あの頃つぐみのいた日々のうちだけに、あ
る。」[19;
1989: 10-11]。それで、マリアが語るストーリーは海辺で最後の
夏休みの思い出だ。
つぐみの性格はマリアにはっきり知られる。
「つぐみは生まれたときから体がむちゃくちゃ弱くて、あちこち
の機能がこわれていた。医者は短命宣言をしたし、家族も覚悟した。そ
こでまわり中が彼女をちやほやと甘やかし、母親は労を悟しまず日本中
の病院に付き添い、少しでもつぐみの寿命を延ばそうと力をつくした。
そうしてそろそろ歩くように成長した結果、彼女は思い切り開き直った
性格になってしまった。なまじ普通に生活できる程度には丈夫なのがそ
れに拍車をかけた。つぐみは意地悪で粗野で口が悪く、わがままで甘っ
たれでする堅い。人のいちばんいやがることを絶妙のタイミングと的確
な描写ですけずけ言う時の勝ち誇った様は、まるで悪魔のようだっ
た。」[19;
1989: 11]
「つぐみが本気で怒ったとき、彼女はすうっと冷えてゆくように
見える。それは、本当に怒った時だけのことだ。つぐみはしょっちゅう
かんしゃく
癇癪を起こしたり、真っ赤になってどなりちらしたりするが、そういう
時のことではなく心の底から対象を憎しみの目で見据えたとき、彼女は
別人になる。すべてを忘れて怒りの青白い光に全身を染めたその様子は、
いつも私に「高温の星ほど赤ではなく青白く光る」という言葉を思いお
こさせる。」[19; 1989: 154]
31
「年のことを言っておくと、陽子ちゃんが私より、私がつぐみよ
り、ひとつ上だ。でも、私はつぐみが年下だなんて、いちども感じたこ
とがない。彼女は子供の頃から何も変わらず悪質に成長したように思
う。」[19; 1989: 12]
マリアとつぐみの性格は色々な点で対立する。でも、マリアはつ
ぐみが一番話すなのである。他に、海についてのマリアの感情はとても
きれいで、明るいと考えられる。
それで、そこを離れるとき、マリアはとても寂しだった。「 春が
近づき、日毎にあたたくなり、いざそこを離れると思うと、山本屋の古
びた廊下も、虫がたくさん寄ってくる夜の看板の光も、すぐにくもが巣
をはってしまう物干から見える山々も、そういうちょっとした見なれた
日常の光景がみんな、にじむような明るさで、くっきりと胸にせまって
見えた。」[19; 1989: 28-29]
『 TUGUMI 』は楽しい話である。にぎやかで、楽しい夏休みこそ、
マリアと友達は生活を貴重に過ごした。同時に、生活についての感情を
持つ。
かざみ
『N.P』の内面の心理の人物は風美という名前である。彼女は目覚
ましい人ではないけど、問題の核心の人物である。彼女はじっとにスト
かざみ
ーリーの問題を観察する。風美は自分の周りの世界的な感性な人である。
彼女の母は風美について話している。「何もかも吸い取っちゃうからね
… あんた。まわりの空気を。声が出なくなったときあったでしょう?ド
ラマチックなことは嫌いなのに、空気を感じているのよ、いつも。そう
やって強くなってきたもかもしれないけど、庄司さんが死んだときみた
いにはもう二度と泣いて欲しくないなあ。変わった子よ、あんた。少し
お父さんに似てるのかな。」[21;
1990: 138] 風美が恋と生活のことを実感
する文章はとても深いだと言われる。
32
「恋をしたり、別れたり、死別もあったり、そうして年を重ねて
くると、目の前にあることがみんな同じじょうに思えてくる。善し悪し
や、優劣が決められない。ただ、悪い思い出が増えるのが怖いだけに。
このまま時間がたたなければいいのに、夏が終わらないといいのに、と
だけ思ったりする。弱気になる。」[21; 1990: 103]
日常の生活は車の音、犬の声、人声など、とてもにぎやかである。
それは風美に実感される。
風美は「 どんどん素直になってゆく心の交流が怖かった。彼女の
優しいのが、まるでペットに慕われるように怖い。嫌われる恐れをまっ
たく身につけていない肉体の存在感。私はレズでもなく、もう高校生で
にお
もないただの女だ。生命の密度が濃かったころの、過去の匂いがするこ
しるしみょう
の人たちといることは、現実の位相から徴 妙 にずれている花園にいるよ
うなものだった。そのことに、はっきりと気づいた。美しい時間だ。実
にいい。そして限りがある。いつまでも続くわけがない。何でいまさら
ここにいるのかと、目がさめたような感じだった。」[21;
1990: 154-155] あ
の柔和で、静かな空間は風美の性格に合うようだ。風美の語り方は面白
くて、暖かい感じがする。
ばななの内面の心理の人物の同じところはすべて若い女性である。
彼らは色々な苦しいことを与えられる。でも、彼らは本当に強く生きて
いる。やっとその寂しさを乗り越えるようになる。それは読者にばなな
が伝えることのようだ。
2.2.3
不思議な人物
ばななの小説は色々な人物である。暖かい声で語る主人公以外、
ストーリーの世界は不思議な人物が出る。その不思議なことは人物が突
然に登場するところで表される。その人物の行動は不思議で、分かりに
くいけど、それことこそ読者に人気がある。
33
例えば、『ムーンライト・シャドウ』のウララの人物の女性である。
ひとし
ある朝、サツキの人物は亡くした 等 の恋人と昔デート橋で不思議
な女性のウララに出会う。突然ウララに声をかけられたサツキはいつも
橋に着いたら飲む熱いお茶の入った水筒を落としてしまう。手元に残っ
たふたに入っているお茶をウララにふるまうと、彼女はそこで起こるで
あろう「百年に一度の見もの」について暗示的に語る。ある日の真昼、
サツキの電話番号を知らないはずのウララから電話があり、百貨店の水
筒売り場に呼び出される。どうやってウララがサツキの電話番号知って
いるか、分かりにくいことである。風邪で体調が悪いサツキだったが、
出掛けていくとウララは代わりの水筒を買ってくれ、あさっての朝あの
橋である種のかげろうが見えるかもしれないと言う。ウララの話し方は
とても神秘的である。そこへウララが訪ねてきて「今が一番つらいんだ
よ。死ぬよりつらいかもね。でも、これ以上のつらさは多分ないんだ
よ。」という含みのある言葉をかけて帰っていく。何かが見えるという朝、
サツキがあの橋に行くとウララがいて「声を出したり橋を渡らないで」
ひとし
と忠告する。やがてその時が来ると、サツキが以前なんの気なしに 等 に
あげた思い出の鈴の音が聞こえてきた。橋の川向こうには等がいて、た
だ見つめ合うことしかできない。そして等は笑って何度も手を振って消
えていった。この現象をウララは「死んだ人の残留した思念と、残され
た者の悲しみがうまく反応した時にああいうかげろうになって見える」、
「七夕現象」だと言った。ウララの不思議な人物によって、ストーリー
はもっと面白くなる。
まだ不思議な人物がいる。『とかげ』の中で、「新婚さん」という
名前ストーリーの人物も不思議である。「私」の人物は語る。「電車の中
でものすごく偉大な人に会ったことがある。もうずいぶん前のことだが
… 」。[20; 1993: 9] 始めて、電車の中では老人がいる。「しばらくしたあ
34
る駅で、その老人は乗ってきた。いわゆるホームレスの人らしく、身な
りはぼろぼろで、髪とひげはのびてがっちりと固まり、異様な臭気を放
っていた 。」[20;
1993: 9-10] 突然「私」の人物のとなりに、女が出た。
「私の隣にはなぜか女がいた… 私は再び女を見た。つんと前を向いて座
っている。」[20;
1993: 11] その女は「とび色の瞳に、長い茶の髪。黒い
ワンピース。すらとりと伸びた足に黒いエナメルのハイヒール。」という
描かれる。[20; 1993: 11]それから、その女は「私」の人物と話して始め
る。彼女は男の人に聞いている。「これでも帰りたくない?」。「私」の人
物は「匂い立つような甘い声で。だからこれは酔って見ている悪夢の続
きだと思おうとした。ホームレスから美女へ、醜いあひるの子的変身の
悪夢。何が何だかわからない分、目の前にあることだけが納得できた。」
[20; 1993: 12]という考えた。あの女は本当に女のだろうか。「私」の人物
はあの女を想像するのだろうか。仕事のあと、疲れたから、電車の中で、
「私」の人物は眠っているときその女に会うという夢があるかもしれな
い。読者は怖い感じないで、二人の話しを通して、寒い深夜のうち、暖
かい感じがするようだ。
すい
かざみ
「3 時を
『N.P』の萃の人物の表し方も不思議である。風美は語る。
過ぎていたので、キャッシュサービスのコーナーしか開いていなかった。
中に人っていくと誰もいなくて、私はひっそりと白い箱のようなその空
間で、機会にカードを差し込んで操作を始めた。そしてしゃべるコンピ
ューターの女声に耳を傾けつつ、お金が出てくるのを待っていた。だか
らだろう、自動ドアが開いて人が入ってきたのも、その一瞬耳に飛び込
んできたはずの真夏の雑踏の音も、まったく気にならなかった。その人
が私の後ろに並んだとき、初めて変だな、と思った。こんなにがらがら
に空いているのに、どうしてわざわざここに並ぶんだろう?「振り向か
ないで。
」と女の細かい声がいった。「お金を渡して。
」[21; 1990: 63]
トカゲという名前の人物も不思議な女性である。彼女はエアロビ
35
クスのインストラクターのである。トカゲは自分以外、治療できる。ト
カゲは「小さくて、きゅっとしまっていて、釣り目で何だか暗くて、ほ
かのインストラクターの陽気さに比べてその独特のムードは良くも悪く
もすごく異質だった。」という人である。[20;
1993: 29] ストーリーの男
の人は「私は彼女を見るたびなぜか「使命」という言葉をいつも思い出
した。何か重いものを背負っているが、それをやむなく受け入れている、
そういうシリアスさを感じた。それをどうして自分が感じるのかわから
ない。でもそういうところに惹かれた。」という言った。トカゲは特別な
才能がある。「そっちのほうにもっともっと才能があることがわかったの。
見るとその人の悪いところが分かるの。さわると治せることもあるの。
それを伸ばそうと思って。」[20;
1993: 35] 彼女はとても上手に病気を治
療する。それで、「毎日、日本中から彼女のところに患者がやってくる。
病が重い人が多い。」「いて、痛みから、苦しいさから、不安から解放さ
れた重症の患者が、治療屋から出てきては涙を流さんばかりの目でトカ
ゲを見上げる。立てなかった人がトカゲに支えられて歩いて病屋を出て
くると、付き添いのひとが感嘆の声をあげる。」[20;
1993: 37]子供の時、
トカゲはとても恐れることを見た。トカゲはそう語る。
「私が 5 歳のとき、
うちに気が狂った人が突然入ってきて、裏口から突然ね、そして何だか
わからないことをわめきながら台所にあった包丁で母のももと腕を刺し
て、逃げちゃったの。私は父の会社に電話して、父が救急車を手配する
から待ってろって言って、それから救急車がくるまでの時間、死にゅく
母が死んでいくのがわかって、こわくてこわくて、必死で傷口に手を当
てて、止血しょうとしたのね。そのときに、自分は治す力がある、って
知った。映画や漫画みたいに血が止まったり、傷口が消えたりはしなか
ったけれど、確かに、手が光った感じがして、手ごたえがあった。血の
流れる量が少なくなっていくという感じが。」[20;
当に不思議なのである。
36
1993: 40]そのことは本
ばななは色々な人物を描く。どの人物も読者にいい印象を与える
ようだ。ばななが人物を描く才能によって、ばななの小説はとても面白
いと言われている。
2.3. 他の芸術の特徴
2.3.1
芸術空間
™ キッチン空間
「私がこの世でいちばん好きな場所は台所だと思う 。」こんな不
思議な書き出しで、『キッチン』は始まる。ストーリーを始まるのはと
ても簡単だけど、「キッチン空間」という暖かい空間をもたらす。台所
といえば、安らかな空間を考えられる。台所は色々な意味があると考え
られる。台所は料理を作って、その食べ物を味わうところ。家は大きい
ごうか
か、小さいか、豪華か普通な家でも、家族に不可欠な物である。台所は
特にばななに重視されて、作品の最初から表す。そのことは作品の中に
台所位置を見せる。台所を中心として、ストーリーが行われる。ばなな
ようご
の作品の中、台所は料理を作るところだけでなく、人を擁護するところ
つな
として、重要な役割を果たす。主人公は「私」を台所に繋ぎとめようと
するが、台所は生命の源から断ち切られている。「私」の身体は生命力
うば
な
を奪われて萎え、世界との生き生きとした交感を果たすことができない。
きしゃく
生き身としての濃密な感触を希釈さみおも祖母を喪って孤児となった主
人公の桜井ミカゲはこう述懐する。
作品の中に、ミカゲの主人公は台所が大好きである。どんな台所
でも、ミカゲはいつも好きである。子供の時に両親と死に別れ、そして
今また育ててくれた祖母が亡くなり、この世界に一人ぼっちになってし
まった大学生のミカゲである。ミカゲは、ひょんなことから、祖母と仲
の良かった大学生の雄一と、その母親(実は元”男”)のえり子さんが
37
住むマンションで暮らすことになる。そこは、家中に飾られた植物達と、
心地よいソファと、とてもいいキッチンとのある不思議な空間だった。3
人の共同生活は奇妙で、優しく、そして温かい空間の家族である。雄一
の母親を亡くしてから、雄一とミカゲが本当に孤独になる。孤独のこと
を忘れるために、若い女の子のミカゲは台所を選んだ。彼女にとって、
台所は世界の中で、一番好きな所だと思う。ミカゲは疲れるたび、寂し
いことに遭うたび、台所と語らう。台所は彼女の友人になる。ばななの
人物は遠いところを選ばないで、自分の家の近いところを選んだ。高い
山か森ところは人の心が気軽になるだろうか。ミカゲにとって、台所は
狭い所でも、台所にいるとき、心が暖かくなる。そんなに台所が好きな
だれかがいるか。台所は暖かいか、人の心が孤独すぎるか。『 キッチ
ン』の周り、心のかげり、苦しさの暗い色である。それで、作品の人は
心を暖かくするために、台所が必要である。夏の目覚ましい明り記憶の
中で表示するだけに、流れ通る。『キッチン』の人々はじっと孤独なこ
との中に歩む、よく死の無形質問でぎょっとする。彼らは小さいな空間
で生活信条を求める。それは台所である。その台所にいるとき、彼らは
いあん
慰安を与えられる。ミカゲは「なぜそんなに台所に関して、仕事が好き
か」と考えたことがある。ミカゲは調子が悪くても、どこかで食器とて
なべの音が聞こえるだけ、もっと楽しい感じる。夢の中さえミカゲは自
さくらい
分が台所にいるのを見た。彼女は毎日台所で眠っていた。吉本は桜井が
実在から自身を切り離す瞬間を祖母の死のあと、台所からの分離として
描いた。「ものすごくきたない台所だって、たまらなく好きだ」という
ミカゲが言った。そのことはミカゲにとって、台所が大切な位置がある
のを見せる。雄一に家に来たとき、ミカゲはまず台所を見学する。「床
に野菜くずがちらかっていて、スリッパの裏が まつ黒になるくらい汚い
そこは異様に広いといい。ひと冬軽くこせるような食料が並ぶ巨大な冷
蔵庫がそびえ立ち、その銀の扉にわたしはもたれかかる。油が飛び散っ
38
たガス台やさびのついた包丁からふと目をあげると窓の外には淋しく星
が光る前者はモード的家族の台所、後者は過去となりつつある大家族の
厨房である」というミカゲ話した。『キッチン』は現代と過去の台所を
並べたあと、祖母を喪ってひとり古い台所で寝起きしている。主人公へ
視点を移す。すでにこの時、祖母と暮らしていた台所は記憶が出た。
「床のきみどり色」、「冷蔵庫」「しんと光る台所」。直接描写はほと
んどない。「いい台所だったんだろうね。 」「うん、そうなの。」[18;
1988: 59]と回想されるだけである。祖母の台所はのっけから実在性を薄
められつつある。それに対して田辺家の台所は具体的に描写される。必
要最小限のよく使いこまれた台所用品がきちんと 並んでかかっている。
「シルバーストーンのフライパンと、ドイツ製認むきは家にもあった…
けいこうとう
小さな蛍光灯に照らされて、しんと出番を待つ食器類、光るグラス。ち
ょっと見ると全くバラバラでも、妙に品のいいものばかりだった 」[21;
1990: 16]。特別に作るもののための[点線原著者]たとえばどんぶりと
か,グラタン皿とか、巨大な皿とか、ふたつきのビールジョッキとかが
あるもの、何だかよかった。小さな冷蔵庫も、雄一がいいと言うので開
けてみたら、きちんと整っていて、入れっぱなしのものがなかった。
「うんうんうなずきながら、見て回った。いい台所だった。私は、この
台所をひとめでとても愛した。」[21;
1990: 16、17] というミカゲは言った。
田辺家の台所は冒頭の前半に描写されたモードのキッチンに属するだろ
う。モダンで機能的、清潔でおしゃれ。田辺家に逗留しながら、ミカゲ
は「ライトの下で一冷蔵庫を開ける。野菜をきざむ。私の好きな、この
台所で一…」[18;
1988: 65]と想像しはじめている。しかし、祖母の台所
の自分史的実在性を捨て、田辺家のモード的台所になじんでいくミカゲ
は祖母と暮らした実在の世界からポストモダン的モードの世界へ踏み抜
けようとする。「万象は交換可能であるという」モード感覚が体に沁み
込んできたミカゲは田辺家の台所にすら執着しなくなっていくからだ。
39
そして実在へのこだわりを脱ぎ捨てたときミカゲは、つぎのような「キ
ッチン」を思い描く。
「夢のキッチン。」
「私はいくつもいくつもそれをもつだろう。心の中 で、あるいは
実際に。あるいは旅先で。ひとりで大ぜいで、ふたりきりで、私の生き
るすべての場所で、きっとたくさんもつだろう。」[2;
1988: 70] 特定の
つな
場所や人間への繋がりを越えた不特定多数の台所、「私の生きるすべて
の場所」の「夢のキッチン」は「ユビキタスなキッチン」である。それ
は祖母と暮らした台所とも雄一と暮らしている台所とも縁を切って、
「交換可能な」「たくさん」の台所表象へ身を投じた瞬間に現れる、い
わばヴァーチュアルなキッチンである。
™ 海光景
ばななの自然は本当に人をふるえさせる。並み木、夏の日光、小
さ雨、晩の道、海の光景などばななの自然はとてもきれい。それはばな
なに上手に描かれる。その中で、海は言及するのが必要な素晴らしい空
間。文学の作品の光景を飾るのために、山と海は文学によく出る。ばな
なの小説の中に海の絵はとても特色である。ばななの小説の中、一番多
く現す海は『TUGUMI』の小説である。それは親しい人と友達と一緒に過
ごした海辺で夏休みのマリアの思い出の話である。海はマリアに特別に
感じる。ばななの小説の海はきれいで、特色である。海はほとんど
『TUGUMI』の中にある。マリアはとても海が好きである。それで、東京
に移るとき、彼女はよく海について、思い出す。「つぐみ、私、自分が今
さら海のないところで暮らせるなんて信じられない。」[19;
1989: 33]とい
うマリアが言った。それでマリアにとって、海はとても大切である。
「海とは不思議なもので、2 人で海に向かっていると黙っていても、
しゃべっても、なぜかどっちでもかまわなくなってしまう。見あきるこ
40
とは決してない。波音も、海の表面も、たとえどんなに荒れていても決
してうるさくは感じない。」
「私は自分が海にない場所に越してゆくことが、どうしても信じ
られなかった。あんまりピンとこなくて、不安になるくらい不思議だっ
た。いい時も、悪い時も、暑くて混んでいても、真冬の星空の時も、新
年を迎えて神社へ向かう時も、横を見ると海はいつも同じようにそこに
あり、私が小さかろうが、大きくなろうが、となりのおばあちゃんが死
のうが、医者の家に赤ん坊が生まれようが、初デートだろうが、失恋し
ょうが、とにかくいつもしんと広く町をふちどり、きちんと満ちたり引
いたりしていた。うんと視界のよい日には湾の向こう岸がはっきり見え
た。そして海は、見ているものがことさらに感情を移人しなくても、き
ちんと何かを教えてくれるように思えた。」[19;
1989: 32] 海光景はとて
もきれい、そこの人間と親しく現す。「川が流れ、はるか先には夜の海が、
月明かりをひとつの道のように光らせて、ちらちら輝きながらどこまで
も黒くうねっているように見えた。」[19; 1989: 36] マリアと両親も海が
大好きである。海へ行くとき、人々は岸を散歩したいとか、泳ぎたいと
か。マリアの父もそうである。海へ行ったとき、「いそいそと父と散歩に
出かけた。そうして、うす暗く浮かぶ浜を3人で歩いてゆくときが、私
達親子にとって至福のときだった。紺の空をトンボの影舞い、私は買っ
なぎ
てもらった冷たいアイスを食べていた。たいてい凪で、また浜に残って
いる熱気がむっとたちこめて潮の匂いがした。アイスはいつも何となく
はかない味をしていた。」[19;
1989: 122]。それは父とマリア海の記念であ
る。「砂が風の跡で波のように紋をつくり、人気のない浜には、波音だけ
がうるさいくらいに響いていた。」波音さえマリアに影響する。マリアと
父一緒に現す海の光景はとてもきれいで、楽しい光景である。「陽がぎら
ぎらと高く、浜にある何もかもをまっさらにさらしていた。まるで潮の
ように波のない海の中へ、寒い寒いと子供じみた叫びをあげながら、父
41
はどんどん消えていった。沖に向かう彼は、まるで海にひっぱられてい
るように見えた。あまりに果たしてしなく広い青なので、人ひとりくら
い、すぐにその光景の中にのみこんでしまう。私も立ちあがり、後を追
つて海に入った。はじめ飛びあがるほど冷たく感じる水が、さらりと肌
になじむ瞬間を私は愛している。見上げると青空を背景に海を囲む山々
が光る緑をつやめかせていた。海辺の緑はやけに濃く、くっきりと見え
た。」[19;
1989: 124] それは海についてのマリアの感じ、そのを通して、読
者の目の前で海の光景はだんだん出る。
海の光景は花火祭りのとき表す。「流れる盆踊りの音が、町中どこ
にいても風にのって聞こえてきた。海がいつもよりずっと黒く波立って
見えるのは、ずらりと浜浴いに並ぶちょうちんの明かりで浜が照らされ
ているからだろう。人々は闇の中を、夏を惜しんでいるように、心要以
上にゅっくり歩く。どの路地も人がいっぱいで、今夜は町中の人が外に
出ているような気がした。」[19; 1989: 142]
「何もさえぎるもののない海の上に開く花火は、まるで宇宙のも
ののように、不思議に見えた。浜辺に並んで、私達はほとんど無言のま
まで、次々にくり出される花火に見とれていた。」[19; 1989: 153] 海の景色
は本当にきれいだと言われている。
他に、もうマリアの感情がある。「波や風の音の混じって、暗い背
中の方へ吹き抜けていくようだった。海はただ黒く、滑らかな表面を浜
へと送っていた。」「こうしてまぶしさに満ちて、その残光を西の水平線
にちらりと輝かせて惜しげもなくどんどん暮られてゆく海を、今年も何
」[19; 1989: 172]
度見ただろう。
とが
「目の前には確かに秋を告げる尖 った波が、機重にも光っていた。
この季節の海を見るといつも胸がしめつけられるような感傷を覚えるが、
今年は予想外のつらさでぎりぎりと心にさしてきた。私までがこの別れ
42
に際していつのまにか、こめかみを押したり、足元のお釣りエサを海に
てつお
鐡落としたりして、涙をこらえていた。」[19; 1989: 172]
波、海の風、岸、いいにおい海、月、星など海について、感情を
かき立てる。そのことは親しい海辺を思い出した。作品を呼んで、読者
は海、波、岸、海辺の人々について想像できる。本当にこれはストーリ
ーの人物の意味がある夏休みである。
2.3.2.
時間の流れについて
時間について感性するのは昔から文学のテーマになる。時間が流
れて、人間が生きている。文学の作家は世界観、人生観を時間で言い表
す。吉本ばななの小説の時間は人物の心を占める。ばななの作品の時間
が時には長い流れの一つ、時には『TUGUMI』の海辺で夏の瞬間である。
深く言うのは時間が読者に著者の考えを持つ大切な人物のような。『ムー
ンライト・シャドウ』の作品から、特に「時間の流れ」に逆らえない苦
しみのようなものを感じる。ばななの人物は家族と恋の悲劇の孤独にな
って、時間が経つ、彼らの苦しいことは過ごす。時間の流れの中、彼ら
は来るよいことを持つ。時々、実の時間は幻覚になって、人物の夢に表
す。
人間にとって、毎日の生活は短くて、有限だけど、時間の流れは
無限だと言われている。苦しい月日の中で、彼らは美しいことを願望す
る。「今日の日が終わった。明日、目覚めるとき、あさひがきらきら。」
そのことはばななの人物に明るい時間の流れをもたらす。
2.3.3.
言語
文学の作品を作るために、言語はとても必要である。言語は文学
の作品の原料、手段だと言われている。作品の中では言語を通して、思
想や人物の性格やストーリーの骨など現される。それに、言語は文学の
作品の中の芸術の形だと言われている。言語は読者にいい印象を与える
43
ために、要素の一つである。吉本ばななは人間の内側、若い人たちにつ
いて書く作家である。ばななの小説の言語は簡単で、短いけど、深い意
味がある。ばななの小説の言葉は詩のような柔らかく、明るいと評判さ
れている。ばななの作品は色々な悲劇が起こす。それは家族や恋など悲
劇である。ばななの小説は寂しいけれど、ばななは軽い言葉とは文章を
使う。それで、ばななの小説は明るくなるようにしている。自然と人間
について、吉本ばななが描く言葉はとてもきれいだと思う。読者はばな
すてき
なのストーリーの自然と人間がとても素敵で、美しい感じがする。
「雨の日タクシーの中から、桜を見て感激したんだ。空は曇って
いて、窓にはこんなふうに向こうが見えないくらいに水滴がいっぱいつ
いてた。その向こうに線路脇のフェンスの緑の金網があって、さらにそ
の向こうにやっと、桜の桃色があった。いちめんに。ぼやけた 2 量のフ
ィルターを通して初めて気づいた。春、そこいら中に狂ったように桜が
咲き乱れてる日本という国の神秘に。」[21;
1990: 60]
『N.P』の夏の光景はとてもきれい言葉でばばなに描かれる。
「校庭にでたとたん、まるでフラッシュをたかれたようなまぶし
さが降ってきた。しばらく目がくらんで、やがていつもの夏景色が見え
てきた。人のいないグランドは草の匂いがした。となりの高校から、野
球の練習の音、金属バットの明るい音や、拍手や、勧声が風に乗って聞
こえてきた。気持ちいい風。」[21;
1990: 89]
「校舎と校舎の間に、きちんと四角い形の空が見えた。その中に、
とても薄い白色の月がほのかに浮かび上がっていた。曇が流れて行くの
も見えた。」[21;
1990: 90]「ただ、暗い海が波の激しい音をたているのだ
けが新鮮だった。白く泡立つ波打ち際。薄いんの潮の香り、ざらざらし
た砂の感触。静かに息づいているぐるりと遠い水平線。ちらちらと光る
海辺の街明かり。海沿いの道路をゆっくりと、人工衛星みたいに進んで
44
ゆく車のベッドライト。」[21;
1990: 211] 海はつるつるに光って、まるで舞
台のセットの上の 1 枚の黒い布が滑らかに揺れているみたいに見えた。
徴妙に違う色の空との継ぎ目も、いきいきとはためくパッチワークのよ
うに見えた。
「夕空には鳥がひくく舞い飛び、波音がきらめきながら静かに寄
せてくる。走り回る犬しかいなくなった浜は、砂漠のように広く白く横
たわり、いくつものボートが風にさらされている。遠くに島影がかすみ、
曇がうっすらと赤く輝いて海の彼方へ沈んでゆく。」[19;
1989: 14]
ばななは自然を描くのはとても上手である。彼女はきれい言葉を
選んだ。自然は真に美しさである。私達はその自然の光景を眺めたい。
言語は軽くて、明るいので、ばななの小説の感情は豊かさになる。吉本
ばななの小説は自然世界の色々な色とは美しいピンクの光の世界、夏の
目立つな光、春の青い光を与える。ばななのストーリーの世界は草や花
や鳥の声などにぎやかなのである。読者は日常の生活のような感じる。
ばななの他の成功、それはばななが音声と形を描くのはきれい、
特色である。明るい言語で、ばななは日常の生活の中の親しいことを与
える。
「姉が私に優しく接しているとき、私は姉をピンクの明るい光の
イメージでとらえた。英語を教える母の言葉やまなざしは、落ち着いた
金色、道端で猫を撫でれば、手のひらを通して山吹色の喜びが伝わって
きた。」[19;
1989: 24]
私は寝転んで、眠るでもなく雑誌を読む姉のほうをぼんやり見て
いた。姉は、ぱらりぱらりと水滴が落ちるような規則正しさでページを
めぐっていた。隣家の TV の音が雨音ごしに聞こえてきていた。窓は蒸気
で曇り、部屋は暑いほどにあたたまっていた。私は思った。」「熱い幸福
だった。3 人なのに大勢いるような安心感があった。そこで姉が言った。
45
「風美、寝てるの?」「ううん。」と私は言った。いざ声を出してみると
何てことなかった。ただ、自分の声が遠くに聞こえて気味悪かった。懐
かしい音色だった。」[21;
1990: 25]
それは静かな空間である。『N.P』の主人公の風美は彼女の過去、
母、姉について語る。簡単で、親しい言葉で、ばななは『N.P』の夏につ
いて、すばらしい絵を描いた。
他に、ばななのストーリーの世界は日常の生活の音声でにぎざか
である。
「日常から離れたリズムでぴったりと止まって、車とそしてたま
に行きかう人々を眺めていると、世の中が異様にはっきり見えた。ずっ
と続く街灯もいつもよりかなり高く、空に近く見えたし、車のライトも
色とりどりで、クラクションや、遠くの犬の声や、道路の上の様々な音、
人の声、靴音。シャッターを鳴らす風の音も。空気のなま暖かさ、昼に
熱かったアスファルトの感触。夏の遠い匂い。
」[21; 1990: 125] それは生活
の中にどこでも聞こえる音である。すべてその音は和声で、ばななのス
トーリーの世界はもっと面白くなる、もっと魅力になる。ばななの特色
なのは豪華な言葉を使わないで、短くて、簡単な言葉を使う。でも、深
い意味があって、不思議に魅力を持つと言われている。
人の姿もばななに描かれるのはとてもきれいである。若い女性は
花のようなきれいに表す。「後ろ姿が百合に似ていた。べったり甘い女の
びゃくだん
髪の匂い。ジャスミンと 白 檀 の香り。鼻を這い上ってくる夏の夜の気配。
「咲という名にふさわしい、花のような人だ。柔らかな明るさに満ちて
いる。風に揺れながら、人生に対する陽気な期待で瞳をいっぱいに見開
いているような感じだった。」「と咲はげらげら笑った。白い肩が揺れた。
ひまわりみたいに。
」[21; 1990: 85]「やさしさ」が陽に透けて落とした花び
らのシルエットのような陽子ちゃんの人柄について、あらためて考えて
46
いたのかもしれない。
」[19; 1989: 38]
ばななは人物を描くのはきれいで、人々は眺めたい。人間を花の
ような比べるのはばななの小説の特色である。『N.P』の人物の萃の姿は
「薄くて黒い、長い髪。痩せたからだ。筋が浮き出そうな首。背がひょ
ろっと高くて、口が大きい。白いシャツ。小さくて形の良い胸の線。腿
ぎりぎりのショートパンツから突き出た、案肉感豊かな足。素足にまっ
黄色のビーチサンダル。赤いペデイ」[21;
1990: 64] 軽い足取りで、ふら
ふらと歩いてゆく。本当は少し似てると思った。香りの強さ、花粉が服
につくとなかなか落ちないところ。でも、萃があんまり静かに笑ってい
る。
『 TUGUMI 』の中では女の子のつぐみは特別なのである。つぐみは
主人公のマリアに感じされる。「つぐみは美しかった。黒く長い髪、、透
明に白い肌、ひとえの大きな瞳にはびっしりと長いまつ毛りと長く、全
身がきゅっと小さく、彼女はまるで神様が美しくこしらえた人形のよう
な端整な外見をしていた。」[19;
1989: 14] 誰もがはっとして見とれてし
まうような瞬間を数限りなく生み出した。その上機嫌の笑顔も、まるで
あわゆき
山頂の淡雪のように清らかで貴重なもののように見えた。
人物の性格を描く言葉は特色である。
つぐみの性格は「 熱がある時って、世の中が変に見えるだろう、
楽しいよな」つぐみは砂に優しく瞳を細めて言った。その様子はまるで
仲間を得て喜ぶ小さなけもののようだった。」[19; 1989: 139]
「でも、止められなかったけどな。あいつ、しらを切るのがうま
くて、疑う方が悪いことをしているような気がする方に持ってくるん
だ」[19; 1989: 134]
ばななは細かいに人物の複雑な心理を描く才能を持つ。「お盆に故
郷の家に戻って家の中を見て歩く霊のように、夏休みだけ帰った父方の
47
祖父母の家の(もう二度と会うことのない人々、訪れることのない家)、
庭の遠い記憶みたいに。」[21; 1990: 148]
ばななの作品は本当に文章が詩のような軽くて、感情が豊かであ
る。ばななの小説の特色なのは人物の感情、自然を描くために、明るい
言葉を使う。作品を読んで、読者はその世界で自分が生きているのを感
じる。やっぱり、ばななの作品は不思議に魅力を持つ。
2.3.4.
話し声
話し声は読者の最初の感性で、最後の印象だと言われている。作
品は面白くて、魅力かどうか、話し声は重要な役割を果たす。作家は特
かわばた
ろうこう
別の話し声がある。川端の話し声は老巧な人の深い理念的である。吉本
ばななは若い作家なので、話し声は特別である。吉本ばななは人物の内
側について書く。彼女の人物は若者で、個人の生活の空間に生きている。
ばななの小説の話し声はほとんど若い女性の話し声である。ばななの作
品は寂しいけど、人物の声が軽くて、文章が明るいから、寂しさが薄ら
ぐ。ばななの作品の目覚ましい点は人物の対話だと言える。人物は対話
合うか、一人で対話である。
『とかげ』の対話は例の一つである。
「生きてさえいれば。明日言える。そう思ったとき、とかげがま
すます小さい声で言った。「おやすみ。」もう寝ていると思っていた私は
少し驚いて目が覚えめた。見るととかげは目を閉じて、今にもとろりと
眠りに落ちそうな感じだった。おやすみ、と言うと、とかげは閉じたま
までぐにゃぐにゃ言った。「私、地獄に落ちるのかなあ、死んだら。」大
丈夫だよ、と私は言った。「でもいいわ。」とかげは言った。」[20;
1993:
53-54]
簡易な声で、文章は深い意味がある。それはよい対話の文章であ
る。他に、ばななのストーリーは疑問の話し声である。人物は自分が頭
の中で疑問単なるだけ。
『N.P』の人物の萃は自分で独話:
48
「何のために生まれてきたの?
ここにこうしているためだけに?
乙彦とは終わってしまった。
終わった。長い時間をかけて。」[21;
1990: 178]
話し声は人物の萃の心配することを表す。彼女は質問を出して、
自分について、考える。
吉本ばななの話し声は人物の性格を通して、現される。例えば、
『TUGUMI』のつぐみはきれいな女の子だけど、意地悪で粗野で口が悪い。
ひぞく
つぐみはよく怒る。それで、話方はとても怖くて、卑俗 な言葉である。
「おまえら、あたしが今夜ぽっくりいっちまってみろ、あと味が悪いぞ-。
泣くな」というつぐみは言った。
時々、つぐみは親しい人である。そのことは次の会話を通して、
言い表す。
「何て言うの?名前」
「俺は、恭一だよ。君らは?」
「あたしはつぐみ。こっちはまりあ。ねえ、どこの子?」
「俺の家はまだこの町じゃない、あそこの」
「あそこの、新しくできるホテルが俺の家になるんだ」
「なに?女中の息子なの?」[19;
1989: 96]
つまり、吉本ばななの話し声は軽くて、深い意味があると言える。
人物の感情は作家に言い出される。ばななのストーリーは簡単だが、読
者を感動させて、人物の気分と共感する。
49
第 3 章:吉本ばななの創作について
3.1.
吉本ばななの作品について
吉本ばななは独特な作家で、彼女の作品は読者に魅力である。日
本だけでなく、有名な雑誌でばななの作品について、ほめる言葉、評価
する言葉が出る。
吉本ばななの小説が新しく感じるのは、彼女の小説が目指してい
るものがそれまでの小説といくらかちがうからだ。吉本ばななは「悲し
い場」から「優しい気分となる場」「愛に満ちた気分でいられる場」へト
リップする感覚を描く。「トリップ感」は吉本ばななの作品の大きな特徴
である「死などの重いテーマを明るく軽く書く」ための方法でもある。
作品の中に晴れ晴れとした明るさはないのに、読み終わった後「しこ
り」みたいな暗さは不思議と残らない。
ある種の作家は、書くことで事件を呼び寄せるという。猟奇殺人
事件を書いていると実際に同様の事件が起こり、カルト集団を書いてい
るとそれが社会問題として浮上してくる。もちろん、その作家に、事件
を引き起こさせる能力があるというのではなく、まだ表面には出てこな
びんかん
い時代の空気を敏感に察知し、それを言葉で表せる能力があるという意
味である。吉本ばななもその一人なのだと思う。
ばななの小説、とくに『 TUGUMI 』はジュニア小説のフォーマット
に近いと言われる。ところがそのフォーマットはどんどん破れていく。
ばなな研究家たちに言わせると、それがばななだというのだ。
ジュニア小説では主人公は心は変化するが、外見が異様にはなっ
ていないし、物語の途中でもそうはならないらしい。それを破る。ジュ
ニア小説を破ったところで、たいしたことはないとおもうのだが、実は
50
そこがばななの人気であり、あの時代に登場したばななの文学としての
意味だった。
死と再生のリズムに人はしばしば迷いこむというのも、吉本ばな
なの主題である。しかし、どうもそれだけでばななを説明したような気
分にはなれない。読みおわるたびに、そういう気分にさせるのが妙でも
あったのだが、どうも吉本ばななには吉本ばななの本質を言いあてたく
なるような気分にさせるものが漂流しているようだ。
吉本ばななの作品は、心に大きな傷を負ったり、重いものを背負
っていたり、世の中からふっと消えてしまいそうなところにいる人を、
大きく優しく包むように書いているのが素敵である。読んでいると、大
切なことを小説にして伝えたい、という吉本の気持ちが強く感じられる
ところも好きです。
『キッチン』は読むたび、「漫画だ」と思う。
ち せ つ
「非現実的な」とか「稚拙な」という意味で使われがちな「漫画っぽ
い」という表現だけど、決してそういうことではない。少女漫画だ。自
分の中の「少女」の部分はこの本をとても大切に思っている。恋だの死
だのそういう乙女が好む内容だから、というわけでなく、作中の雰囲気
うす
きり
とうめいかん
が薄く霧がかかったような心許無さが、夜の朝の青い透明感がなんとな
くアンニュイな気分にさせてくれる。
密がわかったあとの最後のページは涙がとまらなかった。ばなな
の作品はストーリーだけでなく、一文一文を味わうのが楽しく幸せであ
る。ばななの作品について、色々な評判する言葉。本当にばななの小説
は簡単で、短いけど、深い意味がある。それで、吉本ばななの小説を読
むとき、読者は感動して、考えさせる。将来、ばななの小説はまだ世界
中の読者に人気があるだろう。
3.2.
吉本ばななの作品の人道性
51
吉本ばななの小説は、読んだ後の後味がいいと言われている。悲
劇や死や痛みなどばななの作品のテーマである。ばななの作品の人物は
ほとんど若い女性である。彼らは恋や死の悲劇として日常の生活の中の
孤独になる。そして、彼らはよく精神の傷を与える。ばななの小説は寂
しいこと、苦しいこと、悲劇なことだけでなく、楽観的なことがある。
彼らはよく互いに同感する。そして、愛情や友情や家族を信じて生きて
いる。それで、ばななの人物は死の悲劇を乗り越した。彼らは絶望しな
いで、強く生きている。ばななのストーリーの終わるとき、いつも人物
に明るい将来を開く。彼女の作品の人物は生活の楽しいことを見付かる。
日常の苦しみを乗り越す。
「人の一生は事実に完全絶望しなければ、自分が捨てられるもの
を事実に知らなければ、人は本当に楽しいことは何か分からないで、成
長になる。」
人の一生はざっと幸せに生きているために、苦痛を過ごすのは当
たり前である。ばななの人物は自分で心の炎を明るくする。『 キッチ
ン』の若い女性のミカゲは祖母を亡くして、一人でいる。雄一はえりこ
の母「実は父」を亡くした。「自分は一人で残るだけ」という悲しい現
実である。ミカゲは「この暗い山の道のところで、できる唯一なことは
自分で本人を明るくする。」という気がする。悲嘆の極みが来ると、彼
らは楽しいことは何か気がする。ミカゲと雄一は一緒にカツ丼を食べる
とき、暖かい空間が来て、生の光は始めて照らす。
『N.P』は複雑な愛情についてのストーリーである。死を目の前に
控えている。人物の友情のおかげ、そのことは起こさない。風美は「こ
の痛ましさは何だろう、と私は考え、嫌悪と感傷で胸がいっぱいになっ
た。どういうふうに育ったんだろう。変わった子なら、いくらだってい
る。でもそういうことではない。この人の発散する濃い色、本人でさえ
押し流されそうな、苦しいほどの存在感。」「子供のときから、いろん
52
ろ じ う ら
なときにいろんなことを話し合ってきたような気がした。路地裏で、細
かい夕月を見上げて、あの 3 人のことを思った。それから、心中だけは
ありませんように、と子供のようにお祈りをした 。」という言った。
[21; 1990: 83] 風美は萃の複雑な愛情を同感する。風美は「私は叫び、そ
の声はその小さいガレージにびっくりするほど大きく響いた。全く遠い
他人に向けて、理解を強要する響きだった。萃はほんの一瞬、動揺し
た。」という考えた。[21; 1990: 94] 風美は乙彦について、考えた。「何
と言うのか、彼の持つおもしろい感じ、変に鋭いユニークさみたいなも
の、全身からただよう、やけくそなんだが自分を信じていなくもな
い 。」[21;
いあん
1990: 102] 風美は萃、咲、乙彦に慰安 を与える人である。
「私も、何となく最近、あなたたちの心のバスストップになったような
気分よ。」。それは小説を明るくするようだ。萃は悪い人ではなく、哀
れな女性である。萃は「貧乏で、思春期で、ぎらぎらしてて、下町で、
母は行方知れず。ぐちゃぐちゃで、頭も少し混乱していて、何が正しい
のか悪いのかさっぱりわからなかった。イネルギーだけがいっぱい、そ
ここにあった。父は好きなタイプだった。私のほうには罪悪感まるでな
かった、と思う。父にはあったみたい。あのひと、でも、私に会わなく
てもながくなかった。会って、親密な時間を過ごすことができただけで
もよかったと思っている。」[21; 1990: 151]という自分の父について言っ
た。ざっと死の暗いことは残らない、変わり、ストーリーの人物に生の
光が来る。「今思ってみても、そのときの屋上には悪い影はなかった。
何かいいもの、子供時代の夢のようなものに包まれていた夜。」[21;
1990: 177]。苦しさはずっと心に残らない、許しあったほがいいと思う。
「許しあってしまったら、この人たちはどうなっていくんだろう。そう、
私はこの人たちと知りあってからまだ間もないのに、こうやってばった
り会うまでの双方を、ずっと子供のころから見てきたような錯覚にとら
われた。」[21;
1990: 160]という風美が言った。萃は強い意志な女性であ
53
る。「あなたなんだかだ言ったって、たくましい。頭が変になったり、
ばかなことしたりしないひと。最後にはきっと笑うタイプの人よ。生命
力と才能があるわ。」[21;
1990: 191] 読者は心配して、萃が自殺おそれ
がある。でも、この怖いことは起こさなかった。風美は萃に言ったこと
がある。「だめ、そんなの冗談にもならないわ。この夏、面白かったで
しょ?笑ってたじゃない、何度か、何もかも忘れて笑ったり泣いたりし
たくせに。死んだら私、忘れちゃうよ、すぐ。くやしいでしょう ?」
[21; 1990: 179] 風美はいいことについて考えた。そして、そこで死の暗
さび
いのは残らないで、代わり、生の光が存在される。「それを淋しく思う
より、しばらくは楽しになったことを、ただの若いいち日本人として祝
うべきなんじゃないかと思う。楽しんでもいいような。」[21;
1990: 191]
『N.P』は寂しい話だけど、ストーリーが終わったとき、人物は生
活の楽しいことを見つかる。
『とかげ 』の短編小説の中で、『 キムチの夢 』の女性は恋の楽し
いことを与える。そして、将来が明るくなるという願望を抱く。「同じ
食物、同じ匂い、同じ部屋に含まれた情報がもたらした同じ夢。別々の
体を持ちながら共有できるもの、生活。暮らしていくことの意味 。」
[20; 1993: 92]「今日一日が終わる。つぎに目ざめると朝日がまぶしくて、
また新しい自分が始まる。新しい空気を吸って、見たこともない一日が
生まれる。子供の頃、例えばテストが終わった放課後や、部活の大会が
あった夜はいつもこういう感じがした。新しい風みたいなものが体内を
かけめぐり、きっと明日の朝にはきのうまでのことがすっかりきれいに
とり去られているだろう。そして自分はすっかりいちばんおおもとの、
かんがい
真珠みたいな輝きと共に目を開くのだろう。」[20; 1993: 93] それは感慨が
ある文章で、深い意味があると言われている。
吉本ばななの作品は現代生活の悲しみを中心として、ストーリー
54
を行う。ほとんど作品の中では親しい人、恋人の死は表れる。死など決
して明るいとは言えないストーリーでも最後は感動的で、作中の登場人
物にも、読者の私たちにも人生の深みを与えてくれるような気がする。
ばななの作品の中で、死など扱っていながらも読者を暗い気分にさせな
いだろう。吉本ばななの作品に登場する人たちの中に、悪い人というの
はいない。みんなほどよく節度をわきまえていて、自分の感情や考えを
な
他人に押し付けたりはしないし、家族や恋人であっても、必要以上に馴
あ
れ合わない。吉本ばななの作品に特に多い「親しい人の死」のような極
じ
ぼ
う
じ
き
限状態でも、自暴自棄になったりせず、耐える時には耐え、誰かに頼り
すぎたりしない。周りの人に支えられながらも、芯のところでは自分を
しっかり持ち、必死に問題に向き合うような強さがある。そして、人を
本気で恨んで嫌ったりといった人間関係のどろどろが出てこないので、
読んでいて嫌な気持ちにならないのが作品の魅力だろう。
3.3.
吉本ばななの作品のオカルト性
ベトナム語の辞書の中では「オカルト」について定義してある。
「オカルト」は本当のようなながら玄のような。例えば、夢の中に出る。
そして、不思議な的と神秘的を与えるという意味だ。ばななの作品もそ
うのである。
吉本ばななの作品にはそれぞれ明確に印がついていて、それを四
つに分類して表すとこの「オカルト」「ラブ」「デス」「ライフ」になる。
この四つのキーワードは、吉本ばななの作品を考察する上で、とても重
要なものである。そして、ほとんどの作品に見られる「オカルト」はこ
れまでの文学作品のように日常とは全くかけ離れた世界ではなく、日常
の一部として、描かれているという点で興味深い。私たちは「オカル
ト」というと、どうしても霊的なおどろおどろしいものや宗教的な恐ろ
しいものを想像してしまいがちだが、吉本ばななの作品の「オカルト」
55
には超能力や超常現象から、見えないものを見る力、さらには夢といっ
た日常的なものまでもが含めれている。新興宗教、霊界現象、スプーン
曲げなどの世界のように「人間社会と対置し、非日常的な感覚を売り物
にし、それらを特殊能力の誇示、異次元世界の存在証明、科学批判、現
実批判の手立て」にするのではなく、「人間世界の内側で起こる」現実と
して表現していることに、吉本ばななの作品の「オカルト」の特徴があ
る。読者がその「オカルト」の場面で興ざめせずに自然と受け入れられ
る理由は吉本ばななの描く超能力を持った人々がその力を誇示しないこ
と、周りの人々もそれを自然に受け入れているというところにあるのか
もしれない。『ムーンライト・シャドウ』はオカルトについての例の一つ
である。ストーリーの中で、等の人物の姿はよく若い女性のサツキの夢
で表す。等は亡くなって以来、サツキはいつも等を思い出した。「私はよ
く等について、夢がある。夢の中、等に会うか合わないとき… 何回も橋
を渡って、等を追従する夢を見た」というサツキは言った。
『ムーンライト・シャドウ 』の作品で、オカルトとして挙げられ
るのは「七夕現象」とウララの女性の存在である。[七夕現象」サツキが
等のいない「今」に留まらずに未来へと歩み始めるきっかけとして、登
場する。この現象の前にサツキは風邪をひきウララが風邪のお見舞いに
やって来た時に言った、「今が一番つらいんだよ」という含みのある言葉
からわかるように、風邪の苦しみは等のいない苦しみとも重なる。その
ため、この風邪はサツキに改めて等を亡くしたことを痛感させ、その
「死」を今までより近くに感じさせるきっかけとなる。「だからこそ、そ
のあまりの辛さに「自分は負けるかもしれない」と生まれて初めて思う
のだ。しかし、等の姿をしたかげろうによって、自分と等は決定的に橋
の向こうとこっち(死と生)に分けられてしまっていることに気づき、
止められない時間の流れを切なく思いながらも、前に進むことを決心さ
せる重要な場面である死者と再会する」という、一歩間違えば現実味が
56
なく読者を興ざめさせてしまうような場面だが、ここの場面に至るまで
の間に読者はサツキがどれほど等を亡くして辛いかを知り、サツキの想
いの強さが伝わってくるからこそすんなりと受け入れることができる。
また、この「七夕現象」が「いつもの朝のマラソンコース」と「朝一番
のドーナツショップ」というリアルな現実にはさまれて描かれることで、
現実とかけ離れた出来事ではなく、現実の一部として地続きに受け止め
ることができるのである。
次にウララの存在についてだが、電話番号を教えていないのに電
話をかけてきたり家に訪ねて来るなど、不思議(オカルト的)な力を持
った人物である。その登場の場面から普通とは違う存在であることがう
かがえる。
自分よりも歳上だということはわかったが、なぜだか歳は見当も
つかなかった。しいていえば二十五くらい……短い髪にとても澄んだ大
きい瞳をしていた。薄着に白いコートをはおり、少しも寒さを感じない
ようにさりげなく、本当にいつの間にか彼女はそこに立っていた。
「歳は見当もつか」ず、空気がしんと冷えているほどの時期に
「少しも寒さを感じない」で、「いつの間にか」いるという彼女の存在は
人間味がなく、「七夕現象」をサツキに教えるために異次元から来たよう
な感じさせる。この「ウララ」という春を思い起こさせる名前も、「七夕
現象」を境にして、サツキに等を亡くした季節“冬”を抜け出させるこ
とを暗示するようだ。
「七夕現象」を教える以外にも、ウララにはもう一つ重要な役割
がある。彼女もまた大切な恋人を亡くしていて、「七夕現象」を通しても
う一度その彼に会うため、サツキの住む町へやって来た。
つまり、「大切な人を失う」という同じ境遇によって、サツキと悲
ひいらぎ
しみを共有し支えている 柊 と同様の役割があると言える。この「七夕
57
現象」がサツキを変えるきっかけになったのは明らかだが、苦しみから
抜け出せたのは“ウララと柊の支える”という下地があったのだ。吉本
ばななのストーリーはオカルト的で、時々分かりにくいけど、ばななは
人物の生活の寂しさを軽くしたいから、それで、ばななの作品はオカル
トでも、面白いのだ。
3.4.
吉本ばななの漫画性
吉本ばななの作品のストーリーは簡単だけど、人々を感動させる。
ばななの作品の中では“漫画”、“神秘”、“娯楽”など性質があると
そ う わ
言われている。普通の悲劇以外、ばななはよく新たな挿話、奇妙な光景
を通して、偶然なことをもたらす。死の主題を選んだから、読者は怖い
感じがする。そして、そのことが起こす可能を考える。それで、ばなな
の作品はどこか神秘性質がある。その神秘空間は日本と外国に人気があ
る普通文化の形態の近く。それは“少女漫画”と言われている。60、70
年の中、女の子に向ける漫画は読者の年齢の近く作家によって書かれた。
特別な漫画技術は両親と友達と関係とか、ロマンチックな関係を言い表
わ た し ま ゆ み こ
すために、当てはめられる。渡島由美子の『わたのくにほし』という作
品の中の本の対話と内心の考えと交錯がある。それを使うのは異様な光
わ た し ま ゆ み こ
景、夢など日常の生活がないことを言い表す。渡島由美子の作品はその
あと、吉本ばななに影響した。それで、ばななの小説も漫画の要素があ
る。そのことはばななの作品の中の漫画風格―独特な風格ができる。吉
本ばななの作品は、高橋源一郎氏をはじめとして、口語的な表現などか
ら「少女漫画的な小説」と言われることが多い。「(少女漫画がやりた
かったことは)吉本ばななを読むと良く分かるんだよね~」というよう
お か だ し
な発言を岡田氏がしていた。確かに、吉本ばななは自身、漫画から受け
た影響は大きいと語っている。吉本ばななは幼少期ほとんど目の見えな
い時期があり、その後眼帯が取れた時に夢中になったのが『オバケのQ
58
太郎』だった。そのことは「あくまで日常に密着して起こる不思議な出
来事、箱庭的世界観、はかない性、家族意識の強さ」など、ばななの作
品にも反映されている。吉本ばななの作品はたとえ対立があっても、憎
しみや暗さのある闘争はない。一人称で描かれているため、他の登場人
物の考え方はある程度以上は入れられないという理由もあるが、対立や
闘争に興味がないのはこれらの漫画の影響があると考えられる。
『N.P』より清くて、明るいと言われている。
『TUGUMI』は『キッチン』、
『TUGUMI』は海変で夏休みについてマリアの思い出をめぐってストーリ
ーである。『TUGUMI』は海辺でマリア最後の夏休みの日を書いた小さい
手帳のような、創作の結構はずつ分が分かれる。例えば、「お化けのポ
スト」、「春と山本家の姉妹」、「人生」、「よそ者」、「夜のせい」、
「告白」、「父と泳ぐ」、「祭り」、「怒り」、「穴」、などを含む。
読者は読みながら、どきどきである。つぐみはとてもいたずらな女の子
である。でも、つぐみこそ、特別な印象の与える人物である。
『TUGUMI』は読者をドラえもん、まるこちゃんなど日本漫画について連
想させている。『TUGUMI』が若い人物の無邪気な性格とは漫画のような。
作品を読んで、奇妙行程に入るのを感じる。ばななの小説は突然な要素
をもたらす。読者も人物ほど突然である。「ふうかく漫画背景」という
ばななの小説の背景は言語と行動の人物のを通してとても面白い。それ
はばななの小説の特色である。それで、読者に人気がある。
3.5. 吉本ばななの作品の伝統的と現代的
吉本ばななは「漫画っぽい」という書く作家だと言われている。
ばななの作品はよく死、自殺、不幸な恋についてのテーマである。そ
れは我が日常の生活の中で見つける問題である。ばななは軽くて、明
るい文体でそのことを言い表わす。人物の密かな気分さえ言い出され
て、複雑で、分かりにくいかもしれないけど、簡明に理解される。ば
ななのストーリーの世界は神秘的空間で、ストーリーの状況が不安定
59
である。そのこそ作家の特色な文体を表す。人物の内側の成り行きが
複雑でも、ばななは突っ込んで描く。人物の感情に対して、ばななは
上手に描く。
「乙彦を見た。涙ににじんだ空と海と砂とたき火の揺れる火を
見た。めくるめく遠さでいっぺんに頭に入ってきて、目が回るようだ
った。美しい、何もかもが、起こったことのすべてが、気が狂ったよ
ちんもく
うに激しく美しい。 」[21;
1990: 219]「 沈黙 を包む波音は、夜が更け
るとともにくっきりと鮮やかに聞こえてくるような気がした。目の前
うっせき
に開けた果たてしなく大きな眺めが鬱積していたものをきれいに取り
払い、きれいな大気が心を満たしていった。でも何か光るものがあっ
て、いつまでも消えなかった。静かだった。永遠の、世界が終わるよ
うな、清らかな夜だった。」[21;
1990: 218]
文章は短くて、感情が豊かで、詩のような軽い。明るい言葉は
ストーリーの人物の寂しさ、孤独、絶望すること、生活信条を回復す
じゅんけつ
るのを言い表わす。ストーリーはノスタルジックで、純潔、あやふや、
神秘な空気を持つ。日常の生活の形を通して、ばななは特別な芸術世
界を描く。それで、彼女の作品は若い者に人気があって、高く評価さ
れる。
“文学時代か、文学作家の革新のことを研究するとき、どんな
世界と人間について、その作家の考え方を知っているのが必要である。
作家はどんな世界と人間について考えるか、こういう自分の作品の中
で、描くから。”
本当才能の作家は民族の伝統文化のいいことと美のことを選ば
なければならない。同時に、世代精神を出すのを忘れない。吉本ばな
なは自分の作品の中に現代要素を出す。特に、ばななは欧米の文化か
ら影響される。
60
「 私の、マリーセレスト号みたいな部屋を何だか愛しく思っ
た。」
「少しカントリーがかったかわい部屋、もしくはブルースっぽ
い乾いた部屋、このどっちがだろうと歩きながら推測した 。」[21;
1990: 99]
「私は彼の部屋をのぞうきながら言った。確かに、ヨット用の
はんせん
か じ わ
ブーツだとか、帆船の写真集だとか、極めつけには舵輪が、壁に立て
かけてあった。」[21;
1990: 101]
それこそ、ばななの作品の中で、新しくて、現代的をもたらす。
でも、彼女の伝統的を失わない。ばななは新しい要素を出すのは自分
の作品をもっと面白くする。ばななの小説は時々人間の生活について
て つ り
の哲理を表す。それは若い青春人物が短くて、有限な美しことの人生
を考えさせるのである。大きい理想を抱かないで、軽く思考するだけ。
生活に対する人物の感性はとても深い。人物は人生の悲しむ、優しく
思い込んでいる。すべてその感情は日本文学の伝統的である。その方
面から見えば、ばななは日本の心をめぐり合う。ばななは伝統文化と
現代文化、古いことと新しいことを上手に結合する。それで、ばなな
きょこう
は面白く物語りを虚構するのを作る。
ばななは日本の伝統文学の流れの中で小説家である。小説を通
して、彼女は現代若い者の生活について目付きを言及したい。同時に、
テーマを通して、ばななは読者に日本の若い者の精神的な生活につい
ての考え方を伝えたい。その隣、吉本の作品は読者に新しい認識をも
たらす。ばななは自分の作品と民族伝統について、相関を承認したこ
とがある。
61
伝統的と現代的、国際的と民族本色はすべて、ばななの作品の
中に結合されている。ばななの小説はさらさらな話し声で人物の内心
の色々な音調の感情を表す。美しい自然を通して、私たちに生活の美
しさ気がする。その上、ばななは女性的簡単な言葉、短い言葉を使っ
きんせいび
て、明るい文章は思想と語彙の均整美を作る。全部ことは他の作家と
違う特色な文体とばななを作ると言える。
3.6. 村上春樹と吉本ばなな
吉本ばななと一緒に村上春樹は日本の文学の展望の作家である。
村上春樹も日本の文学を特色づける作家の代表者である。村上春樹と
吉本ばななは新しいことに接近して、特色な文体である。そして、こ
の二人の作家は読者に人気がある。吉本ばななの作品は文学現象にな
って、新聞は二人の作家について話すとき、「春樹とばなな現象」と
いう文を使う。日本の現代文学は村上春樹と吉本ばななの名とは成功
する。
村上春樹(むらかみはるき、1949 年 1 月 12 日)は日本の小説
家で、米文学翻訳家である。村上は京都府京都市に生まれ、両親とも
に国語教師であり、本好きの親の影響を受けて大変な読書家に育つ。
わ せ
だ
早稲田大学第一文学部演劇科卒、ジャズ喫茶の経営を経てる。1979 年
に『風の歌を聴け』で群像新人文学賞を受賞した。村上春樹はアメリ
むらかみりゅう
カ文学から影響を受けた文体で都会生活を描く。 村 上 龍 とともに時
代を代表する作家と目される。1987 年に『ノルウェイの森』が発表さ
れた。そのあと、『ノルウェイの森』は 430 万部を売って、ベストセ
ラーとなる。それをきっかけに村上春樹ブームが起き、以後は国民的
支持を集めている。村上の作品は日本だけでなく、外国でも人気があ
る。2006 年に特定の国民性に捉われない世界文学へ貢献した作家に贈
62
られるフランツ・カフカ賞を受賞し、以後ノーベル文学賞の有力候補
と見なされている。
ばななと村上の作品の同じ点は現在日本の青少年の孤独なこと
を反映する。村上とばななの作品の中の表し方は違う。村上は痛烈に
悲劇を描く、ばななは軽く悲劇を受け入れる。ばななの作品の人物は
親しい人と恋人を悩んで、村上の作品の寂しさは独立に暮らし方を追
究するから、孤独に陥る。村上の作品の人物は現代的、自由に暮らす。
村上の作品は全体的には孤独感、静かな恐怖感、死生観をテーマとし
て構成されているように思われる。特に生と死については村上春樹の
作品に共通するテーマといえるものかもしれない。「死は生の一部と
してやってくる」、そして、生と死について考えさせられる。村上の
『ノルウェイの森』は色々な死があるが、悲しい空気で、重い気持ち
を作らないで、死の願望を際立つ。ばななの作品は色々な悲劇がある
が、人物は向上心である。
日本の文学は 11 世紀頃から今日までたくさんの作品が造られる。
村上春樹とばななの作品は日本の現代文学を目立つになる。村上の作
品の悲劇はまだ逃げ道がない、心の中の沈滞で、将来があまり明るく
ないと言われる。村上の作品を分析するとき、日本と外国の批評者は
「村上は世界を造る。その中では生活の沈滞に遭う人物は現代日本の
だこう
都市に沿って蛇行する。恋愛は出会う限る」という認定した。ばなな
のストーリーは始めからどんなに暗く、苦しくても、ストーリーが終
わるとき、じめじめな暗闇で光を気がする。それで、ばななの文章は
明るく、楽観である。『ノルウェイの森』の中で村上の人物は自分の
生活にまつわる疑惑で、存在を肯定するために、争うようにする。結
局、苦痛に負ける。ばななの人物は良い生きるために、道を見つける。
63
村上とばななは恋のテーマについて書く。ばななの作品の恋は
主にテーマである。ばななは同性愛や性転愛などのテーマが描かれて
いる。ばななは村上の作品の恋のような裸に恋を描かない。ばななの
作品は青少年の日本の習慣を反映する。村上の作品は現代文化の習慣
をもっとありありと表す。日本の現代文学の中では作家は重い精神の
傷について言及する。村上は戦争について言及して、ばななは家族の
面について言及する。村上の作品は西洋文化から影響される。ばなな
と村上の文体は現代的と伝統的を持つ。作品の中で村上はアメリカの
文学を抜く。ばななは日本の文学から影響される。特に、漫画(日本
少女漫画)から影響される。村上は社会や人間や歴史や地理や政治な
どテーマを作品に入る。それで、村上の作品の挿話は複雑になって、
内容が多様になる。ばななのストーリーは内容がもっと簡単だが、魅
力である。
他の特色な点は村上とばななも音楽から影響する。音楽は人物
の心の支えだった。
かぎ
村上春樹は現代文学の世界に入るために、鍵の一つである、吉
本ばななは精粋に生活の瞬間を描く作家である。村上とばななは独特
にストーリーの世界を造る。そして、村上とばななの作家の作品は世
界中の読者にアピールしていると言える。
64
結論
日本の文学は 11 世紀頃から今日までたくさんの作品造られて、と
ても豊かだと言われている。日本文学の中では俳句などの詩の分野と並
んで、小説は日本の文学の中で大きな位置を占めていると言える。そし
て、その内容は色々な分野に広がりと日本の文学の内容を豊かにしてい
る。日本の現代文学には優れた作家がたくさんいる。その中では吉本ば
ななは独特な作家の一人である。最初の作品から彼女の名は世界中に広
がっていった。そして、村上春樹と一緒にばななは日本の文学を特色づ
ける作家の代表者である。新しいこととは、新しさの中によく読むと古
いことを連想すると言われている。そして、新しいことと古いことはど
ちらが違うかと考えている。でも、文学の中で、新しいことと言えば、
作家の独特な文体だと言われている。それは作家の創造力の豊かさであ
る。吉本ばななはそんなに作家の一人である。ばななは現在、40 歳だが、
かねはら
彼女の名声と位置は人々に承認されている。山田あみ、金原ひとみなど
今若い者の生活について、生き生きと書いて、生活の苦しいことさえ、
楽しく見えるように描かれている。ばななは軽い作風で有名である。彼
女の作品の文章は深い意味があるが描かれ方は軽い。ばななは自分の回
りのことに鋭敏な作家である。ばななの作品の人物は家族との対立と恋
の悲劇に陥ることが多い。でも、彼らは強い意志で、悲しみを乗り越え
て、将来のいいことをよく考えている。ばななの小説のストーリーの世
界は狭くて、台所、ソファー、海の旅館など限られた世界である。彼女
の描く人物は日常の生活の平凡な人間である。読めば、読むほどばなな
の人物の精神の内側の世界は広くなってくる。
人物の話し声は冷静で、短くて、簡明な文体である。彼女の人物
は偉大な人物ではなく、彼らは社会の中の普通な人である。その平凡な
生活の
65
中に、吉本は広い精神の世界を描く。
他の作家と比べて、ばななの新しい文体は簡単で、短く、簡明で
ある。彼女の作品を貫き通しているものは個人の普通の生活、特に、若
い女性の生活である。ばななの作品は時々曖昧で、分かりにくく感じる。
彼女の作品の中では人物の心の内面の動きがたくさん描かれている。現
代の生活の中の人の気持ちは空虚で、むなし面がある。ばななの描かれ
ている人物は感情が細かくて、自分の意志を強く言い表す。同時に、個
人の心の底を表現しようという強い願望がある。彼女の作品の人物は実
際には存在しない。でも、現実はそんな人たちがいるにさせられる不思
議性がある。
村上春樹と吉本ばななは現代日本の文学を代表する二人である。
その二人の作家は人間の他の存在を洗い立てる。インタビューの中で、
若い作家に向けにアドバイスを求められたとき、ばななは「書いてくだ
さい。派手な方法と学説が必要ではない。他の人の言葉ではなく、自分
の言葉で表してください。」と言った。
人物の内側と感情を通して表すのはばななの作品の特色であり新
しさである。
ばななの文章は女性的で軽い文体であるとともに洗練そして深い
意味を持つ。そのことは他の作家と違う彼女の特色である。それは「ば
なな現象」といわれるものについて理解するための一つの答えである。
死や恋愛とともに同性愛や性転奐などのテーマが描かれている。
それらの作品の中で語られる内容の現代の社会の中の問題でもあると言
える。ばなながこのように作品の中の人間の死や生を描く中で社会問題
けいじ
についてさらりと掲示している。そして彼女の作品の中のはある面で重
い問題を重くではなくて、楽観的に受けとめ生き続けることを第一とし
て、生きていく姿が見られる。
66
それは自分の問題を深刻に思うのではなく、それも生きの一つと
考え、悲しみも楽しみとして受け入れて、現実を見つめて前向きに生き
ている。自殺や自暴自素ではなく、冷静に生きる、生活の意志が示され
ている。それで吉本ばななの作品のテーマであり人間の生き方の新しさ
を世界中の読者にアピールしていると考えられる。
67
参考文献
A. ベトナム語
1. Yoshimoto Banana, Tập truyện ngắn Thằn lằn, Nguyễn Phương Chi dịch,
NXB Văn học – Cty Nhã Nam, Hà Nội, 2006.
2. Yoshimoto Banana, Kitchen, Lương Việt Dzũng dịch, NXB Hội Nhà văn
– Cty Nhã Nam, Hà Nội, 2006.
3. Yoshimoto Banana, N.P, Lương Việt Dzũng dịch, NXB Đà Nẵng – Cty
Nhã Nam, Hà Nội, 2007.
4. Yoshimoto Banana, Vĩnh biệt Tugumi, Vũ Hoa dịch, NXB Đà Nẵng – Cty
Nhã Nam, Hà Nội, 2007.
5. Yoshimoto Banana, Amrita, Trần Quang Huy dịch, NXB Hội Nhà Văn –
Cty Nhã Nam, Hà Nội, 2008.
6. Eiichi Aoki (chủ biên), Nhật Bản - Đất nước và con người, NXB Văn học,
Hà Nội, 2006.
7. Nhật Chiêu, Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến 1868, NXB Giáo dục, Hà
Nội, 2003.
8. Lê Tiến Dũng, Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu, NXB Giáo
dục, Hà Nội, 1998.
9. Hà Minh Đức (chủ biên), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2008.
10. Nguyễn Hải Hà, Thi pháp tiểu thuyết L.Tônxtôi, NXB Giáo dục, Hà Nội,
2006.
11. Đào Thị Thu Hằng, Văn hóa Nhật Bản và Yasunari Kawabata, NXB Giáo
dục, Hà Nội, 2007.
12. Lí Kim Hoa, Để hiểu văn hóa Nhật Bản, NXB Văn nghệ, TP.Hồ Chí
Minh, 2006.
68
13. Nguyễn Thái Hòa, Từ điển tu từ - phong cách – thi pháp học, NXB Giáo
dục, Hà Nội, 2008.
14. Ngô Tự Lập, Văn chương như là quá trình dụng điển, NXB Tri thức, Hà
Nội, 2008.
15. Lê Ngọc Trà, Lý luận và văn học, NXB Trẻ, TP.Hồ Chí Minh, 2005.
16. Lộc Phương Thủy (chủ biên), Quan niệm văn chương Pháp thế kỉ XX,
NXB Văn học, Hà Nội, 2005.
B.日本語
17. 吉本ばなな、うたかた/サンクチュアリ、福武書店、東京、1989
18. 吉本ばなな、キッチン、福武書店、東京、1988
19. 吉本ばなな、TUGUMI、中央公論社、東京、1989
20. 吉本ばなな、とかげ、新潮社、東京、1993
21. 吉本ばなな、N.P、角川書店、東京、1990
22. 吉本ばなな、B 級 Banana、福武文庫、東京、1995
23. 吉本ばなな、対談集、福武文庫、東京、1993
C. ウェブサイト
24. http://vi.wikipedia.org/wiki/Yoshimoto_Banana/2009/05
25. http://evan.vnexpress.net/News/chan-dung/2009/05
26. http://evan.vnexpress.net/News/diem-sach/2009/05
27. http://evan.vnexpress.net/News/diem-sach/2009/05
28. http://evan.vnexpress.net/News/diem-sach/2009/05
29. http://evan.vnexpress.net/News/diem-sach/2009/06
30. http://evan.vnexpress.net/News/diem-sach/2009/06
31. http://tapchisonghuong.com.vn/index.php/2009/07
69
32. http://thptgiadinh.com/2009/07
33. http://evan.com.vn/2009/07
34. http://evan.com.vn/2009/07
35. http://Bookslut.com/2009/08
36. http://xaluan.com/modules.php/2009/08
37.http://vietnamsach.com.vn/ /2009/08
38. http://chiasecuocsong.info/showthread.php?/2009/08
39. http://ttvnol.com/forum/tacphamvanhoc/2009/08
40. http://evan.vnexpress.net/News/phe - binh/2009/08
41.http://sushi.comenthorizon.com/archives/Kitchen/2009/09
42. http://vietbao.vn/van-hoa/2009/09
43.http://hisatez.hp.infoseek.co.jp/ /2009/08
44.http://comet.tamacc.chuou.ac.jp/よしもとばなな論/2009/10
45. http://ja.wikipedia.org/wiki/2009/08/よしもとばなな
46. http://asahi-net.or.jp/2009/07/表現について読者作文
47. http://dspace.wul.waseda.ac.jp/2009/10
70
付録
吉本ばななの有名な作品を紹介する。
写真1:吉本ばななの「人生の旅をゆく」
http://www.cyzowoman.com/2009/08/post_788.html
71
写真2:吉本ばななの「とかげ」
http://www.geocities.co.jp/Bookend-Ryunosuke/7115/Book/
72
写真3:吉本ばななの「キッチン」
http://www.geocities.co.jp/Bookend-Ryunosuke/7115/Book/
73
写真 4:吉本ばななの「アムリタ」
http://www.geocities.co.jp/Bookend-Ryunosuke/7115/Book/
74
写真 5:吉本ばななの「N.P」
http://www.geocities.co.jp/Bookend-Ryunosuke/7115/Book/
75
写真 6:吉本ばななの「TUGUMI」
http://www.geocities.co.jp/Bookend-Ryunosuke/7115/Book/
76